Sinh Viên Việt Đại Học Texas Tranh Đấu Mang Việt Ngữ Trở Lại Chương Trình Học

Đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay: sinh viên Mỹ gốc Việt tại đại học Texas tranh đấu mang Việt ngữ trở lại chương trình học.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010.11.04
Khung cảnh Đại học Texas ban đêm. Khung cảnh Đại học Texas ban đêm.
Wikipedia

Trước khi bước vào câu chuyện, hẳn  quí vị cũng đồng ý rằng cha mẹ Việt Nam ở Mỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới, khi cho con đi học tiếng Việt là mong mỏi con nói và viết được tiếng mẹ đẻ. Trong trường hợp đó trẻ gần như không có sự chọn lựa và không được quyền quyết định.

Lớp Việt ngữ trong đại học UT bị hủy bỏ vì thiếu ngân sách

Thế nhưng khi bước vào  lứa tuổi mà những nỗi băn khoăn thắc mắc về nguồn gốc về lai lịch  thường đeo đuổi tâm hồn những người trẻ ấy, thì quyết định theo học lớp Việt ngữ trong đại học  trở thành sự chọn lựa có chủ đích.
Em chọn học tiếng Việt tại UT tại vì mấy đại học khác không có lớp này. Ở nhà em nói tiếng Việt  nhưng mà em không  đọc và viết được. Lớn lên lúc mà em có gia đình thì em muốn con em có thể  đọc và viết  tiếng Việt với lại nói tiếng Việt với ông bà ngọai. Ông bà ngọai của em nuôi em hồi nhỏ, ông ngoại  viết nhiều sách, đọc nhiều báo, em cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm với ông bà ngọai nữa.

Ở nhà em nói tiếng Việt  nhưng mà em không  đọc và viết được. Lớn lên lúc mà em có gia đình thì em muốn con em có thể  đọc và viết  tiếng Việt với lại nói tiếng Việt với ông bà ngọai.

Học một tiếng một ngày, cũng có bài đem về, rồi tập nói chuyện bằng  tiếng Việt. Em muốn biết tiếng Việt để khi lớn lên em nói tiếng Việt với con của em, rồi muốn cho mấy đứa con của em hiểu và đọc được tiếng Việt. Em thì em nói mà không đọc được, cũng không biết  viết, em không muốn quên tiếng Việt Nam.
Em muốn học tiếng Việt vì em sinh ở Việt Nam, qua đây khi năm tuổi thì toàn  nói tiếng Anh thôi, không thể nói tiếng Việt thiệt là chuẩn với ba mẹ, liên hệ giữa ba mẹ với con cái hơi kém tại vì không hiểu nhau. Ái học tiếng Việt đặng một là nhớ cái văn hóa của mình,một lý do mà Ái về Việt Nam là  phải học thêm tiếng Việt.
Cũng chính vì những chủ đích ấy mà khi nhà trường thông báo từ tháng Tư là vì ngân sách thiếu hụt, những khóa Việt ngữ sẽ chấm dứt trong niên học tới, tức tháng Chín năm 2010 này.

Em thật là thất vọng!Mấy năm trước thì mình phải phấn đấu cho lớp tiếng Việt này. Tuy chỉ khoảng ba mươi người có thể đăng ký thì thật sự cũng không nhiều, nhưng mà bây giờ bị ngưng lại thì em thấy thất vọng, tại vì ở  UT  có rất nhiều người Việt nhưng cũng không biết nói tiềng Việt

Em thật là thất vọng!Mấy năm trước thì mình phải phấn đấu cho lớp tiếng Việt này. Tuy chỉ khoảng ba mươi người có thể đăng ký thì thật sự cũng không nhiều, nhưng mà bây giờ bị ngưng lại thì em thấy thất vọng, tại vì ở  UT  có rất nhiều người Việt nhưng cũng không biết nói tiềng Việt nhiều, thì cái này là cơ hội cho họ học tiếng Việt và học thêm văn hóa của người Việt. 
Ngay lập tức ba bạn sinh viên mà quí vị nghe phát biểu ở phần đầu, Trấn Tuyết Vi, Lê Việt,  Vương Thúy Ái, đã cùng các bạn khác trong lớp đứng ra vận động xin chữ ký , gởi kiến nghị lên ban giám hiệu để yêu cầu mang Việt ngữ trở lại chương trình học như đã từng có tại  UT Austin bốn năm qua.
Tuyết Vi: Em là thư ký của Hội Sinh Viên Việt Nam thì em nói với các bạn là mình cần phải làm một cái gì, cho nên em bắt đầu cái petition. Chúng em làm đơn khiếu nại. Mỗi lần tan sở xong thì em đứng hỏi, nếu mà người ta ủng hộ thì ký vào giấy này. Sau đó mình cũng làm online cho người ta ký

vận động ý kiến của thầy cô trong trường, rồi thì những người lớn trong cộng đồng,  nhằm mục đích cho ban giám hiệu thấy quyết tâm của sinh viên Mỹ gốc Việt là muốn duy trì lớp Việt ngữ như thế nào.

Sau đó mấy người học trong lớp viết thơ nói tại sao  nên giữ lớp này, lớp này làm gì cho mình trong cuộc đời. em nộp hết cho ông Joel Brereton, chủ tịch Phòng  Châu Á trong viện đại học của UT Austin.

Khuôn viên Đại học Texas
Khuôn viên Đại học Texas. Wikipedia
Wikipedia
Bước thứ hai mà Tuyết Vi cùng các bạn thực hiện , cô kể tiếp, là đi vận động ý kiến của thầy cô trong trường, rồi thì những người lớn trong cộng đồng,  nhằm mục đích cho ban giám hiệu thấy quyết tâm của sinh viên Mỹ gốc Việt là muốn duy trì lớp Việt ngữ như thế nào.

Cần cả triệu đôla để duy trì lớp Việt ngữ cho cả năm học?

Các bạn sinh viên Mỹ gốc Việt còn lên gặp Dean, viện trưởng của UT Austin, để trình bày nguyện vọng.
Thế rồi ông viện trưởng UT Austin nói với các bạn sinh viên Việt Nam rằng nếu muốn lớp Việt ngữ được mở lại thì chỉ có cách tìm kiếm một hình thức bảo trợ tài chánh hoặc một ngân quĩ do tư nhân hiến tặng hay tài trợ để có thể trang trải cho các lớp Việt ngữ:
Tuyết Vi: Ông nói một cách có thể làm là kiếm  endowment, mà một cái endowment thì rất nhiều tiền, ít nhất là một triệu đồng. Thì người ta nói phải kiếm người  tài trợ cho tiếng Việt, rồi  để số tiền đó trong nhà băng. Mỗi năm nếu mà có interest(tiền lời)thì sẽ dùng tiền lời đó để trả cho lớp Việt Nam.  
Qua giải thích của các bạn, những khóa học Nhật Ngữ, Pháp ngữ hay Hàn ngữ ở trường đều có nhiều người học và nhiều người đóng tiền nên có khả năng chi trả tốn kém. Trái lại Việt ngữ chỉ là một lớp nhỏ mỗi khóa vài  chục người nên tài chánh là cả một vấn đề.

Ông nói một cách có thể làm là kiếm  endowment, mà một cái endowment thì rất nhiều tiền, ít nhất là một triệu đồng. Thì người ta nói phải kiếm người  tài trợ cho tiếng Việt, rồi  để số tiền đó trong nhà băng. Mỗi năm nếu mà có interest(tiền lời)thì sẽ dùng tiền lời đó để trả cho lớp Việt Nam. 

Với điều kiện tài chánh như viện trưởng trình bày để có thể đưa chương trình Việt ngữ trở lại, các bạn sinh viên Mỹ gốc Việt trả lời họ sẽ tiếp tục tranh đấu, một mặt cố tìm kiếm người bảo trợ, mặt khác dự tính gây quĩ để kiếm tiền. Thế nhưng trong thâm tâm thì các bạn biết kế họach nào cũng vô cùng khó khăn, vô cùng tế nhị khi muốn có một số tiền lớn như thế
Tuyết Vi: Chỉ có mấy tuần cho chúng em làm việc thôi, em tính làm một buổi gây quĩ hay là cái gì đó, mà người  ta nói kiếm người  tài trợ cho lớp này là tốt nhất, cho nên chúng em chỉ kiếm như là online tìm mấy người ra trường rồi đó mà cũng chưa kiếm được.
Giáo sư Ngô Hữu Hoàng, thầy dạy tiếng Việt cho sinh viên Mỹ gốc Việt ở UT Austin từ Tháng Giêng 2008, trở về nước sau khi có quyết định ngưng các lớp Việt ngữ, nói với Thanh Trúc từ Hà Nội:
Giáo sư Ngô Hữu Hoàng: Buồn khi phải chia tay với chương trình Việt Ngữ Học ở UT. Cảm giác của tôi khi đứng lớp dạy cho các em từ buổi học đầu tiên là xúc động. Xúc động vì hai lẽ. Thứ nhất là các em rất muốn học tiếng Việt và văn hóa Việt nam. Lẽ thứ hai , mà tôi  cảm thấy rõ ràng trong tôi khi tôi dạy, đó là các em rất thiệt thòi, rất thiếu cái cơ hội, thiếu điều kiện để tiếp xúc với tiếng nói và văn hóa của ba mẹ các em. Cái đó các em cũng có nói với tôi. Tuy nhiên các em rất có tinh thần để tái hiện, tái tạo lại tiếng nói và văn hóa của tổ tiên mình. Tôi thật xúc động khi thấy điều đấy.
Và như đã nói, đến tháng Tư 2010, vào khi khóa học đang diễn ra thì giáo sư Ngô Hữu Hoàng được viện trưởng UT, kế đó ông Joel Berenton, chủ tịch Khoa Nghiên Cứu Châu Á của UT, thông báo vì lý do ngân sách nên đây sẽ là khóa Việt ngữ cuối cùng  tại trường:

Buồn khi phải chia tay với chương trình Việt Ngữ Học ở UT. Cảm giác của tôi khi đứng lớp dạy cho các em từ buổi học đầu tiên là xúc động. Xúc động vì hai lẽ. Thứ nhất là các em rất muốn học tiếng Việt và văn hóa Việt nam.
Giáo sư Ngô Hữu Hoàng

Sáng hôm sau lên lớp tôi thông báo  sẽ không còn lớp tiếng Việt nữa. Sáng hôm đó các em không học nỗi. Rõ ràng quyền lợi các em không ảnh hưởng gì hết bởi đây là khóa cuối cùng chứ các em không bị cancel bị ngưng nửa chừng. Nhưng các em cảm thấy phẩn nộ, cảm thấy bực tức vì trong tương lai những người bạn những người em gốc Việt Nam của  các em sẽ bị thiệt thòi, không có cơ hội học tiếng Việt nữa. Tôi có cảm giác chỉ thiếu một chút nữa là các em biểu tình, nhưng mà các em đã dừng lại .
Được hỏi trong thời gian còn ở Hoa Kỳ ông thấy các sinh viên tại UT Austin tranh đấu cho lớp việt ngữ như thế nào, giáo sư Hoàng hồi tưởng trong sự xúc động:
Trong vòng không đầy  bốn ngày các em đã lấy được mấy ngàn ý kiến, tập trung tất  cả những chữ ký lại, nếu tôi nhớ không lầm thì ba bốn ngàn là ít.
Khi báo Daily Texan lên cho ý kiến thì tôi đọc thấy sinh viên rất up set, rất phẩn nộ. Tôi  phải nói là tôi ghi nhận và tôi có cảm giác mình phải nói cảm ơn các em. Buồn khi phải chia tay với các em, tôi thấy các em thì tôi quá thương đi.
Sẽ chỉ còn lớp Việt ngữ mùa hè

Hôm sau lên lớp tôi thông báo  sẽ không còn lớp tiếng Việt nữa. Sáng hôm đó các em không học nỗi. Rõ ràng quyền lợi các em không ảnh hưởng gì hết bởi đây là khóa cuối cùng chứ các em không bị cancel bị ngưng nửa chừng. Nhưng các em cảm thấy phẩn nộ, cảm thấy bực tức
Giáo sư Ngô Hữu Hoàng

Nhưng giờ phút này hẳn giáo sư Ngô Hữu Hoàng  phải chia vui với các sinh viên của UT Austin, bởi như Tuyết Vi thì:
Rồi cái năm nay ban giám hiệu với mấy người làm budget review(duyệt xét ngân sách) tự động nói là tại vì thấy nhiều người muốn lấy lớp này quá nên người ta dành cho một ngân sách. Bây giờ số tiền chúng em có cho lớp tiếng Việt là từ UT cho chúng em. UT nói là sẽ để dành số tiền này cho lớp tiếng Việt lúc mà lớp tiếng Việt trở lại, chúng em khỏi  cần kiếm người để làm endowment program nữa.  
Thúy Ái: Em nghĩ tại vì họ phải thấy rằng mấy năm nay ban giám đốc UT cũng không có để ý đến sinh viên Việt Nam, nhưng mà tại người Việt Nam ở Austin đã đóng góp rất nhiều về kinh tế và văn hóa, cho nên ban giám đốc của UT đã để ý và nghĩ rằng tiếng Việt là quan trọng.
Tuyết Vi: Em đồng ý với Ái, em cũng nghĩ là người ta đã nghe tiếng nói của chúng em . Lúc mà em đang kiếm người ký cái petition(kiến nghị)  với đang kiếm người ủng hộ lớp Việt ngữ này thì cũng có nhiều tờ báo trong trường viết câu chuyện về lớp tiếng Việt của chúng em. Người ta thấy là rất nhiều học sinh ủng hộ việc này cho nên người ta giúp chúng em. Nếu mà chỉ  kêu chúng em đi kiếm tiền một mình thì cũng giống như là không giúp chúng em gì lắm. 
Theo lẽ, nếu không bị đóng cửa, lớp Việt ngữ ở UT Austin sẽ khai giảng mùa thu năm nay, cùng lúc với niên học  mới của đại học. Thế nhưng chuyện đó không xảy ra mà phải đợi tới mùa hè 2011. Hỏi chuyện ông Joel Brereton, chủ tịch Asian Studies của UT Austin, Thanh Trúc được nghe ông giải thích:

Vấn đề ở đây là ngân sách dành cho mùa hè không nằm trong  ngân sách của cả năm học. Chúng tôi có tiền cho  lớp Việt ngữ mùa hè nhưng rất tiếc  không còn tiền cho môn Việt ngữ suốt một năm học vì sự tốn kém của nó.
Joel Brereton

Joel Brereton: Vấn đề ở đây là ngân sách dành cho mùa hè không nằm trong  ngân sách của cả năm học. Chúng tôi có tiền cho  lớp Việt ngữ mùa hè nhưng rất tiếc  không còn tiền cho môn Việt ngữ suốt một năm học vì sự tốn kém của nó. Bản thân tôi cũng rất mong mỏi có thể mang lớp việt ngữ trở lại cho cả năm học như trước, bởi tôi biết tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng hàng thứ ba tại Texas này, nghĩa là sau Anh ngữ và tiếng Tây Ban Nha.
Với câu hỏi  ông nghĩ sao về ý chí và sự cố gắng của sinh viên Mỹ gốc Việt tranh đấu cho lớp Việt ngữ được tồn tại, ông Brereton trả lời: 
Tôi  nghĩ đó là hành động chính đáng và tôi sẳn sàng hợp tác, chỉ tiếc ngân sách đang là vấn đề của trường, nhiều chương trình bị cắt bỏ chứ không riêng chương trình Việt ngữ.
Thật đáng tiếc là chúng tôi không thể giúp gì nhiều lắm cho các sinh viên Việt Nam, tôi nghĩ ban giám hiệu của trường cần phải tích cực giúp họ.

Thường mùa hè thì em nghĩ là không có nhiều học sinh. Mùa hè thì  người ta chỉ dạy mấy tuần thôi cho nên dạy rất nhanh với lại hơi khó hơn đó. Nhưng mà bây giờ người ta chỉ thử thôi, gọi là cái trial program lớp tiếng Việt mùa hè thôi. Cho nên em nghĩ còn khó khăn một chút
Tuyết Vi

Với tôi, những lớp Việt ngữ là phương cách để sinh viên Mỹ gốc Việt tìm về  nguồn cội và  bảo tồn  văn hóa của mình. Đó là điều vô cùng quan trọng.
Qua nỗ lực tranh đấu vận động của sinh viên Mỹ gốc Việt,  điều tôi muốn chia sẻ là tôi cảm thấy khá băn khoăn trước tình trạng ngân sách bị cắt giảm, kéo theo sự cắt giảm những chương trình ngôn ngữ khác chứ không riêng  Việt ngữ. Đối với tôi bỏ đi một chương học dù nhỏ như Việt ngữ cũng là điều không nên , bởi nó khiến cho ngành giáo dục của Mỹ tệ đi và chương trình học của UT Austin tệ đi.
Trong lúc chờ đợi lớp Việt ngữ  mở lại vào mùa hè 2011, các bạn sinh viên Mỹ gốc Việt vẫn ôm nỗi lo trong lòng. Hãy nghe Tuyết Vi tâm sự:
Tuyết Vi: Thường mùa hè thì em nghĩ là không có nhiều học sinh. Mùa hè thì  người ta chỉ dạy mấy tuần thôi cho nên dạy rất nhanh với lại hơi khó hơn đó. Nhưng mà bây giờ người ta chỉ thử thôi, gọi là cái trial program(chương trình thử nghiệm) lớp tiếng Việt mùa hè thôi. Cho nên em nghĩ còn khó khăn một chút, em còn muốn nói chuyện với mấy thầy giáo và mấy người trong UT để coi mình có thể làm trong mùa thu được không. Nếu làm mùa hè thì người ta sẽ compress(rút ngắn) cái chương trình trong năm sáu tuần gì đó, cho nên em sợ là không có nhiều học sinh. 
Có thể nói  tương lai của chương trình Việt ngữ ở UT Austin hãy còn bấp bênh lắm, và rõ ra lớp sinh viên đi trước cũng như các sinh viên chưa tốt nghiệp sẽ còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. 
Xin tạm ngưng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi ở đây với lời cầu chúc may mắn đến các bạn sinh viên cũng như chương trình Việt ngữ của UT Austin những ngày tháng tới. 
Thanh Trúc kính chào tạm biệt, hẹn tái ngộ quí thính giả  tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.