Liều thuốc 1% không cứu được doanh nghiệp

Quyết định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình hạ 1% lãi suất ngân hàng từ ngày 13/3/2012 đã chẳng thể làm giảm âu lo, khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam báo cáo có tới hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 vì làm ăn khó khăn.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012.03.16
Doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam.
RFA/AFP

Chữa cháy mà không bơm nước


Trả lời Nam Nguyên vào tối 15/3, ông Bùi Kiến Thành chuyên gia kinh tế cao cấp từ thủ đô Việt Nam lên tiếng báo động về tình trạng thập tử nhất sinh của cộng đồng doanh nghiệp. Ông nói:
 
“Nếu như hôm nay ngay giữa thành phố Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà Sở Cứu hỏa Hà Nội không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình nó sẽ như thế nào? Còn hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’ vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động, để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý. Vì vậy những giới chức có thẩm quyền nên sớm giải quyết vấn đề tín dụng để cho doanh nghiệp có thể họat động, có thể tồn tại và có thể đóng một vai trò tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước.”

hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’ vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động, để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.
ông Bùi Kiến Thành           


Trong số các loại lãi suất được giảm 1% theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia cũng như doanh nghiệp và người dân chú ý nhất là trần lãi suất huy động tiền đồng từ 14% còn 13% và lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay cũng từ 15% còn 14%.

Tất cả báo mạng điện tử như Vnexpress, VietnamNet, Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, SaigonTimes đồng loạt đưa tin về sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bìnhkiện lần đầu tiên Việt Nam hạ 1 điểm phần trăm lãi suất kể từ 2009 cho tới nay. Báo chí cũng đồng loạt đưa tin về bản Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2011 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hôm 14/3. Bản báo cáo cho thấy cho đến ngày 31/12/2011 cả nước có hơn 620.000 doanh nghiệp có giấy phép nhưng thực tế chỉ có khoảng 290.000 doanh nghiệp còn hoạt động và hơn 79.000 doanh nghiệp đã giải thể.

Liên quan đến sự kiện 79.000 doanh nghiệp đã giải thể trong vòng 12 tháng. Và liệu quyết định hạ giảm lãi suất 1% có giúp ích gì đáng kể cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, vốn là xương sống của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:

 “Nó chẳng giúp ích gì được nhiều tại vì cộng đồng doanh nghiệp đã nói nhiều lần lãi suất 17%-18% trở lên thì không thể nào làm việc được vì lãi suất 13% là lãi suất huy động, nếu cộng thêm 3%-4% chênh lệch giữa huy động và cho vay thì lãi suất vẫn rất là cao 17%-18% cộng đồng doanh nghiệp không thể làm việc được.”

Trò chuyện với Nam Nguyên, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh điều ông gọi là tình trạng khẩn trương, vì theo Phòng Thương Mại thì một số rất lớn doanh nghiệp gần như chiếm một nửa số doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ là đình đốn là phá sản. Vẫn theo lời ông Bùi Kiến Thành thì, ngay từ bây giờ Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải tìm giải pháp để cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, tức phải thấp nhiều hơn so với lãi suất hiện tại.

Tiền đồng đang được gửi vào ngân hàng. AFPVị chuyên gia Việt kiều đưa ra một mức lãi suất vay vốn cụ thể là phải thấp hơn 10% thì doanh nghiệp Việt Nam mới có cái thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Bởi vì ở các nước khác doanh nghiệp chỉ phải chịu lãi suất vốn vay từ 4% tới 6% thôi, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với lãi suất cao hiện nay thì không thể hoạt động được.

Muốn vay lãi suất 17%-18% của ngân hàng phải là doanh nghiệp Nhà nước chứ doanh nghiệp tư nhân khó được lãi suất này. Để làm ăn có lãi thì lãi suất phải 1% dưới 1% một tháng thôi, còn hơn 1% thì thực sự là khó khăn.
Ô.Võ Văn Đức Bảy


Trên thực tế các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây đã có những nỗ lực phi thường để tồn tại tránh chuyện đóng cửa giải thể. Trường hợp của nhà sản xuất ngành nhựa Võ Văn Đức Bảy ở TP.HCM có thể xem là một thí dụ chung cho các doanh nghiệp tư nhân:

 “Khó khăn lắm, hiện nay lãi suất ngân hàng cao quá mà trong bối cảnh tình hình kinh tế lạm phát thì sức mua cũng yếu, giá điện giá xăng dầu thì tăng…các doanh nghiệp sản xuất đều rất khó khăn. Hiện nay người sản xuất phải vay lãi suất trên 2% một tháng vị chi 24% một năm. Lãi suất ngân hàng thì 17%-18% nhưng khó vay lắm, phải thế này thế kia cộng chung lại phải 2% một tháng mà phải là quen biết. Muốn vay lãi suất 17%-18% của ngân hàng phải là doanh nghiệp Nhà nước chứ doanh nghiệp tư nhân khó được lãi suất này. Để làm ăn có lãi thì lãi suất phải 1% dưới 1% một tháng thôi, còn hơn 1% thì thực sự là khó khăn.” 


Một ngày sau khi quyết định hạ đồng loạt 1% lãi suất có hiệu lực, hôm 14/3 VnExpress trích lời ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định là sẽ đưa mặt bằng lãi suất cho vay về 14,5% cho tới 16,5% một năm. Tuy nhiên Thống đốc cũng thừa nhận, mức lãi suất như vừa nêu vẫn là cao so với năng lực Chuyên gia kinh tế cấp cao Bùi Kiến Thành. Photo thitruongnews.comcủa doanh nghiệp Việt Nam.

Cần giải quyết gốc lạm phát


Được yêu cầu nhận định về quyết định hạ giảm lãi suất 1% của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh chung của nền kinh tế, chuyên gia tài chánh Lê Trọng Nghi từ Saigon nói rằng, có thể xem đây là một dấu hiệu tích cực nhưng hơi hướm của nó vẫn mang tính cách mệnh lệnh hành chánh. Ông nói:

Dù là 1%, 2% hay 3% đi nữa thì vấn đề chính của Việt Nam không phải là hạ lãi suất xuống mà là phải hỗ trợ các doanh nghiệp hay hỗ trợ nền kinh tế, tức đặt ra vấn đề giải quyết lạm phát như thế nào thôi. Chứ còn hạ 1%-2% hay 3% cũng chẳng là một giải pháp mà chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Ông Bùi Kiến Thành


“Dù là 1%, 2% hay 3% đi nữa thì vấn đề chính của Việt Nam không phải là hạ lãi suất xuống mà là phải hỗ trợ các doanh nghiệp hay hỗ trợ nền kinh tế, tức đặt ra vấn đề giải quyết lạm phát như thế nào thôi. Chứ còn hạ 1%-2% hay 3% cũng chẳng là một giải pháp mà chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Vấn đề cốt lõi vẫn là lạm phát còn mọi vấn đề khác tôi cho là khá nhẹ nhàng chẳng cần phải loay hoay với nó.”

Trong các phát biểu được báo chí trích thuật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hứa hẹn mỗi quí có thể giảm 1% lãi suất và như thế đến cuối năm 2012 trần lãi suất huy động có thể hạ xuống mức 10% một năm.

Đối với chuyên gia kinh tế cấp cao Bùi Kiến Thành, nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đúng chức năng một ngân hàng trung ương thì đã không để xảy ra tình trạng cộng đồng doanh nghiệp gần như tê liệt vì không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng với lãi suất hợp lý. Hiện nay theo một số ý kiến thì ngân hàng thương mại không thể huy động vốn dưới mức lãi suất 13%-14%, vì thế không thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp được. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:

Ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp 3%-4% để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất dưới 10%. Việc này tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm trong tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Ông Bùi Kiến Thành


Ngân hàng Nhà nước “Tôi đã nhiều lần kiến nghị rằng, việc cung ứng lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của ngân hàng trung ương, vì ngân hàng trung ương có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai cả. Ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp 3%-4% để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất dưới 10%. Việc này tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm trong tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại không huy động được vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thì lúc đó sự việc trở thành nhiệm vụ của ngân hàng trung ương phải giải quyết, chứ không thể nào để cho doanh nghiệp chết được.”

Ngay khi công bố quyết định hạ giảm trần lãi suất huy động 1%, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhìn nhận là dù tình hình kinh tế tài chính có cải thiện song chưa phải lúc ổn định bền vững và lâu dài, nên tạm thời vẫn phải dùng biện pháp hành chính. Theo VnExpress, ông Bình nói như thế, khi trả lời câu hỏi của báo chí là áp đặt trần lãi suất kiểu hành chính khó hiệu quả vì trong quá khứ trần lãi suất huy động là 14% nhưng chuyện vượt trần nhan nhản thị trường.

Các chuyên gia độc lập mà chúng tôi tiếp xúc đã phản ánh những quan điểm rất đáng chú ý, khi các ông tỏ ra bàng quan đối với vấn đề hạ giảm lãi suất bằng mệnh lệnh hành chính. Thật vậy, khi nào Ngân hàng Nhà nước chưa hành xử như một ngân hàng trung ương và khi nào chưa giải quyết được vấn đề lạm phát cao nhất châu Á thì Việt Nam vẫn chưa có lãi suất vay vốn hợp lý cho cộng đồng doanh nghiệp được.      

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.