Xung quanh dự thảo quy chế quản lý lưu học sinh
2009.12.21

Xôn xao dư luận phản hồi
Khá nhiều ý kiến phản hồi được nêu lên trên báo chí cũng như trên các trang mạng khác nhau. Một số cho rằng việc quản lý đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là cần thiết, số khác, đông hơn nhiều, lại không đồng tình với bản dự thảo và đưa ra nhiều nhận định về sự thiếu thực tế, không khả thi của các quy định đối với thực tiễn xã hội và sự bất hợp lý trong việc giải quyết vấn đề về sự cân xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân; như việc lưu học sinh phải thường xuyên báo cáo tình hình học tập, sau khi tốt nghiệp chỉ được ở lại làm việc trong thời gian không quá 3 năm; nếu đi làm sau khi tốt nghiệp thì phải đóng thuế cho đất nước v.v…
Đa số đề nghị nhà nước chỉ nên quản lý những lưu học sinh đi học bằng tiền ngân sách, còn đối với những học sinh đi học theo con đường tự túc, việc đề ra những ràng buộc cho đối tượng này là không phù hợp.
Trên các trang báo của nhà nước đã đăng tải khá nhiều ý kiến của cả hai bên, từ những người dân quan tâm đến bản dự thảo như bản thân các lưu học sinh, các bậc phụ huynh cho đến các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cũng như ý kiến của chính những người sọan thảo hoặc có trách nhiệm liên quan đến việc quản lý lưu học sinh, và cả Phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng GD-DT Nguyễn Thiện Nhân…
Còn trên các trang mạng xã hội hoặc các trang blog cá nhân, không khí trao đổi cũng “nóng” không kém. Trên trang X-café một bạn trẻ viết trong bài “Tiến sĩ cùng về nào”:
“Mình thấy Bộ GD nên trả lời mấy câu hỏi này trước khi đưa ra quyết định, dù mình đoán các bác ấy chỉ định quản lý các bạn đi học bằng học bổng nhà nước (322):
1) Phải xem bao nhiêu % sinh viên PhD có khả năng kiếm việc và không trở về? 20%, hay 30%?...
2) So sánh giữa xuất khẩu trí thức với xuất khẩu osin, cái gì đem lại tiếng thơm cho Việt Nam?
3) Tính khả thi, các bác định quản lý bằng cách nào?
4) Ngoài những người đi bằng học bổng nhà nước ra, quy định của bộ GD là vô lý vì nó chả dựa trên luật/ hiến pháp nào cả. Mọi thứ từ Bộ đều không có ý nghĩa nếu như nó không đi ra từ luật của chính phủ.
5) Chương trình đào tạo tiến sĩ lớn nhất hiện nay là VEF thì các bạn du học sinh đều bị cái 2 year rule rồi. Còn với tất cả những người khác, khi họ không có ràng buộc gì với ngân sách nhà nước thì các bác ở bộ đã phạm luật– mọi công dân đều có quyền tự do di chuyển và cư trú.
Học sinh du học theo diện học bổng nhà nước thì không thể xếp chung với du học sinh tự túc! Và đánh thuế tận 40% thì người ta bị đánh thuế 2 lần, mà mức sống lại chỉ thuộc tầng lớp dưới trung bình, lại còn phải nhận trợ cấp xã hội, tiền lấy đâu mà sống mà còn với đất nước
Và “Cả đời du học, mình chả phải nộp bảng điểm hay báo cáo với ai cả. (Mình không biết những bạn nộp báo cáo cho ĐSQ thì có học tốt lên không? Có lợi lộc gì không hay chỉ tốn thêm thời gian?)”Trên trang facebook có cả một nhóm có tên gọi “Phản đối ban hành quy chế quản lý lưu học sinh”, do các bạn trẻ, hầu hết là sinh viên đang đi du học, mục đích tổng hợp các ý kiến về bản dự thảo để gửi lên Bộ Giáo dục và Thủ tướng chính phủ nhằm phản đối việc thông qua bản dự thảo này. Chỉ trong vòng hai tuần lễ số người tham gia đã vượt qua con số 1000 người. Có thể đọc thấy rất nhiều ý kiến băn khoăn, bức xúc của các bạn. Chẳng hạn như một bạn có nick name là Ami Nanuko viết:
“Quy chế sắp
đưa ra bất hợp lý quá, học sinh du học theo diện học bổng nhà nước thì không
thể xếp chung với du học sinh tự túc! Và đánh thuế tận 40% thì người ta bị đánh
thuế 2 lần, mà mức sống lại chỉ thuộc tầng lớp dưới trung bình, lại còn phải
nhận trợ cấp xã hội, tiền lấy đâu mà sống mà còn với đất nước”, bạn Long Nguyen: “Bộ Giáo Dục và Đào Tạo giúp gì được cho Du Học Sinh mà cái
gì cũng đòi quản lý? Sau 3 năm về VN liệu có đảm bảo được cuộc sống cho Du Học
Sinh không?
Hay là bỏ ra 1 đống tiền bạc và công sức để rồi nhận đồng lương chết đói? Còn chuyện quản lý điểm là nực cười! Điểm số là vấn đề cá nhân của mỗi người, ngay cả bố mẹ nếu muốn xem ...điểm cũng phải có sự đồng ý của sinh viên”, bạn Bui Xuan Dat thắc mắc: “Mình không hiểu tại sao phải gửi kêt quả học tập về. Nếu thành luật, hàng năm sẽ có hàng chục ngàn kết quả học tập gửi về VN hàng tháng, như vậy ban ngành nào sẽ đủ sức để kiểm tra tính chính xác của từng kết quả gửi về, đồng thời kiểm tra xong để làm gì? Bộ máy nhà nước mình đã đủ cồng kềnh rồi, chả lẽ lại lập thêm một phòng ban kiểm tra kết quả học tập của du học sinh hay sao?” v.v…
Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiểu người đi học
xong không muốn trở về là môi trường và cơ hội làm việc trong nước chưa đáp ứng
đựơc nguyện vọng và khả năng cống hiến của họ. Câu chuyện của anh Trần
Văn Thanh, một du học sinh đi bằng học bổng của Bộ GD-ĐT từ đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ hơn 10 năm ở Ukraine đăng trên báo Tuổi trẻ là một ví dụ. Sau khi theo
học ngành lọc hóa dầu về nước, anh Thanh tưởng rằng sẽ được phân công làm ở một
công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, vì nhà nước đã nuôi anh ăn học,
thì lúc về anh phải phục vụ cho đất nước là phải rồi.
Nhưng điều đó đã
không xảy ra và sau khi chạy lòng vòng để "nộp đơn"
mãi không được, anh quyết định ra ngoài làm. Hiện nay, anh đang làm cho một tập đoàn lớn của Mỹ. Anh
Thanh tâm sự: “Rất nhiều lần, tôi tự
hỏi chính mình, tại sao mình đi học là tiền của nhân dân, của đất nước, vậy mà
giờ đang đi làm cho một công ty của Mỹ, tạo ra giá trị cho công ty Mỹ...?”
Đi học kỹ sư kinh tế ở Nga về nhưng mãi không xin được việc làm, đến khi phải nhờ mối quan hệ quen biết của ông anh mới xin vào làm thực tập không lương cho một cơ quan nhà nước, nhưng không có việc gì cụ thể, vừa phải chịu đựng thái độ xa cách thiếu thân thiện của những người khác trong cơ quan vừa
Thùy Dương đăng trên facebook
Thế nhưng, rồi tôi lại
"tặc lưỡi": Thôi kệ, cuộc sống tốt là được rồi! Bản thân
tôi vẫn có một mơ ước cháy bỏng, rằng một ngày nào đó sẽ quay về làm trong
một cơ quan Nhà nước để phục vụ ngành…Nhưng liệu tôi có cơ hội hay không?
Tôi mong rằng các cơ quan chức năng hãy có giải pháp để những người
đã đi học bằng tiền đóng thuế của dân phải trở về và được làm việc
phục vụ đất nước.
Đừng để chất xám bị chảy trên chính quê hương mình.”
Hay câu chuyện “Du sinh hồi hương” của tác giả Thùy Dương đăng trên facebook, kể lại việc mình đi học kỹ sư kinh tế ở Nga về nhưng mãi không xin được việc làm, đến khi phải nhờ mối quan hệ quen biết của ông anh mới xin vào làm thực tập không lương cho một cơ quan nhà nước, nhưng không có việc gì cụ thể, vừa phải chịu đựng thái độ xa cách thiếu thân thiện của những người khác trong cơ quan vừa, cuối cùng khi một người bạn thân rủ sang Nga lại làm việc cho công ty của anh ta, cô đã nhận lời và lại rời nước ra đi.
Chảy máu chất xám-nhìn ở khía cạnh khác
Ở
các quốc gia đang phát triển mà mức sống cũng như môi trường và điểu kiện làm
việc không thể bằng với các quốc gia phát triển, hiện tượng chảy máu chất xám
là phổ biến và là nỗi đau đầu của chính quyền các nước này. Tuy nhiên tác giả Mạnh
Kim trong bài “Chảy máu chất xám có
thực sự đáng sợ?” đăng trên trang bauxitevietnam lại có suy nghĩ
khác.
Tác gỉa trình bày quan niệm đề cập đến mặt tích cực hơn là tiêu cực của
hiện tượng chảy máu chất xám trong một bài viết của Michael Clemens (Trung tâm
phát triển toàn cầu, Giáo sư chính sách công Đại học Georgetown) và David
McKenzie (kinh tế gia cao cấp thuộc Nhóm nghiên cứu phát triển của Ngân hàng Thế
giới – WB).
Ngày càng có nhiều sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc đào tạo ở Mỹ bày tỏ ý nguyện trở về quê hương. Điều gì khiến họ trở về, đó chính là cơ hội nghề nghiệp, nhất là Trung Quốc đang có những chiến lược đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và “chế độ thảm đỏ” dành cho nguồn nhân lực trí thức từng du học.
Theo hai tác giả, tại các quốc gia đang phát triển, trước hết việc xuất khẩu nhân lực thật ra không ảnh hưởng mấy đến nguồn nhân lực nội địa, thứ hai là nếu những người đi học cao về làm việc trong nước với mức lương khiêm tốn thì liệu họ có thể đóng góp cho kinh tế nước nhà nhiều hơn so với việc họ làm việc nước ngoài và gửi về kiều hối không? Thực tế cho thấy số tiền của những người học cao làm việc tại Mỹ chẳng hạn gửi về quê nhà họ nhiều hơn đáng kể so với khoản tiền mà quốc gia họ đã bỏ ra cho đầu tư đào tạo trước đó.
Nói cách khác, đầu tư đào tạo cho nhân lực có tay nghề cao chỉ lãi chứ không lỗ… Và ngày càng có nhiều sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc đào tạo ở Mỹ bày tỏ ý nguyện trở về quê hương. Điều gì khiến họ trở về, đó chính là cơ hội nghề nghiệp, nhất là Trung Quốc đang có những chiến lược đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và “chế độ thảm đỏ” dành cho nguồn nhân lực trí thức từng du học.
Xin được mượn câu của tác giả Mạnh Kim để kết luận bài điểm blog tuần này: “Chỉ khi tạo ra được những cái hồ lý tưởng như vậy, tự khắc những con cá trí thức sẽ trở về mà vẫy vùng. Muốn bắt (ép) cá (trở về) mà không tạo ra môi trường cho cá sống thì có khác gì vô hình trung tự tạo ra tâm lý phản kháng khiến cá càng muốn lánh xa ao nhà hơn? Nói cách khác, đó chỉ là một chính sách phản tác dụng, không phù hợp bối cảnh hội nhập toàn cầu và tất nhiên không được lòng người, vì nó trái với yếu tố căn bản của khái niệm “dụng nhân”!