Tâm sự đầu năm 2014
2014.01.06
“Thời gian thấm thoát thoi đưa”, nó đưa chúng ta hiện đã tới đầu năm mới 2014.
Blogger Kông Kông nhân thời điểm này có tâm sự rằng “ Đầu năm ai cũng muốn mọi sự được tốt đẹp, yên bình. Đạo Phật thì chấp tay niệm Phật, cầu an. Đạo Chúa thì chúc bình an cho nhau lúc chia tay. Người không có đạo cũng thường chúc nhau như thế. Chữ An đứng đầu trong mong muốn của mọi người vì cho dẫu quyền thế, giàu sang … mà không có chữ An thì cũng bằng không!”.
Tác giả nhân tiện lưu ý rằng giới cầm quyền VN từ hàng chục năm nay cũng nói như vậy khi “giới quyền lực nhất nước” luôn nhắc đến chuyện “ổn định chính trị để xây dựng kinh tế”, mà “ổn định” thì nó nằm trong chữ “An”.
Nhưng, qua bài tựa đề “Lọan”, blogger Kông Kông lưu ý rằng chữ “An” trong trường hợp của “giới quyền lực nhất nước” này là “ để yên cho đảng tiếp tục lãnh đạo. Là đảng bảo sao cứ nghe vậy. Là đi tiếp trên con đường “đi lên CNXH” như đã và đang đi! (Cho dẫu “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” như lời ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!)
Tác giả nêu lên câu hỏi “ Nhưng đảng là ai? Và: Suốt mấy mươi năm qua đảng đã làm gì? Có phải đảng đang tạo được chữ An trong xã hội và ngay cả cho chính bản thân đảng?”.
Chữ “An” trong trường hợp của “giới quyền lực nhất nước” này là “ để yên cho đảng tiếp tục lãnh đạo. Là đảng bảo sao cứ nghe vậy. Là đi tiếp trên con đường “đi lên CNXH” như đã và đang đi!
blogger Kông Kông
Nhân dịp đầu năm 2014, bán nguyệt san Tổ Quốc khi tâm tình với độc giả, lưu ý “Trên ngưỡng cửa một năm đầy bất trắc”, bày tỏ bất an về “đời sống đa số nhân dân sẽ còn suy sụp tới mức độ nào ?” khi không còn ai chối cãi rằng “ Kinh tế VN đã suy thóai từ vài năm qua và các con số thống kê chính thức của nhà nước chỉ là giả tạo”. Theo tiên đóan của tờ báo thì “ Năm 2014 sẽ rất bi đát cho kinh tế và cho đời sống nhân dân”.
Báo Tổ Quốc đặc biệt chú trọng tới Hiến pháp mới của VN, nhấn mạnh rằng bản Hiến Pháp này tiếp tục đặt đảng CS lên trên đất nước và dân tộc!
Qua bài “ Trị căn hơn trị chứng”, chuyên gia Bùi Văn Nam Sơn đề cập tới những hiện tượng suy họai về đạo đức gây bất an cho xã hội VN ngày nay và “làm đau lòng những ai có lương tri” khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu nổi tiếng của Đại Thần Nguyễn Trải “ Họa phúc hữu môi phi nhất nhật” (Họa phúc có đầu mối, không phải một ngày) vốn được cô đọng ý đã có từ rất xa xưa “ Tôi giết vua, con giết cha không phải chuyện đột biến trong sớm chiều, mà có nguyên do được tích tụ dần dần”. Theo tác giả thì nhận định này tuy đơn giản nhưng rất đúng, bởi “ ai cũng đồng ý rằng những tệ trạng xã hội cần phải ‘trị căn’ hơn là ‘trị chứng’, nếu không muốn bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực bất tận, gây thêm bao đổ vỡ, khổ đau”. Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn phân tích:
Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động. Không đợi đến “cướp, giết, hiếp”, muôn mặt tinh vi và hiểm ác của bạo lực hằng ngày hằng giờ đang chung tay làm suy nhược thần kinh, giảm thiểu năng lực tự phòng vệ của con người, vì chúng xâm hấn vào vùng tinh anh nhất và cũng dễ tổn thương nhất.
Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động.
Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn
Blog Bauxite VN cảnh báo rằng “Bạo động không phải là của hiếm trong xã hội Việt Nam ngày nay khi xã hội ngày nay tiếp diễn đáng ngại cảnh cướp ruộng đất của nông dân, giết người trong đồn công an, trấn áp quần chúng yêu nước bằng lực lượng “còn Đảng còn mình” chính danh hay “quần chúng tự phát”.v.v…
Tình trạng giới quan quyền tiếp tục cướp ruộng đất của nông dân khiến một dân oan trong nước không dằn được sự phẫn nộ mà nói lên “tiếng lòng” của mình:
Tôi kêu gọi nhân dân cả nước hãy vì một Tổ quốc VN phồn vinh giàu đẹp, hãy vì quyền của con người sống tự do, ấm no và hạnh phúc lên án cái ác cái xấu của chế độc độc tài Cộng Sản gây ra. Hãy đứng lên vì tương lai đời con đời cháu mai sau gạt bỏ chế độc độc tài Cộng Sản nói một đường làm một nẻo, không thể chịu cảnh áp bức tàn bạo của Cộng Sản này nữa, đã gây ra cho nhân dân VN bao nhiêu năm nay đau thương, nhà tan cửa nát, đói nghèo, vợ chồng tan vỡ, đạo đức xuống cấp. Hàn ngàn gia đình chính sách đổ tiền của xương máu ra hôm nay oan ức đau khổ vì chế độ Cộng Sản này phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân và tham nhũng.
Còn chuyện trấn áp quần chúng yêu nước bằng lực lượng “còn Đảng còn mình” chính danh hay “quần chúng tự phát” thể hiện tiêu biểu – và rất phổ biến – qua trường hợp mới đây của cựu tù nhân lương tâm Hùynh Ngọc Tuấn khi ông cùng các cựu tù nhân lương tâm khác là Phạm Bá Hải, LS Lê Thị Công Nhân cùng chồng đến thăm cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội nhưng bị công an hành hung, chửi bới vô cùng thô lỗ. Nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn kể lại hành động hung ác của công an:
Đầu tiên họ đánh vô đầu tôi một cú, tiếp một cú nữa vô hàm tôi, mạnh đến mức độ máu tụ lại trong cổ họng và dưới lưỡi. Họ ấn tôi xuống ghế thì một công an đá vào ngực tôi. Mỗi người đánh một cái mà cứ tiếp tục, sáu người đánh bằng cùi chỏ vô trong vai và vô trong lưng, đấm vô ngực tôi...
Nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn
Họ tóm cổ tôi và lôi vào phòng, Lê thị Công Nhân chạy theo thì họ xô ra ngoài và đóng cửa lại. Đầu tiên họ đánh vô đầu tôi một cú, tiếp một cú nữa vô hàm tôi, mạnh đến mức độ máu tụ lại trong cổ họng và dưới lưỡi. Họ ấn tôi xuống ghế thì một công an đá vào ngực tôi. Mỗi người đánh một cái mà cứ tiếp tục, sáu người đánh bằng cùi chỏ vô trong vai và vô trong lưng, đấm vô ngực tôi. Họ chửi đủ thứ, nói là “chúng tao sẳn sàng đánh chết mày”.
Vừa rồi chỉ là những thí dụ điển hình liên quan dân oan và những cựu tù nhân lương tâm trong một xã hội tiếp diễn lắm cảnh nhiễu nhương ngày càng đáng ngại khiến người dân lâm cảnh “đọan trường ai có qua cầu mới hay !”.
Trước cảnh nhiễu nhương ấy, nhiều tổ chức nhân quyền thế giới, kể cả tổ chức Human Rights Watch, báo động về hành động tùy tiện, vô pháp luật của công an VN, thậm chí số vụ đánh chết người trong đồn công an ngày càng nhiều mà những kẻ nhân danh bảo vệ dân ấy vẫn được bình an vô sự.
Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự của Hà Nội, cho những người bảo vệ nhân quyền vào hoạt động cũng như VN phải có biện pháp cụ thể chấm dứt hành động tra tấn. Lúc đó có thể mới có thay đổi thật sự ở VN, chứ không phải chỉ những lời hoa mỹ của Hà Nội
ông Gerald Staberock
Có lẽ những hành động như vậy một phần thôi thúc Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock, cảnh báo rằng “Những gì chúng ta được biết tại VN hiện nay đáng báo động, còn những gì chúng ta chưa được biết đầy đủ có thể còn đáng báo động hơn”. Và viên chức này nhấn mạnh:
Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự của Hà Nội, cho những người bảo vệ nhân quyền vào hoạt động cũng như VN phải có biện pháp cụ thể chấm dứt hành động tra tấn. Lúc đó có thể mới có thay đổi thật sự ở VN, chứ không phải chỉ những lời hoa mỹ của Hà Nội khi ký kết Công ước chống tra tấn. Chuyện Việt Nam cần làm để chứng tỏ thiện chí chống tra tấn là cho phép các đặc sứ Liên hiệp quốc chống tra tấn đến Việt Nam quan sát trực tiếp.
Đại diện Liên đòan Quốc tế Vì Nhân Quyền, bà Julie Gromellon, lưu ý:
VN đã không giữ cam kết về cải thiện nhân quyền như trước khi trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Cho nên chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tồi tệ hơn vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện đàn áp hơn nữa một khi được vào Hội động này. Tôi không nghĩ tình hình nhân quyền VN sẽ sớm thay đổi.
Theo Tổ chức UN Watch chuyên theo dõi mọi hoạt động của LHQ, thì việc kết nạp các quốc gia vi phạm nhân quyền đáng ngại như VN, TQ vào HĐNQ chẳng khác nào cho “kẻ chuyên phóng hỏa đứng đầu sở cứu hỏa”. Tổng giám đốc UN Watch nhân tiện báo động về “một ngày đen tối cho nhân quyền” khi những kẻ đúng ra phải đứng trước vành móng ngựa thì nay lại chễm chệ trên ghế nhân quyền thế giới, trong đó có VN.
Nhắc đến tình trạng đàn áp tiếp diễn một cách tùy tiện ở VN ngày nay có lẽ khiến người ta đặc biêt chú ý đến sự phân tích sâu sắc của blogger Hùynh Ngọc Chênh qua bài tựa đề “Sự phân tầng xã hội VN hiện nay”, mà theo tác giả, “ nhìn thấy rất rõ ràng không cần che đậy”, đó là 2 tầng lớp cơ bản: đảng viên và quần chúng.
Sau khi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích tỉ mỉ về tầng lớp đảng viên “cũng được phân chia rạch ròi và nghiêm ngặt theo nhiều đẳng cấp từ thấp đến cao, mà “cao chót vót, đứng trên tất cả thiên hạ là đẳng cấp chính trị ủy, thường không quá 20 người, là đẳng cấp tối thượng đẳng, được xem như là giới đại tăng lữ, đại quý tộc hiện đại và có thể còn cao hơn nữa”, thì tác giả đặc biệt lưu ý đến tầng lớp quần chúng bao gồm “dân ngoan” và “dân không ngoan”. Blogger Hùynh Ngọc Chênh mô tả:
VN đã không giữ cam kết về cải thiện nhân quyền như trước khi trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Cho nên chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tồi tệ hơn
bà Julie Gromellon
Đẳng cấp dân không ngoan bị cho là đẳng cấp thấp kém tệ hại nhất trong bậc thang đẳng cấp hiện nay. Họ chỉ có thể hơn đẳng cấp nô lệ của thời mồ ma nông nô đôi chút. Những người trong đẳng cấp nầy không những bị đối xử thiệt thòi trước pháp luật như đã nói mà còn bị xử lý theo luật rừng rú nào đó không thể nào tin nổi. Họ bị công an, dân phòng, trật tự bắt bớ đánh đập bất cứ lúc nào. Những lúc muốn che đậy tai tiếng thì người ta lại xử dụng côn đồ thiệt hoặc cho nhân viên công lực giả danh côn đồ, giả danh quần chúng tự phát nhảy ra đánh đập những người dân trong đẳng cấp thấp bé nầy tàn nhẫn.
Mặc dù giai cấp công-nông từng được đảng đề cao là “nồng cốt” trong công cuộc gọi là “giải phóng dân tộc” để xây dựng thiên đường XHCN ngày nay, nhưng nhà báo Hùynh Ngọc Chênh nhận thấy 2 giai cấp “nồng cốt” ấy đang bị kẹt trong tình trạng “ nằm lơ lững giữa đẳng cấp dân ngoan và dân không ngoan. Nếu họ tuân phục, lầm lủi bán sức lao động rẻ bèo, mặc cho bị giới chủ đánh đập làm nhục, mặc cho bọn cường hào cướp đất, cướp thành quả lao động thì họ được xếp vào đẳng cấp dân ngoan. Nếu họ biểu tình, đình công đòi tăng lương, khiếu kiện đòi đất...thì bị xếp vào đẳng cấp thấp nhất ngay tức khắc”.
Tác giả không quên nhắc tới ông Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu đảng CS, được cho là lý luận gia có đầy đủ những bằng cấp và chức tước cao nhất hiện nay, luôn quyết tâm dẫn dắt dân tộc nầy đi lên CNXH dù cho trăm năm sau chưa biết có đến đích hay không; luôn kiên kịnh lập trường chủ nghĩa Mác Lê nin với mục tiêu tối thượng và sau cùng là xây dựng thiên đường XHCN, trong đó, xã hội bình đẳng, không có cảnh người bóc lột người…
Blogger Hùynh Ngọc Chênh yêu cầu lãnh đạo đảng này “hãy dùng trí tuệ sáng ngời và lý luận sắc bén của mình lý giải tại sao dưới sự lãnh đạo đúng đắn của đảng CS, xã hội VN lại phân tầng ra nhiều đẳng cấp một cách quái dị và chưa từng có như vậy?
Thanh Quang cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi Tạp chí Điểm Blog hôm nay, và mong mọi điều an vui đến với quý vị trong năm mới.