Một câu chuyện nhỏ-Nỗi đau 35 năm

Những ngày qua báo chí trong nước, hải ngoại và một số trang blog cá nhân đã đưa tin, viết bài bình luận khá nhiều xung quanh sự kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị ông Lý Tống, cựu phi công không lực Việt Nam Cộng hòa cũ, một nhân vật có tư tưởng chống Cộng sản quyết liệt, xịt hơi cay vào mặt trong buổi biểu diễn tại San Jose, Mỹ, ngày 19.7 vừa qua.
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010.07.28
Lý Tống sau khi bị bắt và ảnh lúc anh giả đàn bà. Lý Tống sau khi bị bắt và lúc anh giả đàn bà.
Courtesy Vietvungvinh.org

Ngay sau đó, ông Lý Tống bị vào tù, rồi được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục biểu diễn và ông Lý Tống tiếp tục có mặt trong đoàn biểu tình lần kế tiếp tại Nam California v.v…
Một sự kiện nhưng có rất nhiều cái nhìn và suy nghĩ khác nhau từ những người dân Việt trong và ngoài nước. Có thể thấy rất rõ điều này qua những bài viết từ những nhà dân báo thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần, có đời sống quá khứ và hiện tại khác nhau.

Những góc nhìn khác nhau

Nhà báo Trương Duy Nhất, thuộc thế hệ lớn lên sau cuộc chiến hai miền Nam Bắc và hiện đang sống tại Việt Nam, là một trong những người có bài sớm nhất về sự kiện này, mặc dù như tác giả viết: “Chưa bao giờ cho phép những cái tên như Hoàng Thùy Linh, Đàm Vĩnh Hưng…xuất hiện trên trang blog của mình. Nhưng lần này là một ngoại lệ, buộc phải có đôi dòng”. Tại sao vậy? Bởi trong cái nhìn của tác giả, đó là một hành động mà tác giả không hiểu và cũng không cảm thông được: “Chống Cộng sản thì nhè mấy ông Cộng sản mà chống, chứ đi chống chi mấy anh chàng tóc vàng hát nhạc sến như Đàm Vĩnh Hưng- Những cô cậu ca sĩ mà ngay cả cái chữ “Cộng sản” là gì có khi còn không giải nghĩa được ?”

Chống Cộng sản thì nhè mấy ông Cộng sản mà chống, chứ đi chống chi mấy anh chàng tóc vàng hát nhạc sến như Đàm Vĩnh Hưng- Những cô cậu ca sĩ mà ngay cả cái chữ “Cộng sản” là gì có khi còn không giải nghĩa được ?

Nhà báo Trương Duy Nhất

Blogger Beo tức nhà báo Hồ Thu Hồng, cựu Phó Tổng biên tập báo Thể thao Văn hóa, một cây bút rất trung thành với chế độ và thường hay có những bài viết châm chích, chế diễu cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng có ngay một bài với văn phong, cách viết quen thuộc:

“Bọn tớ chửa bao giờ oánh giá cao míttơ Đờm vụ hò hát, cái chuyện tấn công bằng bạo lực mấy sao thị trường cũng hổng làm chúng tớ sốc siếc hay lạ lẫm gì. Chúng tớ cũng biết thừa chính chị chính em chống cộng chỉ là cái mũ chụp lên cho xang chọng, bên dưới nó là chuyện làm ăn tranh giành nhau của mấy bầu sô đói. Phải cất công căng cờ kẻ biển biểu tình chỉ vì một ku hát ba bài tình ái vớ vỉn, thì hẳn là đói lắm rồi. Chỉ có rân trủ là thừa nên mới phí phạm thế.”

Nhà báo tự do Lê Diễn Đức, người thường có những bài rất mạnh mẽ lên án thể chế chính trị và những vấn đề xã hội lâu nay ở Việt Nam, lần này cũng không tỏ ra tán thành cách hành xử của ông Lý Tống. Trong bài “Từ chuyện Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công: Chống ca sĩ “cộng sản” thế nào cho đúng”, tác giả Lê Diễn Đức nói lên quan điểm của mình:“Tôi qua Mỹ không còn nhớ bao nhiêu lần nữa và có cơ hội trò chuyện với nhiều người chống Cộng nổi tiếng, thứ thiệt ở đây, từ phó thường dân đến cựu sĩ quan cao cấp và cả những người đang nằm trong lãnh đạo cộng đồng ở một số tiểu bang.
Tôi tranh cãi với họ về phương pháp. Tôi rất ủng hộ họ (thậm chí tham gia) biểu tình phản đối các lãnh đạo cộng sản Việt Nam qua Mỹ, bởi vì các cuộc biểu tình này hợp pháp và đánh động tích cực lên sự chú ý của nhân dân Mỹ, báo chí truyền thông và chính phủ Mỹ trước những vi phạm nhân quyền và đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ của Đảng cộng sản Việt Nam.

“Bọn tớ chửa bao giờ oánh giá cao míttơ Đờm vụ hò hát, cái chuyện tấn công bằng bạo lực mấy sao thị trường cũng hổng làm chúng tớ sốc siếc hay lạ lẫm gì. Chúng tớ cũng biết thừa chính chị chính em chống cộng chỉ là cái mũ chụp lên cho xang chọng, bên dưới nó là chuyện làm ăn tranh giành nhau của mấy bầu sô đói...

Blogger Beo

Tôi cũng ủng hộ cộng đồng hải ngoại tẩy chay những cuộc trình diễn văn hóa của các ca sĩ Việt Nam được tổ chức ở nước ngoài bằng ngân sách của nhà nước. Nếu cho rằng, đây là hành động nằm trong Nghị quyết 36 của Đảng cộng sản Việt Nam thì quá rõ ràng.
Chống Cộng, tức là chống chủ nghĩa cộng sản và tập đoàn cộng sản Ba Đình là hoàn toàn đúng, hợp với xu thế của thời đại. Chẳng vậy mà Nghị viện châu Âu – châu Âu là nơi đẻ ra chủ nghĩa quái thai này – đã ra phán quyết chủ nghĩa cộng sản là tội ác của nhân loại đó sao.
Thế nhưng, chống như thế nào và vào đối tượng nào mới là đáng bàn.”
Về sự kiện Đàm Vĩnh Hưng-Lý Tống, theo tác giả: “Đàn ông, nam nhi quân tử mà phải cải trang làm đàn bà để tặng hoa rồi tấn công một tay ca sĩ sến, trói gà chưa chặt như Đàm Vĩnh Hưng, vừa kỳ cục, vừa non tay, vừa phí công và chẳng mang lại tác động chống Cộng nào thiết thực.”

Tác giả Nguyễn Ngọc Già thì nhận xét hành động của ông Lý Tống chỉ là dã tràng xe cát: “Hành vi xịt hơi cay của ông Tống và những ai ủng hộ hành vi của ông càng thể hiện rõ họ đang quá yếu đuối và có vẻ như họ đang cố bám víu vào một hành động gì đó để khỏa lấp nỗi niềm chơi vơi, hẫng hụt, nuối tiếc, kể cả một tâm trạng gần như là nỗi tuyệt vọng đang ngày càng chất đầy trong tâm tưởng mà họ sợ cho đến lúc

Đàm Vĩnh Hưng đang diễn tả bị xịt hơi cay
Đàm Vĩnh Hưng đang diễn tả bị xịt hơi cay, courtesy blog nguyenngoclan
Courtesy blog nguyenngoclan
nhắm mắt, những ước vọng mà họ mong muốn sẽ chẳng bao giờ có được dù chỉ là một phút nhìn thấy trước khi xuôi tay???!!!
Khẳng định đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay chỉ có thể là con đường đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, theo tác giả, những việc mà ông Lý Tống đã làm trước đây như cướp  máy bay rải truyền đơn có thể được ca ngợi vào thời điểm cách đây 20 năm, nhưng “Dù cho bây giờ ông vẫn chỉ có ý định cướp máy bay để chỉ rải truyền đơn mà thôi thì cũng không một ai có thể ủng hộ ông nữa vì nó đã được xem như là một hành động bạo lực và có dấu hiệu khủng bố. Nó không còn phù hợp với thời đại hiện nay, nói điều này để thấy tư duy ông Tống đã xơ cứng, suy nghĩ ông đã lạc hậu, ông đã không theo kịp tiến hóa của nhân loại.” Tác giả kết luận: “Ông Tống không hề ý thức được việc làm ngày xưa của mình (dù đáng được trân trọng ở thời điểm cụ thể), nhưng nó đã thuộc về quá khứ…

“Hành vi xịt hơi cay của ông Tống và những ai ủng hộ hành vi của ông càng thể hiện rõ họ đang quá yếu đuối và có vẻ như họ đang cố bám víu vào một hành động gì đó để khỏa lấp nỗi niềm chơi vơi, hẫng hụt, nuối tiếc...
Tác giả Nguyễn Ngọc Già

Ông Lý Tống cần nhận ra tư duy lỗi thời của mình để thay đổi phương thức đấu tranh hoặc hãy lui về an hưởng tuổi già, dù sao trên "đất khách quê người", ông cũng còn may mắn hơn những người Việt Nam hiện đang đối mặt hàng ngày với áp bức, bất công và đày đọa.
Ngày nay ông có thể nhân danh những người "trốn chạy cộng sản mà cộng sản vẫn không buông tha" để xịt hơi cay vào một Đàm Vĩnh Hưng, nhưng liệu ông có đủ thời gian và sức lực để chỉ tiếp tục làm công việc mà dường như là "dã tràng se cát"?”

Sau 35 năm, hố sâu chia rẽ dân tộc vẫn còn đó

Câu chuyện Đàm Vĩnh Hưng-Lý Tống một lần nữa đã cho thấy một sự thật đáng buồn: sau 35 năm, hố sâu ngăn cách, chia rẽ giữa người Việt với người Việt vẫn còn đó.

Blogger Trương Duy Nhất than thở: “35 năm đằng đẵng. Tại sao cứ đến dịp là lại đào xới thêm, sao không đóng lại để chìa bàn tay ra với nhau? Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ như ta, cũng chiến tranh, cũng cắt chia, cũng hi sinh mất mát, cũng… hận thù! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được. Còn chúng ta? Hình như đây là điểm yếu nhất của người Việt, của dân tộc Việt?”

“35 năm đằng đẵng. Tại sao cứ đến dịp là lại đào xới thêm, sao không đóng lại để chìa bàn tay ra với nhau? Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ như ta, cũng chiến tranh, cũng cắt chia, cũng hi sinh mất mát, cũng… hận thù! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được.
Blogger Trương Duy Nhất

“Suy xét về câu chuyện Lý Tống và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng”, tác giả Trần Kinh Kha viết: “…rất nhanh gọn chúng ta đều thấy rõ, nhận thức rõ ràng rằng: “35 năm trôi qua, vết thương trong lòng dân tộc Việt Nam đã không thể nào hàn gắn được cho đến hiện tại hôm nay và đến cả một thời gian dài, rất dài sau này…”
Hành vi và tổ chức hành vi của Lý Tống đã nói lên nỗi đau của dân tộc này (tôi nhấn mạnh, là tôi nói đến nỗi đau của dân tộc này, chứ không nói đại diện đồng bào hải ngoại hay quan điểm chống cộng, hoặc không chống cộng tại hải ngoại). Vì sao nên nỗi thế này cho dân tộc Việt Nam?...”
Tác giả tự hỏi và cũng tự trả lời: “Lưu vong. Đó là cội nguồn của vấn đề, là tiền đề cho một nỗi đau không bao giờ chấm dứt. Và song song với sự lưu vong ấy là một từ mà chúng ta đã nhắc rất nhiều: “ý thức hệ”.
Trong cái nhìn của tác giả Trần Kinh Kha, vấn đề này sẽ không thể nào kết thúc bởi không thể sắp xếp, đảo ngược lại lịch sử, còn trong hiện tại hầu hết những người lưu vong không thể quay trở về sống cùng dưới một mái nhà Việt Nam khi một phần đời của họ đã gắn với nơi họ đang sống, khi thể chế chính trị trong nước vẫn chưa thay đổi mà sẽ rất khó bởi Đảng cộng sản Việt Nam “đã chiến thắng, thì không lý gì họ sẽ thay đổi con đường họ đã chọn và đã đổ bao nhiêu xương máu, cùng hàng trăm ngàn lý do khác…”, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ từ hải ngoại đến trong nước thì quá yếu, chẳng làm được gì. Như vậy phải chăng không còn hy vọng gì về một vận mệnh tươi sáng hơn cho dân tộc Việt? Hay đành suy nghĩ có phần tiêu cực như tác giả: “Để người cộng sản tự mâu thuẫn và tự đánh người cộng sản. Họ gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc vì muốn đẩy lùi chủ nghĩa tư bản, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân khiến họ sợ hãi đến hãnh diện như một đứa trẻ dỗi hờn mà hét toáng lên để tự khẳng định mình rằng: họ là tiền đồn phương Đông cho chủ nghĩa xã hội.”
Nhân – Quả là quan hệ trong tất cả các học thuyết quản trị.

“Để người cộng sản tự mâu thuẫn và tự đánh người cộng sản. Họ gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc vì muốn đẩy lùi chủ nghĩa tư bản, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân khiến họ sợ hãi đến hãnh diện như một đứa trẻ dỗi hờn mà hét toáng lên để tự khẳng định mình rằng: họ là tiền đồn phương Đông cho chủ nghĩa xã hội.”

Tác giả Trần Kinh Kha

Hãy để những ánh mắt của chủ nghĩa tư bản đang sinh sôi phát triển kia nhìn vào họ. Hãy để chủ nghĩa tư bản tự làm nốt phần Quả của nó, mà nó đã từng bị khựng lại trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc trước đây. Và sự khựng lại, không có nghĩa là dừng cho tất cả.”

Nhìn chung, tâm trạng của số đông mọi người qua câu chuyện này, có lẽ như nhận xét của tác giả Nguyễn Ngọc Già: “Có người gọi đó là "chuyện nhảm, không đáng" và cũng có người coi đó là "chuyện của một người anh hùng chống cộng" v.v... Dù là tên gọi nào đi nữa, nhiều người cũng cảm thấy rất buồn, buồn cho dân tộc Việt Nam, dù là người Việt hay người Mỹ (Pháp, Úc, Âu Châu...) gốc Việt.”

Nỗi đau xót đó cũng là của tác giả Hoàng Dung trong bài “Năm xúc cảm tiêu cực sẽ gây ra đau khổ cho nhân loại” đăng trên trang Bauxite Vietnam sau khi đọc hàng loạt ý kiến của bạn đọc về việc Lý Tống xịt hơi cay vào Đàm Vĩnh Hưng.
“Tôi không thể ngờ, sau 35 năm dài đằng đẵng mà trong lòng đồng bào tôi sự hận thù, sự kém hiểu biết, thói kiêu ngạo, sự đố kỵ lại nặng nề, sâu đậm và ngùn ngụt đến thế…
Họ vẫn còn xem nhau như kẻ thù.
Họ dành cho nhau những lời nặng nề tưởng không còn gì để nói nữa!
Họ sẵn sàng lăn xả vào nhau…”

Tác giả gần như kêu van những người đồng bào của mình:
“Hỡi đồng bào yêu quí của tôi, xin hãy suy nghĩ lại!
Lịch sử đất nước đã chứng minh bao lần, hễ lúc nào nội bộ dân tộc chúng ta xâu xé lẫn nhau là ngay sau đấy chúng ta mất nước.
Kẻ thù đang dóm ngó và xâm lấn Tổ quốc thân yêu của chúng ta hàng ngày, hàng giờ cả trên đất liền lẫn ngoài biển khơi!
Sự tham lam và thói dâm ô đang thống trị và làm băng hoại hàng ngày, hàng giờ xã hội ta, khiến đất nước ngày càng tiến dần đến gần nguy cơ mất nước!
Chúng ta còn quá nhiều việc cấp bách và hữu ích phải làm!
Chúng ta quyết không để mất nước!
Hỡi đồng bào yêu quí của tôi, chúng ta phải đoàn kết lại!”

Có lẽ cũng là thừa để nói hơn nữa về câu chuyện này sau những tiếng kêu da diết đến thế!

Theo dòng thời sự

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
25/09/2012 02:59

Bay gio ai cung hoi la sao sau may chuc nam dai nguoi Viet mien nam van chua nguoi thu han cs , noi thi de lam nhung ai co trai qua nhung su dang cay , chet choc do vc tra thu nguoi mien nam moi thya duoc la khong the nao quen , cu bao quen di de cung xay dung dat nuoc , dat nuoc nao day , dat nuoc ma con cs thi dau phai la dat nuoc vn cua chung ta , chung nao vn thuc su tu do doc lap , khong con bong dang la co mau kia thi nguoi Viet chac ai cung muon ve que huong ban quan...

Anonymous
18/09/2012 16:04

toi hoan toan dong y 100% voi nhung nhan xet of quy vi, dau thuong da qua di hay han gan tinh yeu thuong, con ve viec che do CS thi chinh 90 trieu dan VN quyet dinh so phan of ho. nhung CD viet nam tren the gioi ho phai biet rang vi tri dung of they are. they are not thing ,,,,
MAKE LOVE NOT WARK