Có một người nhiễm HIV, qua việc đưa con đến trường trong những trắc trở tại Việt Nam như hiện nay, đã nghĩ ra một cách để cùng đưa những trẻ nhỏ khác đi học; tuy nhiên việc làm tốt đẹp đó của anh cũng không được suông sẻ theo những qui định tại Việt Nam hiện nay.
Niềm ước mơ nho nhỏ
Quí vị đang nghe tiếng hát của các em học sinh trường tiểu học Xuân Thới Thượng, một xóm lao động ở xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn, thanh phố Hồ Chí Minh. Các em đang ngồi trên chiếc xe lôi đưa rước từ nhà đến trường và từ trường về nhà mỗi ngày
Người chở các em đi học là anh Hùng:
Lớn nhất là mười hai tuổi, nhỏ nhất là chín tuổi. Cha mẹ các em này người đi làm hồ, đi lượm ve chai, đi làm thuê làm mướn, làm công nhân, đâu có thời giờ đưa bé đến trường.
Em tên là Đỗ Thị Hoàng Ngân, em học lớp Bốn.
Em tên Nguyễn Thị Ngọc Lan, em học lớp Năm. Mẹ em làm công nhân, ba em làm hồ, em đi bộ đến trường gần ba cây số
Đi như vậy mất bao lâu?
Gần một tiếng.
Bây giờ trên xe có tất cả mấy đứa?
Mười hai đứa. Cháu tên Nguyễn Đăng Hưng, cháu học lớp Sáu. Mẹ con làm công nhân, ba con làm xây dựng
Ngày nào cũng đi bộ tới trường cực qua, bây giờ đi trên xe của chú Hùng thì sao?

Em cảm thấy thoáng và mát mẻ.
Hưng có tiền trả cho chú Hùng không?
Dạ có, ba chục ngàn một tháng.
<i>Mua được chiếc xe lôi này thì em tân trang lại, làm như một chiếc kiệu hoa làm cho nó màu mè con nít nó thích và phải thu tiền. Nếu mình chở không thì đâu có an toàn, đâu có bảo đảm tính mạng cho mấy bé. Chở không thì người ta nghĩ thích thì chỡ không thích thì bỏ, em phải lấy tiền mỗi đưa năm trăm đồng,</i> <br/>
Chú Hùng, như các em học sinh nghèo gọi, là một người không may bị truyền nhiễm HIV từ vợ. Trong gia đình, ba đứa con riêng của vợ anh đều mạnh khỏe, hai em lớn đi bán vé số, em thứ ba may mắn được đi học tại trường tiểu học Xuân Thới Thượng. Đứa con thứ tư là con chung của hai vợ chồng thì cũng bị HIV như cha mẹ.
Sức khỏe của tôi bây giờ là không có lao động nỗi, thất nghiệp lâu lắm rồi mà bây giờ chỉ chạy xe nổi thôi. Tôi sắm chiếc xe để đưa mấy cháu đi tới nơi về tới chốn.
Tại vì năm trước chở con đi học thì mình biết, một chiếc xe chở được có một đứa, mua một chiếc xe lôi thì phải để dành tiền, năm sau thì tôi mua được chiếc xe lôi này.
Anh đã tân trang lại chiếc xe lôi, ráp nó vào sau chiếc xe gắn máy của anh để đưa rước học sinh. Tuy nhiên việc chuyên chở người bằng phương tiện như thế không được phép ở Việt Nam.
Nhà nước đang cấm dần nhưng mà tôi nghĩ xe lôi chở học sinh thì chắc không sao. Mua được chiếc xe lôi này thì em tân trang lại, làm như một chiếc kiệu hoa làm cho nó màu mè con nít nó thích và phải thu tiền. Nếu mình chở không thì đâu có an toàn, đâu có bảo đảm tính mạng cho mấy bé. Chở không thì người ta nghĩ thích thì chỡ không thích thì bỏ, em phải lấy tiền mỗi đưa năm trăm đồng, làm như là đổ xăng cho con mình cùng đi với mấy đứa kia.
Nói chung đường xá bây giờ đông đúc, cướp giật hàng ngày, rồi xì ke má túy , với những tay đưa nhỏ nhỏ choi choi bây giờ, con mình đi học đi ba cây số mang cái cặp sách vở cũng ba kí lô. Từ trường về nhà mất một tiếng đồng hồ. Nắng thì đỡ, mưa thì về đưa nào cũng ướt như chuộc lột. Em mới nghĩ ra là làm chiếc xe lôi mui phủ bạt hết luôn, mưa thả xuống còn trời nắng thì cuốn lên, để cái màn cho nó đẹp. Cũng có nhiều người phụ em lắm, chòm xóm người ta phụ sơn phụ chà sét đánh bóng.

Trên hai bên hông chiếc xe, mà anh Hùng kêu là chiếc kiệu hoa, có hàng chữ “Đưa Rước Học Sinh Nghèo” . Đằng trước là hàng chữ “Vì Tương Lai Các Cháu: An Toàn Là Trên Hết”
Mới đầu bà con phụ huynh người ta không dám gởi đâu, mà bây giờ người ta đăng ký quá trời. Đi năm trăm đồng về năm trăm đồng, một tháng là ba chục ngàn đồng Việt Nam, tương đương với tô phở và ly cà phê buổi sáng.
Mới đầu em chở một lần hai đứa thử coi sao, chạy được một hai ngày em lên bốn đứa, rồi bốn lên sáu , sáu lên tám. Buổi sáng em chở sáu đứa, buổi trưa mười hai đứa tốp bảy tốp năm, bảy đưa đi trước năm đứa đi sau. Hiện tại xe em chở được mười tám bé rồi. Có khi gặp mấy em dọc đường, cha mẹ đón không kịp, mà xe còn trống chỗ em cho quá giang luôn, đưa về tận nhà. Má mấy bé cũng giỏi, xây lại thưa chú cám ơn chú, là em thấy đủ vui rồi.
<i>Mới đầu em chở một lần hai đứa thử coi sao, chạy được một hai ngày em lên bốn đứa, rồi bốn lên sáu , sáu lên tám. Buổi sáng em chở sáu đứa, buổi trưa mười hai đứa tốp bảy tốp năm, bảy đưa đi trước năm đứa đi sau. Hiện tại xe em chở được mười tám bé rồi.</i> <br/>
Em rất hạnh phúc, mỗi ngày mấy đưa cháu nằm tay em vô tới trường, em rất hạnh phúc tại vì em nghĩ cuộc đời em còn rất ngắn ngủi, con mình còn nhỏ chẳng biết ngày mai nó có được như mọi người không hay là nó như em, sa dọa ăn chơi rồi sa vào cạm bẫy. Xã hội bây giờ thiếu gì cạm bẫy để các cháu sa vào. Khi mà các cháu cám ơn hay là các cháu vui mừng thì đó là niềm vui của em. Các cháu như những đưa con ruột của em, nó giởn với em hàng ngày. Các cháu này nó thương em cũng như cha mẹ nó.
Giấc mơ không thành
Nhưng niềm vui của anh Hùng, tưởng mình có thể sống hữu dụng và kiếm thêm chút ít cho gia đình, không trọn vẹn và không thể tiếp tục. Một buổi chiều cuối tháng trước, anh Hùng được giấy mời của công an xã gọi lên để trao đổi về chiếc xe đưa rước học sinh của anh.
Tại buổi làm việc đó, công an buộc anh tháo gỡ tấm bàng có hàng chữ “Đưa Rước Học Sinh Nghèo”, đồng thời

nhấn mạnh rằng anh đang chở học sinh trên xe lôi là loại xe mà nhà nước cấm sử dụng theo luật:
Họ cấm chắc em bó tay. Kêu em mua chiếc khác thì em không có của đâu mà mua. Trong gia đình sáu miệng ăn mà em mang bịnh như vầy, em rất lo rất phân tâm.
Qua hôm sau, như thường lệ, anh Hùng tiếp tục chở các em đến trường Xuân Thới Thượng:
Mời tôi chiều thứ Tư thì thứ Năm tôi vẫn đưa rước như bình thường. Chiều thứ Sáu thì ba anh công an phục sẵn ở trường Xuân Thới Thượng:
Ba anh chận xe tôi lại và thu hồi xe, nói là cấp trên kêu chận xe lại vì không an toàn. Mấy em thì nó khóc, kêu chú Hùng ơi cứu cháu vớí đừng có đưa cháu lên xã. Chắc các cháu cũng nghĩ bắt rồi thì ngay mai lấy xe đâu mà đi tới trường.
<i>Em rất hạnh phúc, mỗi ngày mấy đưa cháu nằm tay em vô tới trường, em rất hạnh phúc tại vì em nghĩ cuộc đời em còn rất ngắn ngủi, con mình còn nhỏ chẳng biết ngày mai nó có được như mọi người không hay là nó như em, sa dọa ăn chơi rồi sa vào cạm bẫy</i> <br/>
Vì xe bị công an tịch thu hôm đó, anh Hùng phải dẫn từng em đi bộ về tận nhà. Từ hôm đó đến giờ, con đường đi tới trường tiêu học Xuân Thới Thượng đã vắng bóng chiếc xe màu mè vui mắt và ngộ nghĩnh đưa học sinh nghèo nữa.
Cuối cùng là công an tặng cho em hai tờ biên bản ngày 3 tháng Chín lên đóng phạt lấy chiếc xe máy về thôi, còn chiếc lôi đằng sau là bị tịch thu.
Một học sinh lớp Chín, chị của em Hưng thường đi trên xe của anh Hùng, cho biết:
Em thì mong có người chở em đi học hơn tại đi bộ quảng đường nó xa quá, nếu không đưa rước đi được nữa thì mỗi gia đình cũng cực thêm một tí, tại phải lo cho mấy em nó đi trên đường không biết có gặp gì không.
Một số phụ huynh ở xã Xuân Thới Thượng, tuy biết chuyện công an cấm anh Hùng dùng xe tự chế chở học sinh là không sai, nhưng cũng đã kéo nhau lên phường để xin châm chước cho hoàn cảnh của anh mà không được. Ông Thắc, ba của em Hiếu, chia sẻ là ông cảm thấy bất lực vì không giúp gì được cho anh Hùng trong lúc bản thân gia đình ông cũng rất nghèo:
<i>Mời tôi chiều thứ Tư thì thứ Năm tôi vẫn đưa rước như bình thường. Chiều thứ Sáu thì ba anh công an phục sẵn ở trường Xuân Thới Thượng:</i> <i> Ba anh chận xe tôi lại và thu hồi xe, nói là cấp trên kêu chận xe lại vì không an toàn. Mấy em thì nó khóc, kêu chú Hùng ơi cứu cháu vớí đừng có đưa cháu lên xã. </i> <br/>
Em Hùng sắm được chiếc xe chở các cháu mà chòm xóm cũng có gởi nữa. Nó làm như vậy cũng được mà có cái bây giờ trên xã nói xe tự chế không bảo quản được tánh mạng học sinh, họ làm khó dể . Nói thẳng bây giờ ai cũng đời sống cũng đang khó khăn hết trơn cũng không ai hỗ trợ được phần nào hết trơn. Cũng có một số phụ huynh lên trên xã can thiệp mà họ nói xe lôi xe kéo bây giờ cấm, giờ họ không cho đưa rước học sinh nữa mới chết chứ.
Ông Hải, ba của em Hưng, cũng là một công nhân lao động:
Thấy mấy đứa con nít đi học mấy cây số rồi nắng nôi, nhà em hai vợ chồng cũng đi làm, em đi làm hồ, đi cả chục cây số, không có thời gian về chở con đi học. Cũng có lên trển năn nỉ người ta cho em Hùng chở học sinh đi học. Học sinh đây cũng khổ lắm, đi bộ mấy cây số lận, cực lắm.
Một giáo viên ở trường tiểu học Xuân Thới Thượng nói với Thanh Trúc là chị đã khóc khi nghe tin anh Hùng không được phép chở học sinh đi học trên chiếc xe lôi của anh nữa.
Đối với chị, nếu chính quyền dùng luật để cấm anh Hùng chở học sinh đi vì cho là không an toàn, thì chí ít cũng phãi nghĩ đến biện pháp khả dĩ nào để giúp đỡ một người bịnh hoạn nhưng muốn sống hữu dụng và làm một công việc có ích. Đó mới là một xã hội công bằng và biết lo cho người nghèo, cô giáo này nhấn mạnh.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.