Ngày Quốc tế Nhân quyền không quên tù nhân lương tâm

Ngày 10 tháng Mười Hai mỗi năm là ngày Nhân Quyền Quốc Tế, năm nay rơi vào thứ Bảy tuần này. Tối nay, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi trình bày câu chuyện liên quan đến hoàn cảnh sống của gia đình các Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011.12.08
Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài được trả tự do Ngày 06/03/2011 Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài được trả tự do , sau khi phải thụ án 4 năm tù giam vì bị cáo buộc “Tuyên truyền chống phá Nhà nước” (theo điều 88).
Source luongtamconggiao

Nhân quyền và điều khoản 88 Bộ Luật Hình Sự

Chính phủ Việt Nam thường khẳng định ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị, có nghĩa những nhà hoạt động dân chủ, tranh đấu nhân quyền trong nước đều là những người phạm luật, đúng ra là vi phạm điều khoản 88 Bộ Luật Hình Sự với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước hoặc âm mưu lật đổ chính phủ. Đó là lý do họ bị sách nhiễu, bị bắt bớ giam cầm và bị quản chế.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, như Human Right Watch chẳng hạn, cho rằng quan điểm  bất đồng chính kiến hay phản kháng là phạm pháp, mà chính phủ Việt Nam chủ trương, chẳng những cố tình phủ nhận những quyền căn bản của con người đã được ghi trong hiến pháp, mà còn chà đạp nhân quyền của những người bị cáo buộc và bị giam giữ vì tội chống phá nhà nước. Với bên ngoài, họ là những tù nhân chính trị hoặc tù nhân lương tâm chứ không phải những tội phạm.
Nhưng khi bắt tôi thì họ khép tôi vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hòa  Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong khi các bài viết của tôi chỉ nói  về các quyền của con người và một nền chính trị tự do dân chủ hơn.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Luật sư Nguyễn Văn Đài, từng là tù nhân lương tâm trong bốn năm và hiện đang bị quản chế thêm bốn năm nữa, vì những bài viết kêu gọi dân chủ và cổ võ cho nhân quyền ở trong nước:
Nhưng khi bắt tôi thì họ khép tôi vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hòa  Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong khi các bài viết của tôi chỉ nói  về các quyền của con người và một nền chính trị tự do dân chủ hơn.  

Sức chịu đựng vô hạn của người phụ nữ Việt

Chị Hồ Thị Bích Khương (aó trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009 sau đó chị bị bắt giam đến nay.RFA file
Chị Hồ Thị Bích Khương (aó trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009 sau đó chị bị bắt giam đến nay.RFA file
RFA file
Người bị tù tội mất tự do đã đành, hoàn cảnh của cha mẹ vợ con họ ngoài đời cũng bị ảnh hưởng theo. Bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải hiện không ai rõ bị giam giữ nơi nào, khẳng định:
Kể cả những người không đi tù đi chăng nữa, đang ở hoàn cảnh gọi là trong tầm ngắm của họ, thì đời sống rất khó khăn chứ không phải cứ gì tù nhân đâu. Tôi khẳng định một điều là gia đình của những tù nhân đó, cộng với những người hoặc những tổ chức nào mà người ta nhòm ngó thì đều có cuộc sống khó khăn về cả tinh thần.
Đơn giản như con cái tôi đi học cũng rất khó đi làm cũng rất khó. Họ có thể đến nhà thấy cô giáo họ có thể đến những cơ quan những nơi con cái mình đến xin việc. Nếu có chuyện gì họ muốn ép bố mẹ chúng họ đưa những đứa con của gia đình vào cái việc đó. Mình là nạn nhân của họ trong tất cả mọi trường hợp cho nên mình hiểu những chuyện ấy ghê lắm.

Người thứ hai, bà Nguyễn Thị Lành,  vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hoá, bị giam cả năm nay tại nhà tù Nam Hà mà tin nói có thể ra tòa cuối tháng này:  
Nói chung phải hết sức lo liệu để mà nuôi con thôi chứ còn rất hạn hẹp trong thời điểm này. Anh Tôn nhờ công an gọi điện bảo tôi tiếp tế cho anh mà tiền bạc thì chẳng còn. Thằng cháu lớn chuẩn bị thi đại học mà tiền chưa có nộp, hai nữa cháu bị mật tràn vào dạ dày với bịnh tim đập chậm. Còn một cháu mười bốn mười lăm tuổi mà còi cọc chậm lớn. Bố chồng thì bệnh phổi, ông sợ là trước ngày anh ấy về thì ông đã qua đời.
Đồng cảnh ngộ với mục sư Nguyễn Trung Tôn, chị Hồ Thị Bích Khương, cũng bị giam giữ ở Nam Hà, có đứa con trai duy nhất thì đã bỏ học sống lang thang lây lất. Chị Hồ Thị Lan, chị ruột Bích Khương, cho biết:
Nói chung hoàn cảnh Bích Khương thì khó khăn toàn diện. Một năm rồi, hiện hồ sơ đã chuyển về bên Viện Kiểm Sát rồi, nghe nói đang hoãn đến cuối tháng Mười Hai mới xử.
chị Hồ Thị Bích Khương, cũng bị giam giữ ở Nam Hà, có đứa con trai duy nhất thì đã bỏ học sống lang thang lây lất. Chị Hồ Thị Lan, chị ruột Bích Khương, cho biết: Nói chung hoàn cảnh Bích Khương thì khó khăn toàn diện.
Hãy còn bao nhiêu là  những câu chuyện buồn về tình cảnh những gia đình có chồng, cha, anh , em , bị bắt giữ bị giam cầm vì vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự . Chị Huyền Trang, vợ tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, bị bắt năm 2008 với bản án bốn năm giam bốn năm quản chế, thuật lại tình cảnh đơn chiếc của ba mẹ con chị và tình cảnh những người vợ của những tù nhân khác mà chị biết:
Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) ảnh chụp năm 2004
Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) ảnh chụp năm 2004. RFA file
RFA file
Từ khi vắng anh thì cuộc sống ba mẹ con rất vất vả. Một mình em thì công việc cũng chỉ đơn thuần là công nhân thôi. Đi làm hàng ngày em phải đi về cả sáu mươi cây số. Lương cũng chỉ tối thiểu là lương của công nhân bình thường, cũng ít ỏi và hạn chế.
Còn ví dụ như cô Nga vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bản thân cô bị bệnh tiểu đường, hàng tháng  đi thăm nuôi chú thì đường từ nhà cô đến trại giam rất xa, đi mấy chặng ô tô mới tới. Em rất cảm động trước tình cảnh của cô ấy.
Và theo em được biết thì cả chị Bùi Thị Lề vợ anh Nguyễn Văn Túc, cũng bị án bốn năm với ba năm quản chế. Chị Lề thực sự gia đình hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân chị đi theo đám phụ xây (phụ hồ), rất vất vả. Hai đứa  con cũng lớn nên cũng tốn kém, bản thân chị thì yếu mà cứ phải đi làm việc nặng nhọc lắm!

Chị Lề thực sự gia đình hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân chị đi theo đám phụ xây (phụ hồ), rất vất vả. Hai đứa  con cũng lớn nên cũng tốn kém, bản thân chị thì yếu mà cứ phải đi làm việc nặng nhọc lắm!
Ngoài ra thì có chị Tươi ở Lạng Sơn là vợ của anh Vi Đức Hồi. Án  của anh ấy là năm năm. Chị Tươi ở nhà thì cũng có hai mẹ con thôi. Khi nào muốn thăm anh thì chị phải đi từ chiều hôm trước, ghé qua nhà em xong rồi hai chị em cùng đi, đến tận chiều hôm sau chị mới về lại nhà. Từ ngày vắng anh ấy thì chính quyền địa phương hầu như cô lập  nhà chị với tất cả mọi người chung quanh.

Tù Nhân Lương Tâm viết bằng chữ hoa

Hôm 25 tháng Mười Một năm 2011 vừa qua, luật sư Nguyễn Văn Đài, được ra tù tháng Ba vừa rồi, thảo một  bức thư nhắc nhở hoàn cảnh khó khăn đau buồn của thân nhân vợ con những người mà ông trang trọng viết bằng chữ hoa là những Tù Nhân Lương Tâm:
Bởi vì thông thường Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng Mười Hai thì các tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước và những tổ chức thường nhắc đến người tù chính trị hay người tù lương tâm ở Việt Nam. Trong trường hợp này thì tôi muốn tất cả mọi người lưu ý đến vợ con và bố mẹ những người tù.
Những Tù Nhân Lương Tâm khi còn ở với gia đình và chưa bị bắt thì họ là những lao động trụ cột. Nhưng từ khi bị bắt thì tất cả gánh nặng gia đình đặt trên vai của người vợ. Tôi cũng muốn nhắc đến con của những
Logo của Tù Nhân Lương Tâm Prisoners Of Conscience Fund.  Source tnlt.net
Logo của Tù Nhân Lương Tâm Prisoners Of Conscience Fund. Source tnlt.net
Source tnlt.net
người tù thiếu vắng sự chăm sóc của cha, muốn nhắc đến bố mẹ của những tù nhân lương tâm cũng thiếu vắng sự chăm sóc của người con.
Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tôi muốn người ở ngoài cũng như cộng đồng quốc tế hãy quan tâm đến  những tù nhân lương tâm  ở Việt Nam, quan tâm đến vợ con bố mẹ của họ, dành cho họ sự giúp đỡ về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần.
LS. Nguyễn Văn Đài
Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tôi muốn người ở ngoài cũng như cộng đồng quốc tế hãy quan tâm đến  những tù nhân lương tâm  ở Việt Nam, quan tâm đến vợ con bố mẹ của họ, dành cho họ sự giúp đỡ về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần. Đó là những gì tôi muốn gởi qua lá thư của mình.
Ngoài lời kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm, bởi theo ông họ thực sự không có tội  và không bao giờ muốn lật đổ chính phủ, luật sư Nguyễn Văn Đài còn đề cập đến một tổ chức có tên là Quĩ Tù Nhân Lương Tâm ở Australia, thành lập từ năm 2009, từng nâng đỡ và hỗ trợ  khi ông vừa ra tù mấy tháng trước:
Một quĩ dành cho tù nhân lương tâm và giúp đỡ cho gia đình vợ con của họ là một điều hết sức cần thiết. Thực tế ở Úc đã có một Quĩ Tù Nhân Lương Tâm do một số người Việt yêu nước ở Úc thành lập.
Bằng khả năng hạn hẹp của mình, quĩ này đã giúp đỡ rất nhiều những người tù. Bản thân tôi khi mới ra tù cũng được họ giúp đỡ. Sau khi tìm hiểu tôi thấy Quĩ Tù Nhân Lương Tâm này rất hữu ích, tuy rằng vật chất không lớn nhưng mà có ý nghĩa giúp đỡ những khó khăn trước mắt, động viên khích lệ những người đang bị giam cũng như người mới ra tù cũng như vợ con của họ nữa trong khi chính họ phải vượt qua thử thách.

Từ Australia, ông Phùng Mai, một trong những người sáng lập và hiện làm chủ tịch Quĩ Tù Nhân Lương Tâm, giải thích trước  đó tổ chức chỉ là một hội có tên Hội Bảo Vệ Nhà Văn Trần Khải Thanh Thuỷ. Từ chỗ này, khi lập nên Quĩ Tù Nhân Lương Tâm và để chính thức hóa thì tổ chức đã ghi tên với chính quyền địa phương cũng như với hội đồng thành phố:
Tên gọi Quĩ Tù Nhân Lương Tâm Prisoners Of Conscience Fund có nghĩa là chúng tôi hướng về người Việt, dành cho những tù nhân đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam.
Quĩ Tù Nhân Lương Tâm này rất hữu ích, tuy rằng vật chất không lớn nhưng mà có ý nghĩa giúp đỡ những khó khăn trước mắt, động viên khích lệ những người đang bị giam cũng như người mới ra tù cũng như vợ con của họ nữa trong khi chính họ phải vượt qua thử thách.
LS. Nguyễn Văn Đài
Những người đã ra tù mà có những khó khăn về kinh tế và công việc làm thì chúng tôi có một phần giúp đỡ  họ. Còn những ai đang ở trong tù thì chúng tôi liên lạc với gia đình họ để gởi về  ít quà cho gia đình có phương tiện thăm nuôi. Dĩ nhiên có sự lựa chọn, khó khăn nhiều thì chúng tôi ưu tiên hơn.

Quĩ Tù Nhân Lương Tâm không phân biệt sắc tộc

Theo số liệu của Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền, hiện có từ ba đến bốn trăm người Thượng thuộc các sắc tộc Ê Đê, J’rai, B’nar và K’hor, đang bị giam giữ trong tù. Họ theo đạo Tin Lành, một số là truyền đạo, một số là tín hữu, nhiều người khác thì tham gia biểu tình đòi đất và đòi quyền lợi từ những năm 2002.  
Chị A Mi Hiêm, người sắc tộc Ê Đê, vợ của tù nhân lương tâm Y Rir1 Niê, bị kêu án mười hai năm tù giam từ 2004, nói với Thanh Trúc là ngoài  chồng bà thì còn ba người khác lãnh án tù từ mười tới mười một năm rưỡi :
Khó khăn lắm, tiền ăn học cho con thì không đủ, bản thân chị bị viêm gan B với cu Út ở nhà cũng bị viêm gan B. Ăn thì cũng không đủ phải vay mượn, nhà không đủ ăn tại vì không có người làm, mất đàn ông ở nhà thì cũng vất vả, bản thân mình cũng đau ốm miết. Mất chồng thì đâu có ai làm rẫy nữa đâu, tự bản thân mình lo liệu thế này thế kia thì vừa làm vừa khóc thôi.
Thỉnh thoảng chị A Mi Hiêm lại được công an mời đi làm việc như lời chị kể:
Như ngày 14 tháng Chín họ mời ra huyện hai lần, họ nói chuyện này chuyện kia nhưng mà ở nhà đâu có làm gì đâu. Chiều nay thì cũng có hai người xuống nhà, hai người công an đó, lâu lâu họ xuống nhà  họ hỏi thăm thế này thế kia, nhưng mà kể trong điện thoại này cũng khó lắm cô à. Ở trong làng của chị thì còn bốn người cũng như chồng của chị đó, cũng khó khăn hết. Em chồng của chị thì mười một năm, ông dượng của chị thì mười một năm rưỡi, em rể thì mười năm.
Chính vì thế mà Quĩ Tù Nhân Lương Tâm của người Việt ở Australia đang hướng về những người họ gọi là đồng bào Thượng với cuộc sống khó khăn vì có người nhà bị bắt giữ bởi lý do chính trị. Theo ông Phùng Mai, giúp người Thượng đang bị cầm tù là vấn đề nhân bản như lời luật sư Nguyễn Văn Đài đề nghị với Quĩ Tù Nhân Lương Tâm:
Chúng tôi đang hướng về những đồng bào Thượng ở Ban Mê Thuột. Trước tiên là vấn đề kinh tế để họ có phương tiện đi thăm chồng họ. Cái thứ hai để cho họ biết người Kinh không khác người Thượng. Thậm chí hiện nay họ có thể hiểu lầm người Kinh là tầng lớp cai trị họ.
ông Phùng Mai
Bởi vì anh ở trong trại giam Nam Hà thì có rất nhiều người Thượng trong đó, anh đã lên tiếng với Quĩ Tù Nhân  Lương Tâm là hãy hỗ trợ những người này bởi vì người ta nghèo lắm, phương tiên từ miền Trung tới trại giam Nam Hà rất là khó khăn. Chúng tôi đang hướng về những đồng bào Thượng ở Ban Mê Thuột. Trước tiên là vấn đề kinh tế để họ có phương tiện đi thăm chồng họ. Cái thứ hai để cho họ biết người Kinh không khác người Thượng. Thậm chí hiện nay họ có thể hiểu lầm người Kinh là tầng lớp cai trị họ. Đó là lý do chúng tôi đáp lại lời yêu cầu của luật sư Nguyễn Văn Đài và chúng tôi đáp lại. May mắn luật sư Đài luôn luôn là cái nhịp cầu để chúng tôi có thể giúp đỡ các tù nhân lương tâm ở Ban Mê Thuột.
Đó là câu chuyện liên quan đến Ngày Quốc Tế Nhân Quyền,  kêu gọi sự chú ý đến thân nhân vợ con của Tù Nhân Lương Tâm người Kinh cũng như  người Thượng từ luật sư tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài.
Để kết thúc bài này, niềm mơ ước và sinh hoạt của Quĩ Tù Nhân Lương Tâm nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 Tháng Mười Hai năm nay:
Chúng tôi may mắn có một họa sĩ ở bên Pháp, họa sĩ Trần Lân, vẽ những chân dung các chiến sĩ tự do và các tù nhân lương tâm để gây quĩ. Chúng tôi sẽ dành quĩ gây được đó để hướng về các Tù Nhân Lương Tâm trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, nhắm vào một số người không tiện nói ra là những ai.
Chân dung của những Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam sẽ được post lên trang nhà Quĩ Tù Nhân Lương Tâm của những người Việt yêu nước ở Australia.
Tại thủ đô nước Mỹ, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng Mười Hai năm nay được Cộng Đồng Mỹ Gốc Việt cùng các đoàn thể bạn vùng Washington DC đánh dấu bằng những sinh hoạt và hội thảo về nhân quyền cho Việt Nam.  
Trước đó một ngày tại Nam California, nơi được mệnh danh là  thủ đô tị nạn của người Mỹ gốc Việt, một ngày gọi là Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam được tổ chức bởi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam ở địa phương.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc  kính chào, xin hẹn lại tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.