Những Nữ Tu Nhà Kín Người Việt Ở Belgium

Ngôi làng Boussu ở Bỉ, cách thủ đô Bruxelles khoảng trăm kilômét, có Giòng Kín Boussu, mà toàn thể các nữ tu Việt Nam sinh sống và tu học tại đây thường gọi là Nhà Kín Boussu.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009.04.23
Các Sơ Việt Nam chụp tại Nhà Kín Boussu ở Bỉ năm 2007 Các Sơ Việt Nam chụp tại Nhà Kín Boussu ở Bỉ năm 2007
Photo courtesy from Soeur Lucie

Nhà Kín Boussu với hầu hết xơ Việt Nam hiện diện tại Bỉ ba mươi bốn năm, bằng thời gian lưu lạc của người Việt xa xứ sau biến cố 30 tháng Tư 1975. Những nữ tu thầm lặng trong bốn bức tường Giòng Kín, cũng đã vì ngày 30 Tháng Tư,  mà từ Nhà Kín vùng Biển Hồ Campuchea bước ra một  cuộc phiêu lưu tưởng như vô định trước khi tới được Nhà Kín Boussu ở Bỉ.

Lịch sử Nhà Kín Việt Nam ở Campuchea khởi sự năm 1919, khí Giòng Kín Sài Gòn trực thuộc Giòng Kín Lisieux ở Pháp sang vùng Biển Hồ có đông người Việt ở xứ Chùa Tháp.

Nhà Tu Kín ở Biển Hồ 

Lịch sử Nhà Kín Việt Nam ở Campuchea khởi sự năm 1919, khí Giòng Kín Sài Gòn trực thuộc Giòng Kín Lisieux ở Pháp sang vùng Biển Hồ có đông người Việt ở xứ Chùa Tháp.

Biển Hồ hay còn gọi là Xóm Biển, là nơi xảy ra vụ khoảng bảy trăm ngư dân người Việt bị dân bản xứ bắt giết và thả trôi sông năm 1970. Rất may là mười  tám nữ tu Việt trong Nhà Kín Biển Hồ không hề hấn gì, chỉ phải tội sống trong sợ hãi loạn lạc triền miên cho đến cận ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì phải rời Biển Hồ để rồi di tản sang tận nước Bỉ.   

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, từ Nhà Kín Boussu, xơ Thérèse hồi tưởng lại:

Một tuần trước khi rời biển hồ là bởi vì rocket bắn quá sức rồi, bắn vô thành  phố  mà chúng em  ở cách một con sông Tonglesap là con sông từ Biển Hồ đi ra cho nên rocket cứ đi ngang  nhà giòng, thấy là không có ổn rồi.

Trước tình thế nguy ngập đó, Đức Giám Mục vùng Biển Hồ bảo các xơ Nhà Kín phải di tản. Từ Seam Reap xuống Phnom Penh, từ Phnom Penh qua Bangkok, con đường quả là quá dài đối với các nữ tư Nhà Kín bổng dưng bị bứt ra khỏi nếp sống trầm lặng.  

Trước tình thế nguy ngập đó, Đức Giám Mục vùng Biển Hồ bảo các xơ Nhà Kín phải di tản. Từ Seam Reap xuống Phnom Penh, từ Phnom Penh qua Bangkok, con đường quả là quá dài đối với các nữ tư Nhà Kín bổng dưng bị bứt ra khỏi nếp sống trầm lặng.  

Bởi vì ý của Đức Cha muốn chúng em đến Bangkok hai ba tuần lễ, nếu bằng yên thì hãy trở về Xóm Biển. Nhưng mà hai tuần sau thì Miên Đỏ vô chiếm thành phố Nam Vang, đuổi hết người ra khỏi thành phố . Nghĩa là người ta đi bộ hàng mấy ngày mấy đêm mấy chục cây số cả trăm cây số. Thành phố Nam Vang lúc đó là trống tuếch…

Mẹ Gertrude người Bỉ

Cơ may nào run rủi các xơ Việt trong Nhà Kín Biển Hồ tới tận làng Boussu của nước Bỉ và lưu lại đây ba mươi bốn năm qua? Vẫn xơ Thérèse :

Thì chúng em có một Mẹ Bề Trên , mẹ Gertrude là người Bỉ, hỏi chúng em muốn đi đâu, muốn đi Pháp hay muốn trở về Việt Nam. Chúng em nói bây giờ Việt Nam cũng không ổn, trở về Xóm Biển thì hoàn toàn hết hy vọng rồi, đi Pháp thì cũng không có nhà giòng nào quen với chúng em. Vì thế Mẹ Bề Trên viết thơ xin Cha Giám Tĩnh ở Bỉ này, xin cho chúng em qua Bỉ di cư lánh nạn.

Nhưng cuộc hành trình sang Bỉ của các xơ Việt trong Nhà Kín Biển Hồ nghe ra không đơn giản , đặc biệt đối với những người quanh năm suốt tháng chẳng  ra khỏi khuôn viên nhà giòng , ít tiếp xúc với người ngoài như các xơ của nhà tu  kín.

Xơ Lucie, hiện tại là Mẹ Bề Trên tại Nhà Kín Boussu, vẽ lại con đường di tản từ Xóm Biển xuống Phnom Penh trong cảnh chạy giặc . Mười chín nữ tu lúc đó , gồm mười tám xơ Việt củng Mẹ Bề Trên người Bĩ, may mắn được sự giúp đỡ ngẫu nhiên cho cả đoàn lên máy bay đi Phnom Penh:

Nhưng cuộc hành trình sang Bỉ của các xơ Việt trong Nhà Kín Biển Hồ nghe ra không đơn giản , đặc biệt đối với những người quanh năm suốt tháng chẳng  ra khỏi khuôn viên nhà giòng , ít tiếp xúc với người ngoài như các xơ của nhà tu  kín.

Người quen này là người Việt Nam mà có chồng người Tây  Ban Nha, lúc đó làm Consul De L’Espagne, Lãnh Sự Tây  Ban Nha ở Phnom Penh, đã can thiệp trước với chỗ cảnh sát ở đây mà mình không biết. Hai mươi năm sau  gặp lại người quen này thì họ mới nói .

Tại vì xơ là người sinh trưởng trên Nam Vang mà đi tu lâu  rồi đâu có biết đường đi nước bước. Gặp cô người quen này thì cô can thiệp Bộ Ngoại Giao thì họ giàn xếp hết rồi.

Chưa bao giờ tiếp xúc với xã hội 

Xuống tới  Nam Vang tức Phnom Penh, các xơ Nhà Kín Biển hồ phải tìm cách sang Bangkok như  lời căn dặn của Đức Cha Bề Trên. Từ lúc này, xơ Lucie mới hiểu ra là các nữ tu không hề biết  xoay sở và chừng như chỉ nhờ vào phép lạ an bài . Với các xơ lúc ấy thì bảo đi Bangkok là đi chứ thực lòng không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra cho mình:

 Khi mình xuất ngoại ra nước khác thì passport không chưa đủ mà còn phải chích ngừa. Cái này  cũng là một phép lạ nho nhỏ nữa. Khi  xơ phải tới nơi chỉ định chích ngừa thì ở đó đầy người hết rồi, nhất là người Tàu,  họ chi tiền cho mấy người làm việc ở đó nhiều lắm .

Từ lúc này, xơ Lucie mới hiểu ra là các nữ tu không hề biết  xoay sở và chừng như chỉ nhờ vào phép lạ an bài

Bước vào thấy đông quá mình mới gặp một nhân viên trong văn phòng, mới hỏi bây giờ muốn chích ngừa cho mười chín  chị em trong cộng đoàn và chúng tôi phải đi ngày thứ Tư. Hỏi kiểu này thì chỉ có mấy bà xơ kín không biết chuyện đời bao nhiêu mới dám hỏi vậy thôi…

May đâu khéo là may, trong lúc xơ Lucie đánh bạo hỏi han một nhân viên như vậy thì bà giám đốc cơ sở đi ngang  qua và nghe thấy cuộc đối thoại. Sau đó, bà cho mời xơ Lucie lên văn phòng rồi bảo người nhân viên lúc nãy mà cũng chính là thư ký của bà, cấp cho xơ Lucie mười chín cuốn sổ đi chích ngừa.

Chuyến di tản đầy phép lạ 

Ngày 4 tháng Tư năm 1975 mười tám xơ Việt cùng Mẹ Bề Trên người Bỉ  lên đường qua Thái Lan. Tới phi trường quốc tế Dong Muang ở Bangkok thì khó khăn xảy ra:

Buổi sáng ngày 4 ra sân bay Pochentong, trong lúc máy bay lên hay đáp xuống thì đạn rớt chung quanh vậy đó. Thì các xơ lên máy bay đi .

Trong thời gian chạy giấy tờ ra đi từ Kampuchea qua Thái Lan thì toà đại sứ Thái tại Bangkok lúc đó đã rút về nước, để lại thông cáo là tất cả những người ngoại quốc có thể vô Bangkok mà không cần visa. Đến phi trường quốc tế Dong Muang ở Bangkok thì : 

Đối  với Bangkok mình không phải là người ngoại quốc. Người ngoại quốc của họ chẳng hạn như người Âu người Mỹ chứ không phải là mình. Cho nên xuống tới phi trường thì họ gạn lại hết, họ đóng dấu trên giấy  của mình là nhập cảnh bất hợp pháp.

Lúc đó thì cứ tưởng tượng những người ở trong bốn vách tường nhiều chục năm rồi,  ra như vậy thì nó lạc hướng , cho nên các xơ kinh hoàng lắm, ngồi đó là đọc kinh thôi chứ biết làm sao

Lúc đó thì cứ tưởng tượng những người ở trong bốn vách tường nhiều chục năm rồi,  ra như vậy thì nó lạc hướng , cho nên các xơ kinh hoàng lắm, ngồi đó là đọc kinh thôi chứ biết làm sao? Mà ở dưới Toà Giám Mục Nam Vang có thông báo cho Toà Khâm Sứ ở Bangkok hay rằng các chị sẽ lên và trên đó nói sẽ gởi ông thư ký của Toà Khâm Sứ ở Bangkok đến đón.

Mà cũng rũi  là ông thư ký này phải đi một sân bay khác để đón một người khác. Lúc đó thì phải ngồi ở đấy  và chỉ biết cầu nguyện thôi. Một lát sau thì ông  thư  ký tới , sau khi làm việc với người ở phi trường rồi  đưa các xơ ra ngoài thì mới gặp được một vài người mà Nhà  Kín Bangkok gởi tới đón các xơ.

Tới Bangkok ngày 4 tháng Tư, ngày 17 tháng Tư  thì hay tin  Phnom Penh thất thủ, con đường trở về Xóm Biển Kampuchea của các xơ Nhà Kín  nghẽn lối.

Sau khi hỏi ý kiến các xơ, Mẹ Bề Trên lúc ấy là xơ  Gertrude bèn ra toả đại sứ Bĩ ở Bangkok để xin cho mười  tám xơ Việt qua Bĩ tị nạn:

Đây là những chi tiết thôi nhưng nếu  là người trong cuộc mình mới thấy cái việc như Chúa quan phòng chuẩn bị cho mình hết rồi. Lúc đó mọi người quyết định phải đi Bĩ rồi. Mà muốn qua Bĩ thì ngoài visa nhập cảnh thì đối với nữ tu Giòng Kín mình còn phải có phép phải có Nhà Kín ở bên Bĩ này nhận.

Lúc tới Bangkok thì ở đó có mấy người Việt Nam quen với gia đình của các xơ đến thăm. Trong số này có một cô đến thăm Mẹ Gertrude, Mẹ nói muốn gởi một cái thơ đi Bĩ cho Cha Bề Trên Tĩnh Giòng ở đó.

Và điều kỳ diệu nào nữa đã xảy ra cho các nữ tu Nhà Kín Biển Hồ? Không ai có thể ngờ là toàn  thể các nữ tu cao niên người Bĩ ở Giòng Kín Boussu , sau khi hội ý, đã thuận dọn ra, nhường chỗ cho các nữ tu Nhà Kín Việt Nam

Không ngờ là người được hỏi lại cho biết sẽ lên đường sang Bĩ ngày mai và có thể mang theo bức thư mà xơ Gertrude gởi cho Cha Bề Trên Tĩnh Giòng tên Antoine Marise ở bên Bĩ . Cô còn nói linh mục Antoine Marise  chính là cha linh hướng của cô.

Kịp khi thơ trao đến tay linh mục Antoine Marise thì tin tức về mười mấy nữ tu Việt Nam di tản  từ Nhà Kín Biển Hồ Kampuchea sang Thái Lan và đang xin qua Bĩ tị nạn được mọi người biết tới.  

Và điều kỳ diệu nào nữa đã xảy ra cho các nữ tu Nhà Kín Biển Hồ? Không ai có thể ngờ là toàn  thể các nữ tu cao niên người Bĩ ở Giòng Kín Boussu , sau khi hội ý, đã thuận dọn ra, nhường chỗ cho các nữ tu Nhà Kín Việt Nam. Đến lượt xơ Thérèse kể tiếp:

Cha Giám Tĩnh mới đề nghị với Mẹ Bề Trên ở đó . Trong vòng bốn mưới tám tiếng đồng hồ thì các chị đồng ý bầu phiếu hết. Tất cả đều ưng thuận nhường nhà …

Chúng em lúc đó là mười tám người. Nhà chúng em đang ở hiện tại là ba mươi bốn năm trước đó các bề trên đã định là  vài năm nữa mà không có thêm ơn gọi thì sẽ nhập chung lại với một nhà giòng khác cho có số đông hơn. Rồi thì nghe cái tin có mười tám chị Nhà Kín xứ Cao Miên hoàn toàn là người Việt Nam , chỉ có một mình Mẹ Bề

Trên là người Bĩ, cho nên Cha Giám Tĩnh mới đề nghị với Mẹ Bề Trên ở đó . Trong vòng bốn mưới tám tiếng đồng hồ thì các chị đồng ý bầu phiếu hết. Tất cả đều ưng thuận nhường nhà …

Vui buồn trên đất Bỉ

Ngày 21 tháng Tư  1975, các nữ tu Việt Nam của Nhà Kín Biển  Hồ lên đường sang Bĩ, bắt đầu cuộc sống tị nạn. Ngày 30 tháng Tư, các xơ được tin quân miền Bắc vào Sài Gòn, hàng trăm ngàn người tìm đường ra khỏi nước.

 Ba mươi bốn năm qua,  con số mười tám nữ tu Việt Nam trong độ tuổi trung niên hoặc trẻ hơn ở Nhà Kín Boussu  chỉ còn lại năm vì những xơ  cao tuổi lần lượt ra đi. Mẹ Bề Trên của Nhà Kín Boussu hiện giờ là xơ Lucie, người đã thuật lại chuyến di tản khá là hồi hộp của các xơ đến với quí vị.

Năm 1983, một nữ tu Việt Nam đến từ Mỹ và hai xơ Việt Nam khác từ tỉnh  Changthaburi ở Thái Lan đã sang tu tập tại Nhà Kín Boussu . Theo lời xơ Thérèse, tất cả bảy xơ  trẻ đến với Nhà Kín Boussu  sau này đều là người Việt Nam.

 Ba mươi bốn năm qua,  con số mười tám nữ tu Việt Nam trong độ tuổi trung niên hoặc trẻ hơn ở Nhà Kín Boussu  chỉ còn lại năm vì những xơ  cao tuổi lần lượt ra đi. Mẹ Bề Trên của Nhà Kín Boussu hiện giờ là xơ Lucie

Dân làng Boussu ở Bĩ nhìn Nhà Kín Boussu của các nữ tu Việt Nam ra sao? Theo lời xơ Thérèse thì thoạt đầu không mấy ai có thiện cảm:

Thoạt đầu đó, cỡ chừng lối một năm chúng em bịnh rồi phải đi nằm bệnh viện. Có hai bà đầm đến thăm em tại bịnh viện mới nói với em rằng bây giờ thì chúng tôi thương các xơ thật, nhưng mà cái hồi những ngày mà nghe Cha Bề Trên rao trong thánh  lễ là  các xơ Bĩ nhường nhà cho các xơ Việt Nam các xơ Bĩ phải di tản ra  hết thì chúng tôi nói để mặc kệ các chị Việt Nam sống với nhau , chúng tôi không có bước chân đến Nhà Kín nữa.

Thế rồi thái độ xa lạ của người làng Boussu đối với Nhà Kín Việt Nam thay đổi hẳn đi. Xơ Thérèse giải thích tiếp:

Chắc là nhờ người Việt Nam mình có lòng  nhẫn nạị. Mình sống một cách âm thầm với tư cách người di cư mà sống biết ơn giáo xứ này đã đồng ý cho mình đến cư ngụ ở đây.

Mình đã gây được cảm tình với họ , cho nên sau cái bà đầm đó gặp  em đã nói là bây giờ tôi xin xơ nghen, khi nào khỏi bịnh trở về nhà thì trình lại với Mẹ Bề Trên với các xơ là bây giờ chúng tôi thương các xơ lắm, nếu như thể mà Việt Nam hay Miên mà có được bình an thì đừng có bỏ chúng tôi mà trở về xứ Miên hay về Việt Nam nghen, ở lại đây với chúng tôi.

Câu chuyện của Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, bước chân viễn xứ của các nữ tu Nhà Kín Việt Nam từ Sài Gòn đến Biển Hồ xứ Chùa Tháp ,  từ Thái Lan trên đường di tản sang ngôi làng Boussu của Bĩ ba mươi bốn năm nay.

Thanh Trúc kính chào tạm biệt và xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.