Việt Nam đối phó thế nào với tình trạng biến đổi khí hậu trái đất

Vấn đề biến đổi khí hậu là chủ điểm chính mà nhiều quốc gia cũng như tổ chức quốc tế bàn thảo suốt bấy lâu nay. Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nhất do tình trạng biến đổi khí hậu trái đất gây nên. Vậy Việt Nam đang có những hoạt động ra sao trong công tác này?
Gia Minh, phóng viên RFA
2009.08.03

VN một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nhất

Các hiện tượng thay đổi mà mỗi một người chúng ta nhận thấy trong thiên nhiên lâu nay như thời tiết bất thường, thiên tai khắc nghiệt hơn … đều được giới chuyên gia cho là chủ yếu bởi khí hậu trái đất thay đổi mà ra.

Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý Môi trường thuộc Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh cho biết những khả năng tác động mà Việt Nam sẽ gặp phải:

Những ảnh hưởng vì nước biển dâng thì có bốn kịch bản: kịch bản nước dâng cao nhất đến 1 mét là vào năm 2100 như thế sẽ ngập một phần ba diện tích miền nam VN và trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long bị nặng nhất và sau đó là Đồng bằng Sông Hồng.

Kịch bản nước dâng cao nhất đến 1 mét là vào năm 2100 như thế sẽ ngập một phần ba diện tích miền nam VN và trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long bị nặng nhất và sau đó là Đồng bằng Sông Hồng.

Thế thì ảnh hưởng về ngập mặn, sau này ảnh hướng tiếp nữa là nước ngầm sẽ bị mặn hóa- ít nhất là ở tầng nước 40 mét. Thứ ba là hệ sinh thái bị biến đổi theo biến đổi khí hậu tức là hệ sinh thái nhiệt đới không còn ở vị trí như cũ nữa mà nó rời chừng 200 kilômét về phía cực; như vậy vùng nhiệt đới bị ảnh hưởng bởi xích đạo nhiều hơn, còn vùng nhiệt đới không phải ở vĩ độ 23 độ bắc nữa mà nó dịch chuyển lên khoảng  26- 27 vĩ độ bắc; còn vùng á nhiệt đới thì còn chuyển lên nữa.

 Đó là về hệ sinh thái nặng nhất là hệ sinh thái nông nghiệp : những loại lúa không chịu mặn là bị ảnh hưởng rất là nặng về năng suất, diện tích, sản lượng. Rồi  cuộc sống con người mà không theo kịp, thích ứng ngay thì sẽ bị ảnh hưởng đến thu nhập, kế sinh nhai- ví dụ trước đây trồng lúa mà bây giờ bị nhiễm mặn rồi không trồng lúa được nữa thì phải qua một quá trình chuyển đổi dài là qua nuôi tôm hay nuôi cá nước mặn,hoặc làm thủy sản nước mặn hay nước lợ.

Về hệ sinh thái nặng nhất là hệ sinh thái nông nghiệp : những loại lúa không chịu mặn là bị ảnh hưởng rất là nặng về năng suất, diện tích, sản lượng. Rồi  cuộc sống con người mà không theo kịp, thích ứng ngay thì sẽ bị ảnh hưởng đến thu nhập, kế sinh nhai

Còn sức khỏe thì đương nhiên rồi; khi mà khí hậu thay đổi thì lụt bão bất thường xảy ra. Điều nguy hiểm nhất là chúng ta chưa lường trước được những bất thường, những cái dị thường. Người ta không tiến đoán nổi, kể cả các mô hình máy tính mô phỏng cho đến kinh nghiệm của các nhà chuyên môn cũng vậy, nói là biết bất thường nhưng bất thường như thế nào, mức độ ra sao thì không biết được; ví dụ như những trận mưa lớn hay những trận  nóng vừa rồi. Đấy là những khó khăn ảnh hưởng rất lớn và tất nhiên những ảnh hưởng đó sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân. 

Nghiên cứu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu trái đất

Tiến sĩ Trần Việt Liễn, người từng tham gia trong công tác soạn thảo báo cáo thứ tư của Ủy Ban Liên chính phủ Về biến đổi khí hậu IPCC, cho biết các công việc mà chính quyền Việt Nam đang thực hiện:

Điều nguy hiểm nhất là chúng ta chưa lường trước được những bất thường, những cái dị thường. Người ta không tiến đoán nổi, kể cả các mô hình máy tính mô phỏng cho đến kinh nghiệm của các nhà chuyên môn cũng vậy

Ở VN trong những năm gần đây thì cũng rất tích cực về những vấn đề này, những nghiên cứu quốc tế thì có những kết quả mà làm cho VN phải suy nghĩ thêm.

Vì thế VN cũng đang xúc tiến và có nhiều tiến bộ trong công tác nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến VN. Một trong những vấn đề đó là tiếp cận những công nghệ mới để đánh giá xem là những biến đổi khí hậu trong tương lai ở VN thì sẽ như thế nào có khác gì với thế giới không- đó là việc xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu đối với VN.

Vừa rồi chúng tôi có những nghiên cứu bước đầu về đánh giá những kịch bản về biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 đối với VN nhưng chủ yếu vẫn là những đặc trưng khí hậu như là nhiệt độ, như là lượng mưa và một số các đặc trưng khác; tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu như là vấn đề ảnh hưởng của nước biển dâng, cụ thể là mức nước biển dâng sẽ như thế nào; với những kịch bản như thế thì những vùng nào của Việt Nam sẽ chịu tác động.

Ở VN trong những năm gần đây thì cũng rất tích cực về những vấn đề này, những nghiên cứu quốc tế thì có những kết quả mà làm cho VN phải suy nghĩ thêm.

Vì thế VN cũng đang xúc tiến và có nhiều tiến bộ trong công tác nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu

Về vấn đề nước biển dâng thì ngay cả những nghiên cứu trên thế giới cũng còn có nhiều vấn đề phải tranh cải, ở VN có những nghiên cứu nhưng chắc chắn còn nhiều hạn chế và vì thế cũng có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá tác động của nó đối với các vùng ven biển nước ta; đặc biệt là Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, chúng tôi tích cực nghiên cứu về vấn đề này.

GM: Tất cả chỉ còn là trong quá trình nghiên cứu thôi, còn đánh giá về những thay đổi trước mắt trong những năm vừa qua thấy được thì như thế nào?

Ô. Trần Việt Liễn: Song song với việc nghiên cứu cho dự báo tương lai thì những đánh giá hiện tại thì cũng có một số nghiên cứu như xem xét thay đổi của điều kiện khí hậu và đặc biệt là rất quan tâm đến những thay đổi của thiên tai; thế thì những đánh giá sơ bộ cũng cho thấy là những thay đổi đó cũng tương đối rõ nét đối với VN, đánh giá những tác hại của thiên tai đối với đời sống của cộng đồng bao gồm cả những thiệt hại về người, thiệt hại về vật chất cũng đã được đánh giá và cũng đã đi đến khẳng định rằng là biến đổi khí hậu có những phần nhất định trong những biến đổi này cho nên những đánh giá tác động của  biến đổi khí hậu đến thiên tai cảu VN và những giải pháp giảm nhẹ thiên tai cũng đang được tích cực nghiên cứu và cũng đã có một số giải pháp tích cực và tôi cho rằng đó là bước đầu để VN có thể tiếp cận những giải pháp ứng phó.

Về vấn đề nước biển dâng thì ngay cả những nghiên cứu trên thế giới cũng còn có nhiều vấn đề phải tranh cải, ở VN có những nghiên cứu nhưng chắc chắn còn nhiều hạn chế và vì thế cũng có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá tác động của nó đối với các vùng ven biển nước ta

Gần đây thì chính phủ VN vừa thông qua một chương trình- mục tiêu quốc gia lớn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, chương trình đó đang được vận hành tương đối tích cực trong những tháng vừa qua. Đó là tiền đề để tổ chức nghiên cứu, và đưa ra những giải pháp chiến lược ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ VN.

Giải pháp chiến lược ứng phó lâu dài

GM: Người ta thấy thiên tai thì có những thay đổi rồi, và ứng phó thì ra sao nhất là những chỗ mà nước mặn thâm nhập sâu vào đất liền như ở Đồng bằng Sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến mùa màng; rồi những loại thực vật (nhiệt đới) thì bây giờ người ta phải đi lên cao hơn nữa thì mới tìm thấy; thực tế là như vậy thì VN đã có những biện pháp cụ thể nào?

Ông Trần Việt Liễn: Ở VN thì những giải pháp đang còn ở dạng nghiên cứu để mà lựa chọn; riêng đối với ĐBSCL thì vấn đề này được giải quyết từ lâu nhưng không phải trên góc độ vấn đề biến đổi khí hậu. vấn đề chung sống với lũ ở ĐBSCL lâu nay đã được đặt ra tuy nhiên dưới góc độ chiến lược mới thì vấn đề đang được xem xét thêm.

Nếu nước biển dâng lên ở cỡ tối đa là một mét thì các giải pháp phải như thế nào. Bây giờ cũng đang bàn cãi ta sử dụng giải pháp nào để thực hiện, nếu chung sống theo kiểu trước thì chắc chắn sẽ có những vấn đề bất ổn.

Bây giờ có những vấn đề cần phải được điều chỉnh: những nơi nào phải bảo vệ tích cực, những nơi nào chỉ thích ứng thôi và những nơi nào cần phải rút lui để bảo vệ cuộc sống và tạo ra một môi trường khác để có thể tận dụng được; đây là những vấn đề được đặt ra để nghiên cứu.

Thế còn những vấn đề có thể thấy rồi nhưng mà giải pháp đối với biến đổi khí hậu thì không phải một sớm một chiều có ngay, ví dụ những nghiên cứu gần đây của chúng tôi đối với khu vực Sapa chẳng hạn thì thấy rằng những thực vật nhiệt đới đang leo dần lên vùng trên và có  kiến nghị là bây giờ phải tổ chức những khu vực bảo tồn gen.

Bây giờ có những vấn đề cần phải được điều chỉnh: những nơi nào phải bảo vệ tích cực, những nơi nào chỉ thích ứng thôi và những nơi nào cần phải rút lui để bảo vệ cuộc sống và tạo ra một môi trường khác để có thể tận dụng được; đây là những vấn đề được đặt ra để nghiên cứu.

Vấn đề đã được đưa ra để có giải pháp bảo toàn những nguồn gen quí trong trường hợp biến đổi khí hậu kéo dài và gây ảnh hưởng; VN cũng bắt đầu có những việc này. Nhưng biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới xảy ra năm ngoái và năm nay phải giải quyết hoàn toàn.

Chuyển động quan trọng nhất là vấn đề nhận thức và được đưa vào trong ý thức của những người làm công tác quản lý. Có ý thức về vấn đề này thì sẽ thể hiện ra bằng những chiến lược dài hạn; đấy là chiến lược ứng phó tích cực nhất.

GM: VN là đất nước nông nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp lớn lắm, vậy trong lĩnh vực này đã có những dự phóng ra sao?

Ông Trần Việt Liễn: Ngành nông nghiệp VN hiện có một chương trình lớn song song với chương trình nhà nước thích ứng với biển đổi khí hậu quốc gia, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều chuyển động tích cực nhất.                 

Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, IPCC, hôm 20 tháng 7 vừa qua có cuộc họp báo tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York nói lên tầm quan trọng của những phát hiện được nêu ra trong báo cáo đánh giá lần thứ tư hình thành những công cụ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định của họ.

Vào trung tuần tháng bảy vừa rồi IPCC cũng họp tại Venice nhằm xem xét lại những tiến triển về mặt khoa học và phát tiển cơ cấu đầy đủ cho báo cáo đánh giá lần thứ 5.

Chừng 200 nhà khoa học hàng đầu đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới gặp nhau để hình thành những mục tiêu và dàn ý cho báo cáo đánh giá lần thứ năm; trong đó đưa ra những kiến thức mới về mặt khoa học khí hậu, cũng như nổ lực đề cập đến những vấn đề cốt lõi cho các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo đánh giá lần thứ năm của Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu sẽ được công bố vào năm 2014.

Mục Khoa học-Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.