Nguồn nước : một thách thức của châu Á
2009.04.27

Thế giới sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nguồn nước
Phúc trình đó có những điểm chính nào? Và Việt Nam có liên hệ ra sao trong tình hình đó?
Các tác giả của phúc trình đưa ra nhận định chung là nhu cầu về nước sạch trên toàn thế giới tăng mạnh do nguồn cung đang trở nên ngày càng bất ổn định.
Phúc trình vừa nêu được thực hiện bởi Nhóm có tên trong tiếng Anh là 'the Leadership Group on Water Security in Asia', tạm dịch là Nhóm lãnh đạo về tình hình an ninh nguồn nước tại Châu Á'.
Các
tác giả của phúc trình đưa ra nhận định chung là nhu cầu về nước sạch trên toàn
thế giới tăng mạnh do nguồn cung đang trở nên ngày càng bất ổn định.
Hiện nay,
cứ một trong sáu người dân trên toàn thế giới, tương đương khoảng hơn một tỷ
người, không có đủ nguồn nước an toàn để sử dụng.
Theo đánh giá của Liên hiệp quốc thì đến năm 2025, phân nửa các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước hoặc tình trạng thiếu nước thực sự.
Nguồn nước tại châu Á
Vấn nạn chung đó của thế giới lại đặc biệt nghiêm trọng ở Á châu. Trong khi Châu Á là nơi cư ngụ của hơn phân nửa dân số thế giới, tì lượng nước lại không tương ứng. Tính toán cho thấy trung bình mỗi năm một đầu người tại Á Châu chỉ có hơn 3900 mét khối nước sinh họat.
Châu Á lại chiếm đến hai phần ba của mức tăng dân số
thế giới. Với mức độ tăng như hiện nay thì trong vòng 10 năm nữa, Á Châu sẽ có
thêm gần 500 triệu người, tại các đô thị ở Á châu thì mức tăng dân số sẽ chừng
60%.
Vào khi mà dân số rồi mức độ đô thị hoá gia tăng nhanh chóng như thế thì căng thẳng về nguồn nước cũng tăng theo. Cộng vào đó là tình trạng thay đổi khí hậu sẽ khiến cho tình hình càng xấu thêm.
Vào khi mà dân số rồi mức độ đô thị hoá gia tăng nhanh chóng như thế thì căng thẳng về nguồn nước cũng tăng theo. Cộng vào đó là tình trạng thay đổi khí hậu sẽ khiến cho tình hình càng xấu thêm.
Giới
chuyên gia cho rằng khả năng tiếp cận nguồn nước bị bớt đi sẽ dẫn đến một lọat
những hậu quả gồm họat động sản xuất lương thực bị suy giảm, bất an toàn cho
sinh vật, họat động di cư trong và ngoài nước, căng thẳng về tình hình kinh tế
và địa chính trị, cũng như bất ổn định.
Qua thời gian, thì những hệ quả đó sẽ có tác động sâu sắc đến an ninh toàn khu vực.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nước
Nhóm lãnh đạo về tình hình an ninh nguồn nước tại Châu Á, thông qua phúc trình đưa ra, muốn giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nước như là cứu cánh an ninh ở nhiều cấp độ khác nhau ở Châu Á.
Để có thể tránh được một cuộc khủng hoảng về nguồn nước tại Châu Á, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một chương trình nghị sự gồm 10 điểm.
Theo đó vấn đề chính sách quốc gia đối với nguồn nước được đưa lên hàng đầu. Nhóm nghiên cứu đề nghị đưa vấn đề an ninh nguồn nước vào nghị trình chính trị và phát triển của các chính phủ các nước ở Châu Á.
Theo
đó vấn đề chính sách quốc gia đối với nguồn nước được đưa lên hàng đầu. Nhóm
nghiên cứu đề nghị đưa vấn đề an ninh nguồn nước vào nghị trình chính trị và
phát triển của các chính phủ các nước ở Châu Á.
Về điểm này thì các chính phủ cần phải tăng cường khả năng đưa ra những chính sách ngọai giao mang tính ngăn ngừa trong vấn đề nguồn nước.
Họ phải bắt đầu đề ra chính sách và có những đầu tư hổ trợ cho các cơ sở hạ tầng bảo tồn cũng như quản lý nguồn nước. Chính phủ phải dành những khoản hổ trợ tài chính, gồm cả những nguồn quỹ công cũng như tư. Ngoài ra phải có sự phối hợp giữa tất cả các bộ ngành liên quan.
Họat động đầu tư thêm nữa vào cơ sở hạ tầng và hệ thống kiến thức giúp quản trị các hệ thống phức tạp về nguồn nước. Các quốc gia đang phát triển cần được khuyến khích áp dụng các công nghệ cao về an ninh nguồn nước, như các phương pháp mới giúp ngọt hoá, các hệ thống thủy lợi chi phí thấp cũng như trồng những giống cây chịu hạn.
Vấn đề khủng hoảng nguồn nước cần phải được đưa vào khuôn khổ thoả ước về vấn đề khí hậu sau năm 2010. Tất cả các quốc gia cần phải thông qua mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính với những thông số định lượng và khả thi.
Vấn đề khủng hoảng nguồn nước cần phải được đưa vào khuôn khổ thoả ước về vấn đề khí hậu sau năm 2010. Tất cả các quốc gia cần phải thông qua mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính với những thông số định lượng và khả thi.
Các
nước cần phải sử dụng những dữ liệu thông về nguồn nước và tình trạng biến đổi
khí hậu do Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu đưa ra.
Những thông số có sẵn đó cần thiết đối với những hệ thống cảnh báo sớm ở cấp khu vực nhằm xem xét tác động của tình trạng sa mạc hoá, mực nước biển dâng, cũng như tất cả những tác động khác do biến đổi khí hậu gây nên.
Nguồn nước tại Việt Nam
Riêng tại Việt Nam thì tình hình nguồn nước lâu nay cũng là vấn đề mà giới chuyên môn, cũng như chính phủ quan tâm.
Lâu nay nhìn vào địa hình với bao sông ngòi chằng chịt từ bắc chí nam, người ta cho rằng thiếu gì thì thiếu chứ nước hẳn Việt Nam có thừa. Tuy nhiên theo đánh giá thì trái ngược điều đó.
Qua đánh giá ban đầu người ta thống nhất khái niệm là VN không giàu về tài nguyên nước. Đây là một thay đổi khái niệm cơ bản. Hiện có nhiều lưu vực sông bị suy thoái- ô nhiễm nghiêm trọng như lưu vực sông Cầu ở miền Bắc, lưu vực Sông Đồng nai ở phía nam.
Ô.Nguyễn Nhân Quảng, cựu viên chức UBsông Mekong
Ông Nguyễn Nhân Quảng, một cựu viên chức thuộc Ủy Ban Sông Mê Kông Việt Nam, hiện là chuyên viên tư vấn về vấn đề quản trị nguồn nước tại Việt Nam có một số đánh giá về tình hình liên quan ở Việt Nam trong cuộc nói chuyện sau đây với chúng tôi:
Qua đánh giá ban đầu người ta thống nhất khái niệm là VN không giàu về tài nguyên nước. Đây là một thay đổi khái niệm cơ bản. Hiện có nhiều lưu vực sông bị suy thoái- ô nhiễm nghiêm trọng như lưu vực sông Cầu ở miền Bắc, lưu vực Sông Đồng nai ở phía nam.
Mức
độ khan hiếm thì định lượng khó nói vì đặc thù của mỗi con sông từ bắc xuống
nam có khác nhau. Nhưng nói chung là khu vực Tây Nguyên nguồn nước mùa khô rất
khan hiến nên người ta phải dùng giếng khoan mà càng khoan thì nuớc ngầm càng
thấp xuống.
Các con sông ở miền trung – nam bộ thì có hiện tượng sa mạc hoá; ở miền Bắc như sông Hồng thì nước xuống rất là thấp, tại Đồng bằng Sông Cửu Long thì mới tháng ba nước mặn đã bị thâm nhập mặn vào sâu.
Nguồn
nước từ thượng nguồn về thì chủ yếu do hạn khí hậu do mưa ít vào mùa khô, rồi rừng
đầu nguồn bị chặt phá nhiều mà không khôi phục kịp nên nước xuống thì lũ và chảy
đi hết.Khu
vực sông Mê Kông thì do hệ thống bậc thang công trình thủy điện.
Nguồn nước từ thượng nguồn về thì chủ yếu do hạn khí hậu do mưa ít vào mùa khô, rồi rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều mà không khôi phục kịp nên nước xuống thì lũ và chảy đi hết.Khu vực sông Mê Kông thì do hệ thống bậc thang công trình thủy điện.
Ủy hội Sông
Mêkông đang đóng vai trò điều phối và tiến hành đánh giá các ảnh hưởng lũy tích
của các đập thủy điện trên thượng nguồn- đề ra biện pháp giảm thiểu.
Trước mắt đánh giá tác động môi trường của dự án, sau đó xây dựng cái gọi là nghiên cứu về vận hành tối ưu các hồ chứa trên thượng nguồn MêKông, ví dụ có bảy tám đập thì có chế độ vận hành chung. Nay thì đập nào vận hành theo đập đó nên chế độ điều tiết dòng chảy chưa tốt.
Các quốc gia chỉ có thể hợp tác thực sự với nhau thôi.Hợp tác trong khuôn khổ hiệp định đã ký.
Xin phép được nhắc lại phúc trình của Nhóm lãnh đạo về tình hình an ninh nguồn nước ở Châu Á, dày đến 60 trang khổ giấy A4 hiện có thể đọc trược trên trang chủ của Sáng hội Á châu tại địa chỉ www. asiasociety.org
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.