Tình trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam

Trước tình hình khí hậu trái đất thay đổi và ấm dần lên do khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang tìm những biện pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu những tác động từ hiện tượng đó gây nên.

0:00 / 0:00

Chính phủ phải chi ra nhiều tỷ đồng, trong đó có việc phục hồi những khu rừng ngập mặn ven biển. Đây là một hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam, tuy nhiên trong thời gian qua bị tàn phá khá nhiều.

Hiện tại VN, Bộ Tài nguyên có một dự án kết hợp với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn với kinh phí chừng hai ngàn tỷ đồng. Một dự án thứ hai nữa là do Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn sử dụng nguồn quĩ của dự án 5 triệu héc ta rừng.

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh mời quí thính giả cùng nghe giáo sư- tiến sĩ khoa học Phan Nguyên Hồng, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hệ Sinh thái Rừng ngập mặn thuộc trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, trình bày về tình trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện nay ở Việt Nam.

Kế hoạch đối phó còn nhiều bức xúc

Gia Minh: Trong kế hoạch đối phó với hiện tượng nước biển dâng, mà phía trung tâm của giáo sư được mời tham gia thì đó là những dự án nào?

Gs Phan Nguyên Hồng: Hiện tại VN, Bộ Tài nguyên có một dự án kết hợp với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn với kinh phí chừng hai ngàn tỷ đồng. Một dự án thứ hai nữa là do Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn sử dụng nguồn quĩ của dự án 5 triệu héc ta rừng.

Trong thời gian gần 10 năm qua thì làm không được nhiều và làm chẳng đến nơi đến chốn. Thực ra có nơi làm tốt nhưng có nơi thì trồng rồi bỏ đấy không chăm sóc.<br/>

Gia Minh:Việc trồng rừng ở đầu nguồn và rừng ngập mặn thì có những tác động gì?

Gs Phan Nguyên Hồng: Trồng 5 triệu héc ta rừng chủ yếu là rừng phòng hộ thì có tác dụng là bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng chống xói mòn ven biển.

Gia Minh: Dự án 5 triệu héc ta rừng thì cũng làm lâu rồi vậy đến nay được đến đâu rồi?

Gs Phan Nguyên Hồng: Trong thời gian gần 10 năm qua thì làm không được nhiều và làm chẳng đến nơi đến chốn. Thực ra có nơi làm tốt nhưng có nơi thì trồng rồi bỏ đấy không chăm sóc. Nay thì nhiều người thấy làm thế là có hại nên Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn được nhà nước giao cho kiểm tra đôn đốc. Nhưng việc đó làm được đến đâu còn do ý thức của cán bộ địa phương chứ không phải các nơi đều như nhau.

Thực tế thì có mâu thuẫn lớn. Trước đây cho phá rừng ngập mặn để nuôi tôm hay làm hoạt động kinh tế khác như nuôi tôm, làm muối…Bây giờ hậu quả là có những chổ khó để phục hồi, vì đất thoái hóa nặng, đất chặt lại…<br/>

Gia Minh: Còn về rừng ngập mặn thì thế nào?

Gs Phan Nguyên Hồng: Thực tế thì có mâu thuẫn lớn. Trước đây cho phá rừng ngập mặn để nuôi tôm hay làm hoạt động kinh tế khác như nuôi tôm, làm muối…Bây giờ hậu quả là có những chổ khó để phục hồi, vì đất thoái hóa nặng, đất chặt lại…

Hiện nhà nước nếu không có quyêt tâm lấy lại đất đã cho đấu thầu để nuôi tôm thì khó lắm. Một số tổ chức rất muốn giúp VN phục hồi rừng ngập mặn nhưng không có đất, dù đất bõ hoang, mà đó là đất đã giao cho chủ đầm tôm. Chỉ có nhà nước mới có khả năng giải quyết

Ví dụ ở Khánh Hòa thì phá tan hết, nay chỉ còn một số rất ít ở xã Ninh Ích. Toàn bộ bán đảo Cam ranh trước đây nhiều nhà khoa học Việt Nam như ông Phạm Hoàng Hổ, ông Lê Công Kiệt, ông Phùng Trung Công Ngân, cùng giáo sư Paris làm nghiên cứu rất kỹ ở phía Tây Bán đảo Cam Ranh; nhưng nay thì không còn vết tích gì cả

Nhận thức người dân

Gia Minh: Vậy phải làm gì để có thể hồi phục?

Hiện nhà nước nếu không có quyêt tâm lấy lại đất đã cho đấu thầu để nuôi tôm thì khó lắm. Một số tổ chức rất muốn giúp VN phục hồi rừng ngập mặn nhưng không có đất, dù đất bõ hoang, mà đó là đất đã giao cho chủ đầm tôm. Chỉ có nhà nước mới có khả năng giải quyết<br/>

Gs Phan Nguyên Hồng: Thường phải có nhận thức của người dân, cho tiền nhưng họ phải trồng thế nào. Thứ nữa cần phải vài năm cho nước triều vào, khai lại kênh mương cho nước biển ra vào để đất có bùn, phù sa thì trồng mới hiệu quả.

Gia Minh: Còn vùng đồng bằng Sông Cửu Long thì thế nào?

Gs Phan Nguyên Hồng: Hiện tình hình cũng tương đối tiến triển tốt,dân cũng nhận thức được rồi nhất là qua cơn bão Linda năm 1997 và sau này những đợt gió mùa đông bắc- tức gió chướng - ảnh hưởng làm xói lở thì người dân nhận ra việc phá rừng ngập mặn là rất nguy hiểm; dần dần nhận thức khác lên như ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu , Bến Tre.

Gần đây một số nước như Đức, Hà Lan, Đan Mạch họ hổ trợ chừng 1 triệu đô cho những tỉnh đó nên khả năng phục hồi rừng ngập mặn là có khả năng.

Gia Minh: Còn các rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển phía bắc thì thế nào?

Phía bắc thì rất may là từ những năm 90, nhất là từ năm 94 đến 2005 thì một số tổ chức của Nhật bản và Đan mạch giúp cho trồng được gần 22 ngàn hécta. Những rừng này giúp bảo vệ đê trong những cơn bão năm 2005, 2007. Những nơi không còn rừng thì bị bão đánh tan đê<br/>

GS Phan Nguyên Hồng: Phía bắc thì rất may là từ những năm 90, nhất là từ năm 94 đến 2005 thì một số tổ chức của Nhật bản và Đan mạch giúp cho trồng được gần 22 ngàn hécta. Những rừng này giúp bảo vệ đê trong những cơn bão năm 2005, 2007. Những nơi không còn rừng thì bị bão đánh tan đê. Ba cơn bão lớn năm 2005 phá tan tành một số đê ở Thanh Hóa, Hải Phòng vì nơi đó không còn rừng.

Gia Minh: Dân cũng thấy vai trò quan trọng, nhưng có ý kiến nói việc trồng rừng đó chưa gắn kết với lợi ích kinh tế hằng ngày của dân, vậy biện pháp đó được lưu ý ra sao?

Gs Phan Nguyên Hồng: Hầu hết những địa phương quan tâm việc trồng rừng thị hiệu quả rất rõ, vì người dân họ được hưởng lợi rất rõ: sau khi trồng rừng cua giống từ biển vào nhiều hơn, hải sản trên những bãi lầy cũng phát triển…Vừa có lợi chung và lợi riêng thì dân không còn phá rừng nữa.

Gia Minh: Cám ơn giáo sư về cuộc nói chuyện vừa rồi.

Hồi năm rồi giáo sư Phan Nguyên Hồng được Quỹ Expo’90 của Nhật Bản trao giải thưởng Cosmos. Đây là giải thưởng dành cho những cá nhân và tổ chức có những đóng góp khoa học quan trọng trong lĩnh vực sự sống, sự phụ thuộc giữa sinh vật với môi trường, sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Giáo sư Phan Nguyên Hồng là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng này

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.