Kế họach khai thác bô xít tại các tỉnh Tây Nguyên

Kế họach khai thác bô xít tại các tỉnh Dak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước của chính phủ Việt Nam đang được nhiều giới quan tâm.

0:00 / 0:00

Trong một chương trình trước chúng tôi gửi đến quí thính giả ý kiến của một số chuyên gia cho biết là nên hay không nên tiến hành dự án khai thác bô-xít ở một số nơi thuộc các tỉnh Tây Nguyên.

Để tiếp tục ghi nhận ý kiến của giới khoa học về vấn đề đó, trong chương trình hôm nay, mời quí thính giả cùng nghe trình bày của Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm, Viện Trưởng Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng tại thành phố HCM.

Nhôm là lọai vật liệu được sử dụng trong rất nhiều đồ dùng phục vụ cuộc sống. Vật liệu nhôm được tinh chế từ quặng bô xít mà Dak Nông được đánh giá là chiếm đến 60% tổng sản lượng bô xít của Việt Nam.<br/>

Khai thác mỏ Bô xít: Mặt lợi và mặt hại

Nhôm là lọai vật liệu được sử dụng trong rất nhiều đồ dùng phục vụ cuộc sống. Vật liệu nhôm được tinh chế từ quặng bô xít mà Dak Nông được đánh giá là chiếm đến 60% tổng sản lượng bô xít của Việt Nam.

Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm, Trưởng Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, nói về điều đó như sau :

TS Hồ Sơn Lâm : Nhôm là một trong những kim loại màu mà nó có một vai trò rất lớn trong đời sống của con người. Dân dùng nhiều sản phầm làm từ nhôm hoặc các hợp kim từ nhôm, do đó cho nên từ xưa đến nay người ta cũng chú trọng vào việc khai thác nhôm.

Ở Việt Nam cũng có một số mỏ bô-xít và đặc biệt gần đây người ta cũng có vài thăm dò cũng thấy có mỏ khoáng bô-xít, do đó cho nên người ta chủ trương khai thác loại mỏ này để chế tạo ra nhôm kim loại

Cảnh báo mà các nhà khoa học lâu nay đưa ra đối với kế họach khai thác bô-xít Tây Nguyên là tác hại đến môi trường tự nhiên, phá vỡ không gian văn hóa của cư dân địa phương bao đời nay sinh sống tại tại đó. Đối với vấn đề lợi hại của kế hoạch khai thác bô-xít thì TS Hồ Sơn Lâm trình bày :

Bất cứ một kim loại nào thì cũng đều xảy ra hiện tượng, tức là lúc khai thác thì nó phá huỷ sự cân bằng sinh thái cũ của nó. Nhưng mà cũng có rất nhiều nước người ta khai thác xong thì người ta lại có những biện pháp để chấn chỉnh và để làm thay đổi cảnh quan ở đó, tạo nên cảnh quan đẹp hơn chẳng hạn.

TS Hồ Sơn Lâm

TS Hồ Sơn Lâm : Tất nhiên rồi, bao giờ nó cũng có hai mặt cả, một mặt phục vụ trực tiếp cho đờì sống và phát triển kinh tế, nhưng một mặt khác thì nó lại cũng phá huỷ cảnh quan - môi trường và nó gây thiệt hại. Ví dụ như dầu hoả thì cũng vậy thôi, một mặt nó được dùng làm nhiên liệu cho loài người, nhưng mà khi nó bắt đầu rổng ở dưới rồi thì tất cả những chuyện khác gì xảy ra sau này người ta cũng chưa rõ được.

Cho nên cũng tương tự như vậy, vàng - bạc hay bất cứ một kim loại nào thì cũng đều xảy ra hiện tượng, tức là lúc khai thác thì nó phá huỷ sự cân bằng sinh thái cũ của nó. Nhưng mà cũng có rất nhiều nước người ta khai thác xong thì người ta lại có những biện pháp để chấn chỉnh và để làm thay đổi cảnh quan ở đó, tạo nên cảnh quan đẹp hơn chẳng hạn. Ví dụ tôi thấy ở Đức chẳng hạn, người ta có thể biến các mỏ than bùn hoặc than nâu trước đây bây giờ trở thành những vùng tắm hoặc làm những nơi nghỉ ngơi xinh đẹp.

Cái đó cũng tuỳ vào mức độ đầu tư của nhà đầu tư và tầm nhìn xa của người quản lý như thế nào, cho nên tôi nghĩ hiệu quả kinh tế mà nó có thể bù đắp được một phần làm chỉnh trang lại cảnh quan thì cũng là một điều tốt.

Nhưng mà tất cả những cái đó cần phải có các chuyên gia cảnh báo. Và tất nhiên nếu như anh chỉ đứng về phương diện cảnh báo không thôi thì cái gì cũng có thể cảnh báo được cả, nhưng mà vấn đề kinh tế thì nó cũng là quan trọng trong thời điểm hiện nay, cho nên phải cân nhắc giữa hai cái .

Tuỳ vào mức độ đầu tư của nhà đầu tư và tầm nhìn xa của người quản lý như thế nào, cho nên tôi nghĩ hiệu quả kinh tế mà nó có thể bù đắp được một phần làm chỉnh trang lại cảnh quan thì cũng là một điều tốt. Nhưng mà tất cả những cái đó cần phải có các chuyên gia cảnh báo.

TS Hồ Sơn Lâm

Có ý kiến cho rằng không nên khai thác bô xít để tinh chế ra nhôm vì lượng nhôm ở dưới dạng các vật liệu đang được sử dụng, sau khi thải ra, đều có thể tái chế cho nhu cầu hiện nay. Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm có ý kiến về quan điểm đó :

TS Hố Sơn Lâm : Việc tái chế các nhôm phế thải hay các loại quặng có hàm lượng nhôm thì tất nhiên có thể làm được. Có thể nói là khoa học ngày nay thì người ta có thể làm được điều đó rất rõ, nhưng vấn đề là phải cân nhắc giữa cái lợi ích kinh tế, tức là nhà đầu tư người ta bỏ tiền ra chi phí rất cao mà thu lại thì nó không được như mong muốn là một, thứ hai là việc tái chế lại nảy sinh ra một vấn đề là trước khi anh tái chế thì anh lại phải xử lý.

Nếu như anh làm từ đầu, sản xuất từ đầu thì cái quy trình được kiểm soát, còn bây giờ anh tái chế thì cái khâu đầu tiên là anh cũng phải quan tâm đến phần xử lý môi trường khí thải. Các loại nhôm người ta đã chế tạo rồi mà bây giờ đốt nó, tinh luyện nó lại thì tất nhiên phần thải các chất bẩn trong các hợp kim đó rất là lớn, cho nên lại phải có một quy trình công nghệ kèm theo, tức là làm sao để bảo vệ cái khí thải, bảo vệ cái môi trường trong công nghiệp đó. C

ho nên thực tế cũng là vấn đề mà cần phải quan tâm, bởi vì có thể không khai thác các loại kim loại khác, các mỏ quặng mới, sử dụng cái đã cũ, nhưng mà công nghệ nó cũng đòi hỏi rất là đắt tiền trong việc sản xuất như vậy. Cho nên cũng như lúc nãy tôi đã nói cái chính vẫn là lợi ích kinh tế, còn làm bất cứ một điều gì thì nó đều có hai mặt cả, mặt lợi và mặt hại, và phải cân nhắc làm sao cho hai mặt đó phải hài hoà với nhau, và phải bảo đảm được lợi ích kinh tế, thì lúc đó người đầu tư mới làm.

Cái chính vẫn là lợi ích kinh tế, còn làm bất cứ một điều gì thì nó đều có hai mặt cả, mặt lợi và mặt hại, và phải cân nhắc làm sao cho hai mặt đó phải hài hoà với nhau, và phải bảo đảm được lợi ích kinh tế, thì lúc đó người đầu tư mới làm.

TS Hồ Sơn Lâm

Tận dụng chất thải khi khai thác bô xít

Ý kiến phản biện đối với kế họach khai thác bô xít ở Tây Nguyên là lượng chất thải gọi là bùn đỏ qua quá trình khai thác sẽ gây hại cho môi trường và thậm chí còn là mối đe dọa về an tòan khi các hồ chứa bùn đỏ có thể bị vỡ.

Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm có một số ý kiến liên quan đến lọai chất thải này cũng như trình bày họat động nghiên cứu liên quan mà Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng tiến hành lâu nay:

TS Hồ Sơn Lâm : Điều quan trọng bậc nhất là một số phế thải từ công nghiệp chế biến bô-xít nhôm tức là nó tạo ra rất nhiều chất thải, ví dụ cái người ta gọi là đất bùn đỏ chẳng hạn là một trong những chất thải hiện nay. Tại Viện chúng tôi thì một số cán bộ cũng đang nghiên cứu sử dụng các chất bùn thải để làm các loại sản phẩm khác nhau, ví dụ có thể sử dụng nó để làm xúc tác chẳng hạn. Đấy, một trong những công dụng của nó là như vậy.

Vậy thi phải nghiên cứu tiếp nữa để nó tạo nên những sản phẩm và sử dụng chúng một cách hợp lý hơn. Và nói như người ta thường nói, tức là tạo ra những công nghệ làm sao đó để sử dụng được hết tất cả các sản phẩm chất thải đó, thì Viện của chúng tôi cũng đang làm những điều như vậy. Và hiện nay thì một số sản phẩm từ bùn đỏ cũng đã có thể đưa vào thử nghiệm được.

Cho nên nhìn chung thì bất cứ một công nghệ nào cũng vậy thôi, nó cũng có chất thải và làm sao sử dụng chất thải đó để nang cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ sản phẩm và đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí cho việc sử dụng môi trường. Đó là một trong những mục đích mà Viện chúng tôi cũng đang làm như vậy.

Bất cứ một công nghệ nào cũng vậy thôi, nó cũng có chất thải và làm sao sử dụng chất thải đó để nang cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ sản phẩm và đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí cho việc sử dụng môi trường.

TS Hồ Sơn Lâm

Gia Minh : Lâu nay người ta cũng nói là bên Úc người ta dùng biện pháp là trộn bùn đỏ với nước biển, thì thưa Tiến Sĩ, hoạt động này ở Viện có xem xét và có thực hiện chưa?

TS Hồ Sơn Lâm : Chúng tôi cũng chưa làm những chuyện như vậy. Thực ra mà nói thì bùn đỏ có nhiều khả năng làm những thứ khác chứ không nhất thiết trộn bùn đỏ vớí nước biển để làm một cái gì khác. Tôi cho rằng trong bùn đỏ còn có nhiều hợp kim quý hiếm tản mạn trong đó như tê-len, cel-lu và một số hợp chất khác cũng rất nhiều. N

hưng mà công nghệ để chiết lấy các kim loại đó ra thì như tôi nói lúc nãy, tức là đòi hỏi công nghệ rất cao và rất nhiều vấn đề phải làm, cho nên Việt Nam thì cũng chưa làm được những cái như vậy. Cái thứ hai nữa, nếu như sử dụng tổng hợp nó như một dạng vật liệu thì ở đây người dân cũng đã làm như làm gạch nung và tất cả những chuyện khác, thì cái mà gọi là làm đơn giản thì người ta vẫn đang làm.

Nói chung ở Việt Nam người ta không bỏ cái gì cả, nhưng vấn đề là đó có hiệu quả kinh tế cao hay không thì phải nhờ đến các nhà khoa học. Và chúng tôi cũng đang làm những việc như vậy, nhưng phải nói là tiến độ không được nhanh như mong muốn .

Gia Minh : Nhưng lượng bùn đỏ được thải ra rất là lớn thì khả năng tận dụng ra sao?

TS Hồ Sơn Lâm : Tính ra lấy một tấn quặng, ví dụ một tấn quặng sắt chẳng hạn thì anh phải có vài ba tấn loại bùn đỏ như vậy, thì cái đó là lẽ tất nhiên thôi. Nhưng khi làm vấn đề đó, tức hiện nay mới phát cái dự án, mới chuyển động thôi, còn nếu khi người ta đã bắt tay vào việc khai thác, chế biến, thì phải có những công nghệ kèm theo cho việc xử lý bùn đỏ đó. Ít nhất cũng phải có một chỗ để người ta chứa, tức là một cái bãi chứa bùn đỏ để sau đó người ta sử dụng công nghệ tiếp theo để làm.

Thực ra mà nói là nếu như có một dự án lớn để nghiên cứu một cách cặn kẽ thì cũng được, nhưng quả thật các thông tin này thì chúng tôi ở Viện cũng rất là hạn chế, bởi vì tham gia vào chương trình đó thuộc bộ ngành khác. Và kinh phí cho những việc như thế thì không có, cho nên chúng tôi chỉ làm nho nhỏ thôi, chứ làm lớn thì làm chưa được.

Khi người ta đã bắt tay vào việc khai thác, chế biến, thì phải có những công nghệ kèm theo cho việc xử lý bùn đỏ đó. Ít nhất cũng phải có một chỗ để người ta chứa, tức là một cái bãi chứa bùn đỏ để sau đó người ta sử dụng công nghệ tiếp theo để làm. Thực ra mà nói là nếu như có một dự án lớn để nghiên cứu một cách cặn kẽ thì cũng được

TS Hồ Sơn Lâm

Theo thông báo mà chính phủ Việt Nam đưa ra sau khi có những ý kiến không đồng ý triển khai kế họach, là sẽ cho tổ chức hội thảo tiếp với sự tham gia của nhiều giới nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất cho dự án khai thác bô xít Tây Nguyên. Là một viện chuyên nghiên cứu về các lọai vật liệu ứng dụng, thì sự tham gia ra sao? Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm cho biết:

TS Hồ Sơn Lâm : Chúng tôi lúc nào cũng tham gia vào những chương trình như vậy và ngay cả khi chưa có chương trình thì bọn tôi đã đặt ra việc phải sử dụng bùn đỏ. Ví dụ hiện nay (chúng tôi) đang làm xúc tác xử lý nước chẳng hạn, hay đang làm một số xúc tác khác, hay là thậm chí chúng tôi đang còn chiết các kim loại tản mạn trong quặng ra nữa, thì tất cả những nghiên cứu đó vẫn được tiến hành sông song.

Vấn đề là các kinh phí cho những nghiên cứu như vậy thì bọn tôi phải chạy vòng vòng đâu đó để có kinh phí, cho nên tiến độ không thể nhanh được, không thể một vài tháng, vài ba tháng, hay là một năm thì xong được một cái lớn, mà phải chờ cho có dự án chung của nhà nước. Sau này, trong thời gian tới nếu như người ta xây dựng một chương trình cấp nhà nước, việc xử lý cái này thì chúng tôi tham gia thôi.

Vào đầu tháng hai vừa qua, Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam trong phát biểu với báo giới nêu rõ kiên quyết triển khai dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, dù có nhiều ý kiến phản đối. Trong thực tế hai dự án tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dak Nông) đã khởi động với việc thu hồi đất của người dân để làm mặt bằng nhà máy. Nhiều người cho rằng sự việc đã rồi, không thể ngăn lại.

Mục Khoa Học- Môi Trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.