Bảo vệ môi trường: thay thế túi nylon bằng loại túi nhựa tự hủy
2009.03.30

Nhiều nơi trên thế giới đã có kế họach giảm thiểu việc sử dụng túi nylon bằng các lọai túi đựng bằng chất liệu có thể tự tiêu hủy. Ở Việt Nam, gần đây cơ quan chức năng cũng đề cập đến biện pháp đó.
Vậy để có thể thay thế cho túi nylon đang phổ biến ở Việt Nam, thì giới chuyên môn đang có những sản phẩm thay thế như thế nào?
Sản phẩm “Túi thân thiện môi trường”
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, mời quí thính giả cùng nghe trình bày một số thông tin liên quan vấn đề vừa nêu.
Trước hết đối với lọai túi nylon đang được sử dụng nhiều hiện nay, một công ty tại thành phố Hồ Chí Minh là Công ty Phúc Lê Gia cho biết họ có thể sử dụng nó như là một nguyên liệu chính để sản xuất ra lọai túi thân thiện môi trường, với tính năng tự phân hủy. Ông Lê Lộc, giám đốc Công ty Phúc Lê Gia trình bày về sản phẩm đó:
Chúng tôi sản xuất ra túi nylong dạng tự hủy 100%. Cách đây hai năm chúng tôi có lancé ra túi Biocom, nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, nhưng tính chất phân hủy không chính xác- cần thời gian và nhiệt độ cao thành ra phải thêm một hóa chất tự hủy nhập từ HongKong.
Ô.Lê Lộc, Giám đốc
Chúng tôi tiến hành họat động này từ năm 2004; chúng tôi chọn lực nguyên liệu PE, tức là polyetylene- túi ny lon. Chúng tôi nghiên cứu, tổng hợp, mua nguyên liệu từ trong nước và nước ngoài. Chúng tôi sản xuất ra túi nylong dạng tự hủy 100%. Cách đây hai năm chúng tôi có lancé ra túi Biocom, nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, nhưng tính chất phân hủy không chính xác- cần thời gian và nhiệt độ cao thành ra phải thêm một hóa chất tự hủy nhập từ HongKong. Sản phẩm mới này đã đăng ký tại Việt Nam và ở Hoa Kỳ với tên “eco- friendly environment plastic bag”.
Không chỉ riêng Công ty Phúc Lê Gia, mà theo báo chí trong nước thì gần đây một số công ty, đơn vị khác cũng có quảng cáo về sản phẩm túi nhưa tự hủy do họ sản xuất ra.
Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu tại thành phố Hồ Chí Minh có nhận xét về những sản phẩm được giới thiệu là túi nhựa tự hủy đó:
Đối với các sản phẩm công nghiệp mà người ta nhập về làm thì họ không cho chúng tôi đến nhà máy , và xem qui trình, chúng tôi chỉ lây mẫu về và phân hủy như người ta quảng cáo thì thấy là hầu như sau ba bốn- năm sáu tháng vẫn không phân hủy hay phân hủy lốm đốm.
TS.Hồ Sơn Lâm
Đối với các sản phẩm công nghiệp mà người ta nhập về làm thì họ không cho chúng tôi đến nhà máy , và xem qui trình, chúng tôi chỉ lây mẫu về và phân hủy như người ta quảng cáo thì thấy là hầu như sau ba bốn- năm sáu tháng vẫn không phân hủy hay phân hủy lốm đốm. Lý do là có thể người ta trộn PVC truyền thống với tinh bột hay một chất nào đó để cắt mạch chứ không phân hủy thành CO2 và nước. Như thế là phân hủy không hoàn toàn.
Những sản phẩm bao bì mà rẻ bằng polyme truyền thống thì chúng tôi thấy chỉ mới phân hủy một phần thôi…
Trên thị trường thì này có hai lọai túi nhựa ny lon túi xách: một dạng là các polyme cũ, truyền thống, dạng thứ hai là trộn theo tỷ lệ phần trăm nào đó- thậm chí là 80% tinh bột với 20% PVC hay PE để tạo ra những màng thì có giá thành thấp và có thể dùng được nhưng chúng không phân hủy hoàn toàn được.
TS.Hồ Sơn Lâm
Trên thị trường thì này có hai lọai túi nhựa ny lon túi xách: một dạng là các polyme cũ, truyền thống, dạng thứ hai là trộn theo tỷ lệ phần trăm nào đó- thậm chí là 80% tinh bột với 20% PVC hay PE để tạo ra những màng thì có giá thành thấp và có thể dùng được nhưng chúng không phân hủy hoàn toàn được.Phần polyme không phân hủy mà tạo ra những cấu trúc rất nhỏ. Thà rằng là một miếng lớn nằm trên đất, chứ khi thành những mẩu nhỏ theo nước đi vào trong đất thì chúng là tắt các mạch của đất và làm đất bạc màu. Đó là khuyến cáo mà chúng tôi nhiều lần đưa ra.
Tại Việt Nam có những lọai phế thải từ cây mía, cây dừa được trồng nhiều nơi trong nước, và một công ty tại Bến Tre là Công ty Phú Hoà cũng cho biết từ năm 2006 đã nghiên cứu sản xuất ra được lọai bao bì tự hủy làm từ những lọai vật liệu đó. Ông Trần Quốc Toản của Công ty Phú Hoà trình bày:
Sản phẩm ra từ năm 2006, chúng làm từ bả
mía, xơ dừa với một số phụ gia, mà những phụ gia đó như nhựa thông là hoàn toàn
ở trong nước, máy móc cũng do chúng tôi làm. Khi đem đi thi ở Hà Nội thì sản phẩm
đọat giải ba, thi ở thành phố cũng có giải.
Sản phẩm ra từ năm 2006, chúng làm từ bả mía, xơ dừa với một số phụ gia, mà những phụ gia đó như nhựa thông là hoàn toàn ở trong nước, máy móc cũng do chúng tôi làm. Khi đem đi thi ở Hà Nội thì sản phẩm đọat giải ba, thi ở thành phố cũng có giải.
ô. Trần Quốc Toản
Khó khăn trong nghiên cứu và sản xuất
Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm cho biết thêm về họat động nghiên cứu túi tự hủy đang được thực hiện tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng nơi ông đang điều hành:
Viện chúng tôi cũng có nghiên cứu về vật liệu này, cũng như những đơn vị khác như Đại học Khoa học Tự Nhiên. Tất cả đều là túi tự hủy hoàn toàn. Viện chúng tôi nghiên cứu theo dạng các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất biodiesel , ví dụ như glycerine, hay một số biến tính tinh bột từ một số lọai hạt, vỏ… Ngoài ra cũng có một số hợp chất nhựa khác nữa, nói chung đều là những sản phẩm có thể phân hủy được, kết quả cuối cùng cho ra một lọai polyme mà ở đó vi khuẩn có thể ăn hoàn toàn tạo ra CO2 và nước.
Đối với việc sản xuất đại trà những lọai túi thân thiện môi trường, có thể tự phân hủy, thì các nhà sản xuất đều cho rằng họ đang gặp một số khó khăn về vốn:
Đối với việc sản xuất đại trà những lọai túi thân thiện môi trường, có thể tự phân hủy, thì các nhà sản xuất đều cho rằng họ đang gặp một số khó khăn về vốn như phát biểu của ông Trần Quốc Toản:
Sản xuất đại trà thì phải lên máy móc nhiều, mà mình thì không có tiền , mà đi vay thì không được.
Làm khá tốt trong phòng thí nghiệm; nhưng từ phòng thực nghiệm ra công nghệ đòi hỏi phải có điều kiện gia công tốt hơn.
Gs. Hà Thúc Huy
Hồi tháng hai vừa qua, báo Tuổi Trẻ củng loan tin về thành công trong nghiên cứu chế tạo thành công một lọai vật liệu sản xuất bao bì tự hủy hoàn toàn do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên thành phố HCM thực hiện; thế nhưng theo Giáo sư Hà Thúc Huy trưởng khoa Vật liệu Đại học Khoa học Tự nhiên thì vịêc đưa vào ứng dụng cũng khó khăn:
Làm khá tốt trong phòng thí nghiệm; nhưng từ phòng thực nghiệm ra công nghệ đòi hỏi phải có điều kiện gia công tốt hơn.
Việc thay thế túi nylon bằng một lọai bao bì khác không gây ô nhiễm môi trường là việc thay đổi tập quán của hầu như toàn xã hội. Trong khi đó thì việc nghiên cứu cũng như làm ra các sản phẩm thay thế tại Việt Nam vẫn còn quá ít và gặp nhiều khó khăn như chính các nhà sản xuất trình bày, thì khả năng người dân từ bỏ lọai túi ny lon hẳn còn xa vời.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.