Báo động về ô nhiễm tại đồng bằng Sông Cửu Long

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam được là khu thiên nhiên rộng lớn với bao kênh rạch, cây trái và sinh vật tự nhiên.
Gia Minh, phóng viên RFA
2008.12.15
Hóa chất thải ra từ các nhà máy Hóa chất thải ra từ các nhà máy đa số không qua các hệ thống xử lý nước thải.
Photo Vietnamnet

.Tuy vậy, họat động công nghiệp hóa và tiến trình đô thị hóa thiếu quy họach khoa học và tầm nhìn xa cũng đang gây ô nhiễm với tốc độ nhanh chóng cho vùng này.Vấn đề đang được nhìn nhận và giải quyết ra sao?

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh hỏi chuyện giám đốc Chi cục Bảo vệ Môi trường Khu vực Tây Nam Bộ, ông Phạm Đình Đôn, về vấn đề đó. Trước hết ông này thừa nhận về tình trạng gây ô nhiễm ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay.

Ông Phạm Đình Đôn: ĐBSCL cũng tiềm ẩn những vấn đề môi trường rất lớn. Hiện có 15 khu và cụm công nghiệp, trong số này có 14 khu do chính phủ phê duyệt. Có hơn 14 ngàn các doanh nghiệp nên vấn đề ô nhiễm là vấn đề lớn. Tại đây cũng có phát triển nuôi trồng thủy sản: nuôi cá tra, cá ba sa; rồi các khu dân cư đa số chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

ĐBSCL cũng tiềm ẩn những vấn đề môi trường rất lớn. Hiện có 15 khu và cụm công nghiệp, trong số này có 14 khu do chính phủ phê duyệt. Có hơn 14 ngàn các doanh nghiệp nên vấn đề ô nhiễm là vấn đề lớn.
Ông Phạm Đình Đôn

Tăng cường  thanh tra và xử phạt

Gia Minh: Ngoài việc thanh tra để xử phạt,còn việc xây dựng các khu xử lý chất thải thì được bao nhiêu?

Ông Phạm Đình Đôn: Các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý tập trung một các triệt để: có khu xây dựng rồi nhưng chưa đạt yêu cầu xử lý, có khu đang xây, còn có khu thì mới trên dự án..

Gia Minh: Nếu không làm ngay thì khi ô nhiễm rồi thì chi phí làm sạch sẽ rất lớn?

Ông Phạm Đình Đôn: Tất nhiên là lớn nhưng phải nghiên chỉnh thực hiện. Đối với các dự án đã họat động thì tăng cường kiểm tra giám sát, xử phạt; đối với các dự án chưa có thì phải đầu tư; đối với dự án mới thì phải tăng cường công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường không thể lọt lưới những dự án với công nghệ có thể gây ô nhiễm…

Gia Minh: Xử phạt thì mức phạt lâu nay nhẹ;từ đó nguời ta sẵn sàng nộp phạt vì như thế vẫn thấp hơn mức phạt?

Ông Phạm Đình Đôn: Tôi thừa nhận là mức phạt còn nhẹ so với chi phí xử lý; tuy nhiên nay vẫn phải chấp nhập qui định của pháp luật hiện hành. Nhà nước thì đang xem xét sửa đổi.

Ngoài ra còn có các biện pháp xử lý bổ sung như ngừng họat động gây ô nhiễm hoặc buộc thực hiện các biện pháp xử lý đạt yêu cầu thì mới cho họat động lại.

Đối với các dự án đã họat động thì tăng cường kiểm tra giám sát, xử phạt; đối với các dự án chưa có thì phải đầu tư; đối với dự án mới thì phải tăng cường công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường không thể lọt lưới những dự án với công nghệ có thể gây ô nhiễm…
Ông Phạm Đình Đôn

Gia Minh: Có trường hợp nào mà khó xử không?

Ông Phạm Đình Đôn: Đó là những dự án đầu tư rồi mà không có vốn để đầu tư vốn cho hệ thống xử lý. Nhiều  công nghệ đã đầu tư nhưng không đáp ứng yêu cầu về xử lý.

Gia Minh: Biện pháp của các cơ quan chức năng là gì?

Ông Phạm Đình Đông: Chúng tôi cho di dời các nhà máy vào khu công nghiệp tập trung nơi có nhà máy xử lý tập trung. Ngoài ra còn giúp đất đai, công nghệ và  vốn cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý.

Gia Minh: Lực lượng thanh kiểm tra và cảnh sát môi trường thế nào?

Ông Phạm Đình Đôn: Vùng cũng ở trong tình trạng chung của cả nước, lực lượng còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu.

Phải làm mạnh công tác bảo vệ môi trường

Gia Minh: Họat động sản xuất sạch hơn tại Vùng ĐBSCL thì được các doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện đến đâu?

Ông Phạm Đình Đôn: Hiện có một số doanh nghiệp đã ứng dụng.

Bãi rác tại vùng này rất phức tạp do dây là vùng đầt ngập nước và mùa mưa kéo dài đến 6 tháng. Các dự án chưa hoàn thiện mới đang trên bước xây dựng dự án.
Ông Phạm Đình Đôn

Gia Minh: Khu dân cư thì chưa có hệ thống xử lý tập trung và các khu tập trung rác ra sao?

Ông Phạm Đình Đôn: Dân thì nay chủ yếu xử dụng các hệ thống hầm tự họai; còn lại chủ yếu là thoát nước thải và đang chỉ ớ mức xây dựng các dự án xử lý nứoc thải tập trung.

Bãi rác tại vùng này rất phức tạp do dây là vùng đầt ngập nước và mùa mưa kéo dài đến 6 tháng. Các dự án chưa hoàn thiện mới đang trên bước xây dựng dự án.

Các việc này đòi hỏi chi phí rất lớn, nhà nước đang kiếm các đối tác để đầu tư. Nền kinh tế còn khó khăn, nên vấn đề rác thải vẫn còn diễn ra.

Gia Minh: Có ý kiến cho rằng vùng đồng bằng sông Cửu Long có khả năng tự hồi phục vì đây là vùng rộng?

Ông Phạm Đình Đôn: Khả năng tự làm sạch của các hệ thống tự nhiên chỉ có tác động vừa phải; nên vẫn phải làm mạnh công tác bảo vệ môi trường mà không ỷ lại vào sự làm sạch của tự nhiên.

Gia Minh: Còn họat động tuyên truyền cho doanh nghiệp và nguời dân thì thế nào?

Ông Phạm Đình Đôn: Vấn đề môi trường liên quan đến các ngành từ sản xuất, từ đời sống đến giáo dục nên mọi lĩnh vực phải thực hiện tốt. Mọi nguời đều có phát ra nguồn thải nên phải cùng nhau thực hiện bảo vệ môi trường thì mới làm tốt được.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.