Ông tốt nghiệp tiến sĩ quốc gia về kinh tế tại Đại Học Sorbonne của Pháp năm 1974. Trước đó, năm 1972, ông đã lấy cao học về tài chính và quản trị tại Đại Học Temple ở Philadelphia, Hoa Kỳ.
Trước 1975, ông là giáo sư Đại Học Luật Khoa ở Saigon . Năm 1979, ông vượt biên đến Mỹ, đi dạy tại Đại Học Santa Ana ở California. Từ 1980 trở đi, trong vòng 14 năm, ông là chuyên viên của USAID và World Bank, từng đến tận nới để lập kế hoạch phát triển nông lâm ngư nghiệp cho nhiều quốc gia của Phi Châu.
Từ năm 1994 đến năm 1997, Tiến sĩ Đinh Xuân Quân về làm việc tại Hà Nội trong tư cách chuyên viên Liên Hiệp Quốc.
Mời quí vị theo dõi bài nói chuyện giữa Tiến sĩ Đinh Xuân Quân và Thanh Trúc
Tôi đã xây dựng tất cả 11 dự án cho nhiều tỉnh khác nhau như tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng, và đa số là tại các tỉnh Miền Bắc về vấn đề cải cách hành chính.
TS Đinh Xuân Quân
Những dự án cải cách hành chính
TS Đinh Xuân Quân: Sau 1975 tôi phải đi cải tạo 3 năm, sau đó tôi phải vượt biên, rồi trở về Việt Nam thì đó là cả một vấn đề rất là tế nhị, và làm tại cơ quan gọi là Ban Tổ Chức Chính Phủ thì bây giờ họ kêu là Bộ Nội Vụ đó, thì cũng rất là khó khăn tại vì mình dính vào cái chỗ mà họ kêu là cải cách hành chính.

Lúc đó là mới bắt đầu đổi mới Việt Nam đang cố gắng thay đổi những cơ chế trong tổ chức của chính phủ, tại đó xây dựng quy chế công vụ và tôi đã xây dựng tất cả 11 dự án cho nhiều tỉnh khác nhau như tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng, và đa số là tại các tỉnh Miền Bắc về vấn đề cải cách hành chính. Trong 11 dự án đó thì có 7 dự án được các nước Đức, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hoà Lan, Na Uy dựa trên đó mà tài trợ một số dự án cải cách hành chính ở Việt Nam.
Cái chính trong vấn đề cải cách hành chính là đào tạo nhân sự nên qua các dự án này một số nhân viên Việt Nam được gửi đi ngoại quốc, nhờ đó mà phần nào vấn đề hành chính cởi mở hơn.
Thanh Trúc : Tiến Sĩ nói rằng là sau 30-4-1975 ông phải đi tập trung cải tạo trong 3 năm rồi sau đó ông mới vượt biên, như vậy khi mà trở về dù là trong tư cách một chuyên viên của Liên Hiệp Quốc, ông có gặp điều gì khó khăn?
Cái chính trong vấn đề cải cách hành chính là đào tạo nhân sự nên qua các dự án này một số nhân viên Việt Nam được gửi đi ngoại quốc, nhờ đó mà phần nào vấn đề hành chính cởi mở hơn.
TS Đinh Xuân Quân : Cũng có nhiều khó khăn mà cá nhân tôi gặp phải. Lúc đó bắt đầu đổi mới thì tương đối chính phủ và hồi đó Ban Cố Vấn của ông Võ Văn Kiệt, sau đó là của Thủ Tướng Phan Văn Khải, thì tôi cũng có được gặp họ rất là nhiều lần để cắt nghĩa cho họ một số vấn đề trong tổ chức hành chính, thì những khó khăn của tôi là cái gì, là lúc nào cũng bị công an đi theo hết.
Nhưng mà sau một thời gian thì họ cũng hiểu mình là một chuyên viên về hành chính chuyên về phát triển kinh tế, và có thể mình không ưa chế độ nhưng mà mình không có cái gì mà mình phải ghét người Việt Nam hết, nhứt là cái xứ này là xứ của mình thì trong tinh thần làm việc cũng có cái khó và cũng có cái dễ tại vì dần dần phải làm việc với họ thì họ mới hiểu mình được, họ mới hiểu làm sao và cách nào để mở cho đất nước.
Những khó khăn ban đầu
Thanh Trúc : Thứ TS Đinh Xuân Quân, nói về vấn đề cải cách hành chính thì cái chữ hành chính này nó phần nào có vấn đề chính trị bởi vì như ông biết là Việt Nam ở dưới một chế độ độc đảng và hành chính cũng do đảng chỉ đạo thành ra nói về cái chữ cải cách hành chính thì nó phần táo bạo nữa đối với một người ở nước ngoài về. Ông đã thực hiện được những điều gì và ông được chấp thuận đến mức nào để có thể làm việc dễ dàng?
TS Đinh Xuân Quân : Lúc đầu tiên thì mình cũng thấy rõ ràng mọi chuyện phải có vấn đề tổ chức, ví dụ lương bổng. Nếu mà lương bổng không có ngạch trật rõ ràng thì làm việc rất là khó. Như ở Việt Nam cứ 3 năm thay đổi lương một lần, mà trong khi đó thì lạm phát lại có nhiều, thành ra phải sửa lại cách làm việc trong vấn đề lương tại Việt Nam.
Đó là một ví dụ. Cái thứ hai là công chức đi công tác ở tỉnh hay ở đâu đó thì cái cách xưa họ làm là tới tỉnh nào thì tỉnh đó phải nuôi công chức đó thì nhiều khi ngân sách tỉnh họ không có tiền để họ nuôi thành ra đó là những chuyện phải đặt thành vấn đề là công tác phí, đặt vấn đề nếu mà đi như vậy thì tiền chuyên chở sao, mỗi người phải nhận được bao nhiêu, thì phải mất hai năm mới thay đổi được cách suy nghĩ của Ban Tổ Chức Chính Phủ.
Khi mình muốn thay đổi lẽ dĩ nhiên Ban Tổ Chức Chính Phủ là dưới quyền của Ban Tổ Chức Đảng thành ra mỗi lần muốn lấy một quyết định thì rất là lâu, tại vì phía bên chính phủ phải trình qua bên Ban Tổ Chức Đảng và bên này mới quyết định.
Lúc đó mình cũng thấy Việt Nam bị đi từ một chế độ bao cấp qua mọt chế độ gọi là thị trường thì nó có nhiều cái khó khăn như vậy.
Cái thứ hai nữa là khi mình muốn thay đổi lẽ dĩ nhiên Ban Tổ Chức Chính Phủ là dưới quyền của Ban Tổ Chức Đảng thành ra mỗi lần muốn lấy một quyết định thì rất là lâu, tại vì phía bên chính phủ phải trình qua bên Ban Tổ Chức Đảng và bên này mới quyết định.
Thành ra do đó mà sự làm việc rất là dài dòng, mất rất là nhiều thì giờ. Trong khi tại các nước ở ngoài thì mỗi khi đi công tác thì lẽ dĩ nhiên công tác phí họ có trên giấy tờ hết, họ có trên sổ sách hết thành ra nó dễ tính toán và dễ làm việc, trong khi tại Việt Nam thì đó là cả một khó khăn.
Tôi chỉ cho vài thí dụ dễ dàng để cho quý vị nghe nhưng khi mà vào chi tiết thì có nhiều cái chuyện mà mình phải làm, mà ở Việt Nam lúc đó thì chưa có.
Thanh Trúc : Ngoài vấn đề cải cách hành chính thì còn những việc nào khác mà theo ông cũng có phần gây khó khăn cho ông và cũng có thể động chạm đến chính sách hay đường lối của chính phủ Việt Nam hay là Ban Tổ Chắc Đảng chẳng hạn, nhưng mà sau cùng cũng có thể thực hiện được?
TS Đinh Xuân Quân : Dĩ nhiên là khi mình có những thủ tục hành chính thì làm việc nó dễ hơn. Cái thứ hai nữa là chúng tôi cũng cố gắng để nâng cấp các trường hành chính của Việt Nam. Và có điều tôi gặp rất là khó khăn là lúc đó tôi không có quyền và tôi không có được phép vào trong Nam làm các dự án, trong khi làm các dự án từ Đà Nẵng ra ngoài Bắc thì rất là dễ dàng.
Và có điều tôi gặp rất là khó khăn là lúc đó tôi không có quyền và tôi không có được phép vào trong Nam làm các dự án, trong khi làm các dự án từ Đà Nẵng ra ngoài Bắc thì rất là dễ dàng.
Tôi nghĩ lúc đó là theo chính sách của chính phủ là không phát triển trong Nam, chỉ phát triển cho ngoài Bắc thôi. Tôi có được vào trong Nam hai lần và được vinh dự hội thảo tại Sài Gòn và sau đó có đi Biên Hoà mà thôi. Ngoài Bắc tôi xây dựng được rất nhiều dự án, trong khi trong Nam cũng cấn rất là nhiều thay đổi về hành chính mà không được Ban Tổ Chức Chính Phủ gửi vô trong Nam.
Những trở ngại trong tiến trình thay đổi
Thanh Trúc : Thưa TS Đinh Xuân Quân, trong thời gian làm việc ở Hà Nội, theo cái nhìn của ông, chính phủ Việt Nam có thực lòng muốn cải cách, muốn đổi mới hay không, hay là chỉ muốn biết như vậy thôi và tốn quá nhiều thời gian đi từ bước thay đổi này đến bước thay đổi khác?
TS Đinh Xuân Quân : Lúc đó thì mới bắt đầu thành ra nói là không có cố gắng thì cũng không đúng. Có rất là nhiều cố gắng để thay đổi, nhưng mà sự hiểu biết và sự chấp nhận những thay đổi đó thì cần phải có thời gian, thì tôi thấy nhiều năm sau khi mà tôi đi khỏi Việt Nam rồi thì họ đã làm một số thay đổi.
Ví dụ như là về vấn đề thủ tục hành chính, hồi xưa vấn đề thi cử để mà làm công chức, ví dụ một người học đại học được nhận vào làm công chức, nhưng mà ví dụ nếu một ông công chức mà là kỹ sư mà lại vào làm cho hành chính thì nó không có dính dáng gì với nhau thì có vấn đề là tổ chức vấn đề thi cử và công vụ. Thì đó là chuyện Việt Nam đã chấp nhận.
Thanh Trúc : Ý của Tiến Sĩ là có những chức vụ hành chính mà nó không có xứng hợp, thí dụ như người đó là một đảng viên ở trong đảng lâu năm rồi đựơc cử vào chức đó mà lại không có kiến thức và không có kinh nghiệm cho nên việc làm của họ không có hiệu quả?
TS Đinh Xuân Quân : Thời đó mình phải công nhận Việt Nam có nhiều cố gắng để thay đổi và nâng cấp về vấn đề nhân sự để họ thay đổi và họ hiểu biết nhiều hơn cái gọi là hành chính và quản lý khu vực công. Đó là những cái chính, nhưng mà sự thay đổi còn rất là chậm chạp.
Thời đó mình phải công nhận Việt Nam có nhiều cố gắng để thay đổi và nâng cấp về vấn đề nhân sự để họ thay đổi và họ hiểu biết nhiều hơn cái gọi là hành chính và quản lý khu vực công.
Tôi lấy một ví dụ, tôi gặp ông Bộ Trưởng thì lúc đó ông Bộ Trưởng là ông Phan Văn Trường. Ổng nói tại sao LHQ lại dám viết một cái thư mang tính sỉ nhục đối với Việt Nam, thì tôi hỏi là tôi có thể xem cái thư được không? Tôi xem cái thư thì thấy họ viết rất là đàng hoàng. Họ không bao giờ có cái gọi là LHQ sỉ nhục Việt Nam cả, nhưng mà cái anh thông dịch viên quá dở thành ra tạo ra tình trạng khó khăn một cách vô ích.
Khi tôi sửa lại cái chuyện đó thì họ mời tôi ra, gần như họ muốn đuổi tôi, họ nói tại sao anh làm như vậy thì anh kia sẽ mất chức. Thì tôi nói cái chuyện lớn thì quý vị không nghĩ, quý vị dịch trật do đó nó gây một khó khăn giữa một cơ quan của LHQ và chính phủ Việt Nam mà quý vị còn nói làm như vậy là bậy hay sao? Nó có nhiều cái khó khăn như vậy tại vì họ bao che lẫn nhau. Họ không dám nhận sự thật. Về sau một số người được gửi đi học và cái dịch thuật khá hơn nhiều.
Tôi chỉ lấy một cái ví dụ nho nhỏ cho quý vị thấy lúc đầu rất là khó khăn. Mình đụng chạm vào một thể chế còn khép kín thì muốn mở ra rất là khó khăn mới mở được. Nói chung là họ vẫn tin người da trắng hơn người Việt Nam. Về lâu về dài họ mới thấy là chỉ có người Việt Nam mới thương người Việt Nam nhiều hơn là người ngoại quốc. Người ngoại quốc họ vô họ cũng hiểu đường lối và cách tổ chức của Việt Nam và họ đưa ra nhiều phương cách không có đúng lắm.
Thanh Trúc : Thứ TS Đinh Xuân Quân, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) là hai định chế tài trợ lớn cho Việt Nam vẫn nói rằng Việt Nam cần phải đẩy mạnh tiến độ đổi mới và cần phải làm thế nào để bài trừ tham nhũng thì mới có thể tiến được.
TS Đinh Xuân Quân : Tôi thì cũng là một chuyên gia về kinh tế và tổ chức phát triển các định chế thì tôi thấy là khi mà có độc quyền thì khó mà diệt trừ tham nhũng lắm, tại vì cái người ký lại là người độc quyền ký vì cái tổ chức hành chính cho một số người có chứ ký được độc quyền ký mà không có kiểm soát, do đó mà vấn đề tham nhũng nó xảy ra thôi.
Tại các nước trên thế giới chỗ nào cũng có tham nhũng, nó chỉ ít hay nhiều. Muốn cho hết thì tổ chức phải trong suốt mà tổ chức tại Việt Nam thì không trong suốt chút nào cả. Ví dụ vừa rồi những nhân viên làm việc tại PCI của Nhựt hối lộ phía Việt Nam, họ bị xử, họ bị lên án, trong khi tại Việt Nam vẫn chưa nhúc nhích gì.
Tại sao? Đối với tôi thì tôi nghĩ là đó là cái vấn đề độc quyền. Hồi xưa các doanh nghiệp nhà nước là cái chỗ họ đưa phong bì cho đảng. Mình thấy còn nhiều chuyện phải cố gắng để làm cho tốt hơn. Việt Nam phải cố găng gửi nhiều chuyên gia hay chuyên viên đi ra ngoài để họ thấy nhiều hơn và họ không những đi học để lấy bằng mà phải làm việc một thời gian mới hiểu được và có một số kinh nghiệm để khi về nước làm việc thì có hiệu quả hơn.
Sau Việt Nam, ông Đinh Xuân Quân qua Nhật Bản hai năm, tiếp đó là Afghanistan. Hiện tại ông làm việc với Bộ Trưởng Nông Nghiệp của xứ Liberia.