XHCN và khoảng cách giàu nghèo

Không chỉ giữa nông thôn và thành thị mới có cách biệt thu nhập giàu nghèo. Ngay tại các đô thị mức tiền lương và thưởng Tết đã thể hiện khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các khu vực kinh tế, giữa các ngành.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2010.01.22
Người lao động nghèo tại công trường xây dựng nhà ở cao cấp tại Hà Nội. Người lao động nghèo tại công trường xây dựng nhà ở cao cấp tại Hà Nội.
AFP PHOTO

Người mua máy bay

Nếu kể mốc thời gian 1986 đến nay, chặng đường đổi mới ở Việt Nam đã được 24 năm. Một phần tư thế kỷ đã đi qua, kể từ khi Đảng Cộng Sản xác định Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi mà giới nhà báo gọi là ‘thay đổi đến chóng mặt’.

Nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cơ hội làm giàu, hình thành các tầng lớp thượng lưu, trung lưu. Điều này có thể chưa thật chuẩn xác theo quan niệm của các chuyên gia kinh tế, nhưng ít ra người ta thấy được bóng dáng của giai cấp mới trên truyền thông báo chí.

Mấy năm liền các nhà báo liệt kê tốp 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, chọn lọc hơn nữa tốp 10 người giàu nhất. Chuyện đại gia sắm máy bay riêng, xe ô tô loại cực kỳ đắt giá là những chuyện mà độc giả dễ dàng tìm thấy trên báo chí.

Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ.

Ô. Trần Trọng Thức.

Xã hội Việt Nam trong cơn lốc kinh tế thị trường, người nghèo vẫn nghèo và chiếm đa số. Nhưng đã có nhiều người dư dật, giàu vừa vừa đến rất giàu, của nổi chưa kể của chìm của một số đại gia đã ngót nghét con số tỷ USD mỗi vị.

Trong khi đó, có những số liệu cụ thể cho thấy, nông dân làm ruộng ở làng quê miền Bắc có tổng doanh thu đầu người mỗi năm khoảng 1.300.000 đồng, trừ các chi phí đầu vào thực lãi của mỗi nhân khẩu chỉ còn 500 ngàn đồng, nếu chia đều cho 12 tháng mỗi người chỉ có thu nhập 40 ngàn đồng/ tháng.

Chỉ có thể lý giải là người nông dân đã có rất nhiều nghề phụ lúc nông nhàn, họ làm bất kể việc gì đến tay để sinh tồn. Những sự kiện này chúng tôi tìm thấy trong ‘Thư Nông Dân’của nhà báo Nguyễn Quang Thiều đăng trên Vietnam Net cách đây ít lâu.

Chênh lệch giàu nghèo trong một nền kinh tế thị trường là bình thường,  nhưng cứ đến năm hết Tết đến, câu chuyện tiền lương tiền thưởng và khoảng cách chênh lệch lại làm nóng các trang báo mạng.

Ngày 18/1 VietnamNet trong trang Tuần Việt Nam có bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’ của nhà báo Trần Trọng Thức. Nhận định trích từ bài viết được chọn là ‘Phát ngôn ấn tượng nhất’:

Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết.”

Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Bài viết trên Vietnam Net đưa ra sự chênh lệch tiền thưởng Tết dựa vào thông tin của Vụ Lao Động Tiền Lương thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh-Xã Hội, theo đó cá nhân được thưởng Tết cao nhất năm nay là 389 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp FDI của TP HCM.

Trong khi đó mức thưởng Tết cao nhất cho lao động trong khối doanh nghiệp dân doanh tại thành phố này là 185 triệu đồng. Ở khối doanh nghiệp nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất gần 100 triệu đồng của một doanh nghiệp ở Khánh Hòa.

Kẻ mua xe đạp

Tác giả ghi nhận, thấp nhất năm nay là ở Nam Định, khối doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết cao nhất là 100.000 đồng/người, thấp nhất là 50.000 đồng/người.

Riêng khối doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng cao nhất lên tới 3,2 triệu đồng, nhưng mức thấp nhất lại chỉ có 30.000 đồng/người. Đây cũng là mức thấp nhất trong cả nước.

Từ những số liệu như thế, nhà báo Trần Trọng Thức nhận định rằng: “sự chênh lệch về tiền thưởng Tết năm nay như vừa nói phản ánh một sự phân hóa thu nhập - phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn”. Ông nhắc lại giai đoạn Việt Nam bước vào đổi mới và sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu ló dạng.

Theo nhà báo, lúc ấy không ít người cho rằng hễ một người giàu lên thì ắt phải có một người khác nghèo đi. Lối suy nghĩ hẹp hòi khiến  liên tưởng đến hình ảnh một chiếc bánh phải chia đều cho mọi người.

Nhà báo cho rằng, đó là cách suy nghĩ một thời xa xưa mà hậu quả là người ta nhân danh công bằng để chia đều với nhau sự nghèo khó.

Nhà báo nhận định rằng, ngày nay cách suy nghĩ đã khác, chiếc bánh được chia đều không phải là hình ảnh nói lên sự công bằng trong xã hội nữa mà những người tạo ra một giá trị cao hơn có quyền được hưởng phần bánh nhiều hơn để làm ra chiếc bánh lớn hơn hoặc có thêm chiếc bánh khác.

Liệu có phải việc phân chia chiếc bánh lúc nào cũng công bằng không? Chưa hẳn, vì thiếu gì trường hợp khi chiếc bánh to lên thì một số người không làm mà vẫn có ăn.

Ô. Trần Trọng Thức.

Sau khi đưa ra sự thay đổi tư duy, bài báo nhìn nhận tình trạng cách biệt thu nhập giữa người giàu và nghèo là điều đương nhiên có trong một xã hội cho phép sự cạnh tranh.

Nhiều nhà kinh tế học khuyên  đừng quá gay gắt với khoảng cách giàu nghèo mà nên quan tâm nhiều hơn đến việc làm cho chất lượng cuộc sống của mọi người trở nên tốt hơn. và “Nên quan tâm đến phần bánh mà người nghèo nhận được là bao nhiêu, chứ không phải là phần bánh họ nhận được bằng bao nhiêu so với phần bánh mà người giàu nhất có được".

Xã hội phân hóa

Đọc bài của Trần Trọng Thức người ta thấy sự khéo léo của người viết, phải mất rất nhiều chữ nghĩa trước khi tác giả đụng vào vấn đề cốt lõi:  

“Liệu có phải việc phân chia chiếc bánh lúc nào cũng công bằng không? Chưa hẳn, vì thiếu gì trường hợp khi chiếc bánh to lên thì một số người không làm mà vẫn có ăn thậm chí còn giành phần nhiều nữa.

Đó là người giàu lên nhờ thời cơ, cũng là làm giàu chính đáng, nhưng khi ấy để rút ngắn khoảng cách với người nghèo thì phải cần đến vai trò điều tiết của thuế má, của luật pháp nghiêm minh và đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội. Mà về điều này thì hình như Việt Nam đang còn kém.”

Bất công xã hội. AFP Photo.
Bất công xã hội. AFP Photo.
Nhà báo trích dẫn báo cáo gần đây của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) về an sinh xã hội ở Việt Nam.

Theo đó các hộ trong nhóm 20% giàu nhất của Việt Nam nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 7%. Nhóm giàu nhất được hưởng tới 35% trợ cấp giáo dục còn nhóm nghèo nhất chỉ được 15%.

Tác giả nhận định rằng: “ Do Việt Nam chưa làm tốt vấn đề an sinh xã hội cho nên rất cần cảnh báo tình trạng phân hóa này bởi khi sự thiệt thòi quá nhiều nghiêng về  nhóm người nghèo thì rủi ro về mặt xã hội sẽ càng cao.

Trong khi có những người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết. Về mặt lý thuyết thì quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được "cái gì" để làm ra được "cái gì" và cho ai được hưởng.”

Đó là một số nhận định trong bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’ của nhà báo Trần Trọng Thức do Vietnam Net đưa lên mạng trong chuyên mục Tuần Việt Nam. Mục đọc báo điện tử trong nước hôm nay kết thúc ở đây, Nam Nguyên thân chào quí vị và các bạn.  

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
24/01/2010 13:03

cuộc sống của tôi cũng gọi là trung bình , có của ăn của để lại 1 chút, cha mẹ tôi là một viên chức nhà nước bình thường, nhưng đồng lương đó thì không thể nuôi sống được cho 2 chị em tôi ăn học, cha mẹ phải bươn chải kinh doanh vất vả mới có điều kiện cho chị em ăn học tử tế, nhưng tôi thương cho bao bạn bè khác của tôi, bao hoàn cảnh khác mà tôi đã từng thấy, cơm no áo ấm, học hành đầy đủ, phải chăng còn quá nhiều người chưa có được, còn một bộ phận khác thì sao, cái gọi là đầy tớ của dân, họ rất rất giàu, con cái thì phè phỡn chơi bời, lộng hành vì cha mẹ làm quan, những đồng tiền cha mẹ họ làm ra không phải từ những giọt mồ hôi, những đồng tiền đó là tham nhũng cửa quyền...

Anonymous
24/01/2010 08:33

Thế hệ cha ông chúng tôi đã nghe theo tiếng gọi ''lý tưởng XHCN tốt đẹp'' chiến đấu hết mình với hy vọng đem lại độc lập tự do cơm no áo ấm cho con cháu sau này. bây giờ chúng tôi không còn đói miếng ăn nhưng vẫn còn đó hàng ngàn hàng vạn người nghèo đói, bị cướp đất, bị coi ko còn là người và cái ''đói'' nhất hiện nay đó là đói quyền căn bản làm người...Phải chăng cha ông chúng tôi và chúng tôi đã bị lừa ???

Anonymous
24/01/2010 21:56

Tôi đã đến huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nơi có mạng lưới sông rạch chằng chịt, giao thông chính của người dân ở đây là xuồng ghe. Sống giữa bốn bề sông nước như vậy mà cái người ta thiếu thốn nhất lại là nước. Nhu cầu tối thiểu của người dân nhà nước còn chưa đáp ứng thì: nâng cao mức sống, tăng thu nhập...chỉ là lời nói, có chăng là ở một bộ phận những người có chức quyền và bộ sậu doanh nhân biết cống nạp đúng qui cách cho họ .
Sự chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị đã khiến người nông dân thời nay khi mắc bệnh nặng thì cơ hội sống duy nhất chỉ có thể có khi lên Hà Nội hay Sài Gòn, nhưng họ phải đành chờ chết vì chi phí ở những nơi đó quá cao so với thu nhập của họ .

Anonymous
23/01/2010 14:32

Nhờ ơn tư bản nước ngoài,
Không thôi thì chết hết đường kêu van.
Sợ rằng Dân lại lầm than ,
Nên phải đi vay định hướng ăn nằy !

Anonymous
23/01/2010 18:52

Truoc kia viet kieu giau bay gio viet cong cuop duoc no giau lam

Anonymous
24/01/2010 21:54

Ban Liem, dung la da bi lua, khong nhung chi cha ong ban va ban ma ca chung toi cung bi lua. Con hang van nguoi Viet nam o hai ngoai cung dang va se bi lua.

Anonymous
22/01/2010 12:45

Chưa có nơi nào có lòng biết ơn sâu sắc hơn nước ta, 35 năm trôi qua vẫn ngày ngày nhớ ơn và "khao quân" trường kì các vị và con cháu của các vị " anh hùng dân tộc " .Ngược lại nhà nước cũng rất chăm lo cho dân, luôn khuyến khích dân lo làm ăn tạo của cải vật chất cho xã hội rồi nhà nước sẽ giữ hết (gồm đất đai, nhà cửa tiền bạc v.v...) giùm cho dân ( bằng các phù phép về đường lối,chính sách kinh tế tài chính ...) để giúp dân tiết kiệm.

Anonymous
23/01/2010 15:09

Thế mà các ngài lãnh đạo luôn mồm nói là xã hội công bằng và văn minh. nhục quá đi mất

Anonymous
23/01/2010 06:38

Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồ đạc bán trước cửa nhà bán sau. Bán luôn đất biển cho Tàu. Bán dân xuất khẩu làm trâu xứ người. Ấy mà họ vẫn kêu ca. Rằng dân no ấm nhờ ơn bác Hồ. Thương cho số phận dân nghèo. Không tiền chửa bệnh phải vùi tấm thân.(nhờ ơn bác ....)

Anonymous
22/01/2010 23:42

Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc rồi còn kêu gì nữa . ăn no mặc ấm là chuyện của tương lai . còn ăn ngon mặc đẹp thì đợi XÔI THỊT xụp đổ đã hãy bàn . Mệt mỏi quá . Bần cùng hoá một bộ phận dân tộc mới có thể làm lá chắn bảo vệ chế độ . đơn giản thế còn bàn cãi làm gì .

Anonymous
23/01/2010 03:07

Lý tưởng và chủ thuyết của chủ nghĩa CS là chuyên chính vô sản, mọi người bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên chính người CS là những người giàu nhất ở VN. Chống tư bản để rồi trở thành tư bản đỏ.

Anonymous
23/01/2010 23:18

tác giả rất khôn khéo diễn tả thực trạng hiện nay của nước Việt nam. Những nhóm người giàu mà tác giả nếu là những nhóm cán bộ đảng viên và thân nhân của họ. Họ dùng quyền để làm ra tiền và dùng quyền để cướp tiền.
Hiện nay những họ giàu có vốn phần lớn là cán bộ đảng viên của Đảng CS. Với quyền lực tự ban hành luật pháp và chính trị thì họ có thể liều lái kinh tế, đường lối làm ăn theo ý họ. Cũng như những công ty dầu hỏa Việt Nam điều nằm trong tay những đảng viên ĐCS hay là thân nhân của họ. Tiếp theo đó là tham nhũng, cắt tiền viện trợ của nước ngoài.

Tóm lại, nếu người dân việt nam vẫn tiếp tục sợ hải, chấp nhận chế độc XHCN (độc tài cai trị của Đảng CS) thì việc Đảng ta làm giàu, dân ta càng nghèo vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.

Anonymous
24/01/2010 11:49

Ban Khoa o Hoa Ky co " mo ngu " khong?

Anonymous
23/01/2010 00:44

Kinh goi quy bao RFA va cac ban doc gia
Su giau ngheo o dau cung co ca. Nhung co mot diem khac la su chenh lech lon hay nho. Xa hoi Viet Nam ngay nay phat trien va thay doi rat nhieu nhung cai giau va ngheo co mot khong cach qua lon va that su kho ma thu hep no lai. Qua cach nhin do chung ta co the noi luan phap hanh chanh cua Viet Nam co rat nhieu ke ho can bang can cang cua xa hoi. Con hon the nua la tham nhung khong duoc ngan chan kien cang ngheo hon. Vi du nhung cong trinh xa hoi khong dat tieu chuan ma phai lay su dam sat cua nuoc ngoai van nhung ky su tot nghiep khong duoc trong dung dung cho ket qua mat chat xam cho to quoc. Mong rang nguoi Viet Nam minh phai hoc hoi them nhung cai thanh cong o My coi mo hon va luon la nguoi Viet Nam.

Anonymous
23/01/2010 01:33

Nguoi nhieu nhat 389.000.000 dong
Nguoi it 30.000 dong
Nguoi nong dan chi xin 1 cu khoai thoi....

Anonymous
24/01/2010 17:12

xin dung cuop cua nguoi ngheo dua cho can bo

Anonymous
24/01/2010 20:19

Cac ban hay vao www.angeltech.us/viet-anywhere cac ban se viet duoc chu co dau, chuc cac ban vui.

Anonymous
23/01/2010 17:23

Tôi rất tâm đắc với lời của tác giả "Chi và NH N".Đôi với chế độ toàn trị "CSVN",sự bất công trong xã hội là điều tất yếu và quy luật muôn đời,không thể cải thiện mà là cần một cuôc canh mạng dân chủ toàn diện thì có cơ may đem đến cuộc sự văn minh, công bằng,hạnh phúc.Hơn 60 năm qua chế độ csvn không có cái dó mà NDVN cần.Cho nên không lúc nào cấp thiết bằng lúc này là mọi người VN tiếp tay phong trào dân chủ,nhằm nhanh xẩy ra tiến trình cách mạng dân chủ ở VN.

Anonymous
24/01/2010 04:38

dang cong san la dang an cuop, rut xuong mau dong bao vietnam

Anonymous
24/01/2010 15:50

XHCN. Mot Thien Duong Khong Tuong ! CSVN sau gan 35 nam thuc hien da dua Viet Nam tu :XHCN= Xep Hang Ca Ngay.Chuyen sang:- Xao Het Cho Noi.Roi den:- Xuong Hang Cho Ngua.Tien toi:- Xa Hoi Cho Ngap.Sau cung: - Xuong Ho Ca Nuoc . VN se la 1 Tinh cua Tau Cong.

Anonymous
24/01/2010 17:08

dang cong san hay la to chuc mafia

Anonymous
24/01/2010 18:56

Danh sách top 100 giàu nhất nước toàn của mấy bà vợ hoặc chị em mấy cha cán bộ , cướp tiền công quĩ chuyển qua đó là được rửa sạch ngay ! kinh tởm .

Anonymous
23/01/2010 23:37

Tinh uu viet cua che do xa hoi chu nghia la san bang giai cap. Gio day trong giai doan qua do (sau giai doan qua kho) thi duong nhien la con ton tai. Noi gi thi noi chu nhung nguoi giau o Viet nam dau co giau bang Bill Gates o My con nguoi ngheo thi chac chan la khong ngheo bang dan bi nan dong dat o Haiti thi khoang cach giau ngheo co la bao. Bon phan dong khong biet muon gi ma reu rao khoang cach giau ngheo. Mot nuoc xa hoi chu nghia vi dai cai gi cung dung dau thien ha nhu Trung quoc anh em nui lien nui song lien song moi ho rang lanh voi ta cung co nguoi giau va nguoi ngheo vay. Bon phan dong ben ngoai cha biet gi chi biet keu to..

Anonymous
24/01/2010 16:00

Không ưa thì dưa có ròi. Đúng là vớ vẩn, nước nào và ở đâu trả thế.

Anonymous
23/01/2010 14:26

Nhờ ơn tư bản nước ngoài,
Không thôi thì chết hết đường kêu van.
Nền kinh tế đi vay theo định hướng ăn mằy !

Anonymous
23/01/2010 14:18

Danh sach Top 100 nguoi giau nhat Viet Nam
http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/cpduongnhiem/cpduongnhiem.html

Anonymous
23/01/2010 01:04

chi co DANG CONG SAN giau ma thoi

Anonymous
24/01/2010 06:28

Lịch-sử cho thấy khi sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo quá xa, và đến một giới-hạn nào đó sẽ xảy ra một cuộc cách-mạng! Taị VN, giai-cấp thống-trị hiện nay chính là đảng CS đã một mặt vơ vét hết tài-nguyên của Quốc-Gia, mặt khác vay mượn khắp các nước trên thế-giới để bỏ vào túi hoặc chuyển ngân ra ngoại-quốc. Họ đã trở thành những tên Tư-Bản Đỏ giầu sụ trong khi đại đa-số nhân-dân thì nghèo đói cùng cực. Đảng CSVN ngày nay chẳng phải là CS giáo-điều gì nữa, chúng chỉ là một bọn ma-đầu Mafia kết nối với nhau bằng quyền-lợi để sống còn mà thôi! Hy-vọng ngày toàn dân vùng lên "biến căm-hờn thành hành-động" sẽ không còn bao lâu nữa!