Tái sinh rác thải ở Việt Nam

Ý thức trong vấn đề vứt bỏ các lọai rác thải sinh họat hằng này là vấn đề được nói nhiều ở Việt Nam.
Gia Minh, phóng viên RFA
2009.04.20
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Tuy nhiên, cho đến nay tình hình vẫn chưa tiến triển là bao khi mà người ta vẫn thấy rác được thải bỏ một cách vô ý thức tại nhiều nơi.

Rác thải trên đường phố
Rác thải trên đường phố cũng là một trong những nguyên nhân làm nước đục và nhiễm bẩn. AFP photo
AFP photo
Hồi năm ngoái, sinh viên thuộc sáu trường đại học tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được kêu gọi tham gia cuộc thi mang tên 'Ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng'. Trong các ý tưởng nhận được giải có hai ý tuởng thuộc lĩnh vực môi trường.

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, mời quí thính giả cùng nghe hai sinh viên đọat giải trình bày ý kiến về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường hiện nay trong nước cũng như đôi nét về đề tài giúp họ chiến thắng trong cuộc thi.

Ý thức trách nhiệm về rác

Nhóm ba sinh viên Đoàn thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Thủy Tiên và Trần Hoàng Khánh, thuộc Khoa Nông nghiệp & Bộ môn Thông tin Thư viện, Đại học Cần Thơ nhận được giải nhì của cuộc thi với đề tài ' Sự Tái sinh của Rác thải'.

Ý thức của người dân về rác chưa được nâng cao vì người ta không biết cách phân lọai rác.Dự án thì có nhưng dân thì chưa đủ kiến thức để phân lọai. Chưa có chương trình nào giúp cho họ. Ở Hà Nội cũng có thực hiện nhưng không hiệu quả vì lý do tương tự.
Đoàn thị Kiều Tiên

Riêng bạn Đoàn Thanh Danh, Khoa Môi trường, Đại học Cần Thơ được giải khuyến khích với đề tài 'Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng'.

Vậy những người quan tâm đến tình hình rác thải gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam có những nhận định ra sao về thực trạng đó?

Bạn Đoàn thị Kiều Tiên có ý kiến:

Ý thức của người dân về rác chưa được nâng cao vì người ta không biết cách phân lọai rác.Dự án thì có nhưng dân thì chưa đủ kiến thức để phân lọai. Chưa có chương trình nào giúp cho họ. Ở Hà Nội cũng có thực hiện nhưng không hiệu quả vì lý do tương tự.

Thường ở đây người dân hay nói không có thời gian để bỏ rác theo từng lọai; ít ai nghĩ về môi truờng. Cả thành phố Cần Thơ chưa có đến 1/3 ý thức hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Việc đầu tư xây dựng nhà xử lý rác cũng phải có trách nhiệm.

Ngay cả nhà chức trách cũng không phải ai cũng có trách nhiệm.

Thường ở đây người dân hay nói không có thời gian để bỏ rác theo từng lọai; ít ai nghĩ về môi truờng. Cả thành phố Cần Thơ chưa có đến 1/3 ý thức hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Việc đầu tư xây dựng nhà xử lý rác cũng phải có trách nhiệm.
Đoàn thị Kiều Tiên

Và Đoàn Thanh Danh trình bày về tình trạng mà bạn quan sát được:

Ý thức hiện nay tốt hơn lúc trước nhiều nhưng chưa đạt bằng các nước phương Tây đâu.

Tôi có tham gia cùng một thầy làm dự án phân lọai rác; khi có hỗ trợ chút ít tài chính thì dân cũng biết phân lọai được rác.

Dự án phân lọai rác bị phá sản vì khi phân lọai ở nhà xong đến lúc đưa ra bãi rác thì đổ chung với nhau nên như không… Nhiều nhà máy làm ra phân compost nhưng không tìm được đầu ra nên tiền bạc nào mà chịu cho nổi.

Người ta ước tính nếu thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý, xử lý rác ở riêng Cần Thơ… thì tốn khoảng chi phí rất cao. Nhưng sau 20 năm sẽ thu hồi lại vốn và có lãi.

Dự án phân lọai rác bị phá sản vì khi phân lọai ở nhà xong đến lúc đưa ra bãi rác thì đổ chung với nhau nên như không… Nhiều nhà máy làm ra phân compost nhưng không tìm được đầu ra nên tiền bạc nào mà chịu cho nổi.
Đoàn Thanh Danh

Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường

Đề tài 'Sự tái sinh của rác thải' đưa ra giải pháp gì cho một thực trạng khá nhức nhối trong nước là rác thải không phân hủy đang gây ô nhiễm cho nhiều nơi. Bạn Đoàn Thị Kiều Tiên trình bày:

Rác thu hồi về thì sử dụng công nghệ CDW, sau đó phân lọai ra rác hữu cơ và vô cơ. Rác hữu cơ sẽ cho ruồi lính đen ăn và thải ra thành phân; phân hữu cơ này có thể thu hồi để bán ra thị trường.

Dùng truyền hình để tuyên truyền ý thức. Quan trọng là nội dung chương trình: chủ yếu là cách giáo dục ý thức như chương trình về ý thức giao thông.Lâu nay có tuyên truyền rồi nhưng không hiệu quả, lý do là chính quyền chưa thực sự quan tâm, người ta không đầu tư tiền bạc nhiều.
Đoàn Thị Kiều Tiên

Ruồi được nuôi từ Đại học Cần Thơ và chỉ dùng để xử lý rác và chúng không gây hại cho con người.

Các lọai rác khác thì dùng công nghệ khác để tạo thành bê tông…

Đối với ý tưởng tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng của bạn Đoàn Thanh Danh thì có thể nói khá đơn giản như sau:

Dùng truyền hình để tuyên truyền ý thức. Quan trọng là nội dung chương trình: chủ yếu là cách giáo dục ý thức như chương trình về ý thức giao thông.Lâu nay có tuyên truyền rồi nhưng không hiệu quả, lý do là chính quyền chưa thực sự quan tâm, người ta không đầu tư tiền bạc nhiều.

Phải có đầu tư về đội ngũ chuyên môn về môi trường.

Có  ý kiến nói nếu mỗi người đều góp một tay, và chính quyền quan tâm đầy đủ, có biện pháp thích đáng, chi phí thích hợp thì tình trạng sẽ được khắc phục.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/01/2010 18:08

cần có chế táỉư phạt thật nặng,với mức phạt như hiện nay là quá thấp