Hội nghị quốc tế vế biến đổi khí hậu

Kể từ ngày 29 tháng 11 cho đến thứ bảy vừa, những người quan tâm về tình hình môi trường trái đất đều đều hướng đến kỳ họp về biến đổi khí hậu tại Cancun, Mexico.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010.12.13
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Khói thải từ các công xưởng bao trùm cả thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. AFP Khói thải từ các công xưởng bao trùm cả thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc.
AFP

Vậy hội nghị về biến đổi khí hậu lần này có những điểm đáng gì đáng chú ý và mang lại được kết quả mong đợi hay không? Đó là chủ đề của chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Mục tiêu

Theo kế hoạch đã định tại Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu hồi tháng 12 năm ngoái ở Copenhagen, trong gần hai tuần lễ từ cuối tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 vừa qua, đại diện của gần 200 quốc gia trên thế giới đã tề tựu về Cancun, Mexico tiếp tục bàn thảo những biện pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ấm nóng lên lâu nay.
Các bên tham gia nhắm đến mục tiêu là có thể đi đến đạt được một thoả thuận ràng buộc thay cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2012 tới đây. Trong những ràng buộc đó có mức cắt giảm cụ thể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với các quốc gia. Rồi những biện pháp căn bản trong hoạt động giảm phát thải, cũng như thích ứng cùng các thay đổi xảy ra.
Theo các nhà khoa học, nếu không cắt giảm đáng kể khí thải, thì trong thế kỷ này nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên đến 6,4 độ C. Ủy ban này cũng cho rằng các quốc gia đang phát triển khác cũng phải giảm mức tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống dươí mức tăng trưởng dự kiến cho thời điểm 2020
Hồi năm 2007, Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC, cho rằng đến năm 2020 mức cắt giảm của các quốc gia công nghiệp phát triển từ 25 đến 40% so với mức ba thập niên về trước, có thể giúp giới hạn nhiệt độ trái đất chỉ nóng lên hai độ C thôi. Theo các nhà khoa học, nếu không cắt giảm đáng kể khí thải, thì trong thế kỷ này nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên đến 6,4 độ C. Ủy ban này cũng cho rằng các quốc gia đang phát triển khác cũng phải giảm mức tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống dươí mức tăng trưởng dự kiến cho thời điểm 2020.
Ngoài cam kết cắt giảm mức phát khí thải, các quốc gia công nghiệp phát triển giàu có còn từng cam kết
Khí hậu toàn cầu đang bị ô nhiệm nghiêm trọng. RFA
Khí hậu toàn cầu đang bị ô nhiệm nghiêm trọng. RFA
RFA
giúp đỡ tài chính- với khoản quỹ khởi sự 30 tỷ đô la- cho những nước đang phát triển thực hiện công tác chống tình trạng ấm nóng toàn cầu. Khoản tiền này được cho biết có thể đáp ứng cho mục tiêu giai đoạn 2010 đến năm 2012.
Chừng 140 quốc gia đã đồng ý với Thoả thuận Copenhagen, trong đó có mục tiêu gia tăng nguồn quĩ tài trợ lên ít nhất 100 tỷ đô la mỗi năm kể từ năm 2020. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng vẫn chưa đủ mà đề nghị mức những quốc gia giàu có phải cam kết đóng góp đến 1,5% tổng sản phẩm nội điạ hằng năm của họ, tính ra theo con số hiện nay là chừng 600 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Nếu như thế giới không thể đạt được chỉ tiêu đề ra cho mức cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2015, thì chi phí chống biến đổi khí hậu sẽ gia tăng dữ dội.
Theo ông Rajendra Pachauri, người đứng đầu của uỷ ban về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc, cho rằng nếu như thế giới không thể đạt được chỉ tiêu đề ra cho mức cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2015, thì chi phí chống biến đổi khí hậu sẽ gia tăng dữ dội.
Ấn Độ, một quốc gia đang trổi dậy, đưa ra một số đề nghị trước khi diễn ra hội nghị Cancun, trong đó có biện pháp kiểm soát mức cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và biện pháp chia xẻ công nghệ thân thiện môi trường giữa các quốc gia phát triển với các nước nghèo. Đối với lĩnh vực thứ nhất, Ấn Độ đề nghị một khung trách nhiệm, theo đó các nước phải có những báo cáo cho cơ quan chức năng về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc.
Cơ quan này sẽ duyệt xét lại những báo caó quốc gia đó. Tuy nhiên theo Ấn Độ thì mục tiêu cắt giảm do các nước đề ra chủ yếu là tự nguyện không mang tính ràng buộc. Ấn Độ cho rằng bản thân nước họ và những quốc gia khác như Trung Quốc cần hổ trợ để chuyển từ việc sử dụng năng lượng hoá thạch sang hệ thống năng lượng carbon thấp như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Theo Ấn Độ thì mục tiêu cắt giảm do các nước đề ra chủ yếu là tự nguyện không mang tính ràng buộc. Ấn Độ cho rằng bản thân nước họ và những quốc gia khác như Trung Quốc cần hổ trợ để chuyển từ việc sử dụng năng lượng hoá thạch sang hệ thống năng lượng carbon thấp như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Ý kiến của Ấn Độ cũng tương tự như của ông Rajendra Pachuri là những công nghệ mới có thể giúp giảm bớt khoản chi phí bỏ ra cho công tác chống tình trạng biến đổi khí hậu.

Bất đồng

Tuy nhiên trong suốt thời gian diễn ra hội nghị bất đồng giữa những nước công nghiệp phát triển giàu có và những nước đang phát triển vẫn gay gắt.
Trung Quốc, một quốc gia thuộc nhóm không bị ràng buộc bởi Nghị định thư Kyoto, bởi trước đây được xếp
Nhà máy tại thành phố Yutian cách Bắc Kinh 100 cây số trong giờ làm việc thải khói mù mịt đường phố. AFP
Dân địa phương đang quan sát con sông bị ô nhiễm nặng ở thành phố Zhugao tỉnh Sichuan, Trung Quốc. AFP
AFP
vào nhóm là nước đang phát triển, hôm tháng 11 lên tiếng kêu gọi các quốc gia phát triển hãy tỏ rõ thực tâm để giải quyết những bất đồng trong vấn đề phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như bấy lâu nay.
Trung Quốc, một quốc gia thuộc nhóm không bị ràng buộc bởi Nghị định thư Kyoto, bởi trước đây được xếp vào nhóm là nước đang phát triển
Theo Trung Quốc thì đi từ những vấn đề dễ, các đại biểu tham dự hội nghị Cancun có thể đạt được những đồng thuận về những vấn đề như nguồn hổ trợ tài chính, công nghệ, vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và vấn đề bảo vệ rừng. Còn đối với những vấn đề gây tranh cãi khác, các đại biểu cần tiếp tục có thái độ hợp tác nhằm tạo cơ sở cho việc hoàn tất đàm phán Lộ trình Bali tại hội nghị Nam Phi vào năm tới.
Lộ trình Bali đưa ra hồi năm 2007 nhằm mục tiêu đi đến một thoả ước quốc tế mang tính ràng buộc để giải quyết những thách thức về vấn đề khí hậu trái đất về lâu về dài.
Khác biệt giữa các quốc gia công nghiệp giàu có và những quốc gia đang phát triển liên quan đến việc liệu có nên đưa tất cả những nước có mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giơí vào trong một thoả thuận mới hay chỉ gia hạn Nghị định thư Kyoto hay không. Nghị định thư này ra đời hồi năm 1997, chỉ ràng buộc 37 quốc gia phát triển và cộng đồng các nước Châu Âu về chỉ tiêu cắt giảm khí thải đến năm 2012.
Trung Quốc và những quốc gia đang phát triển yêu cầu những nước công nghiệp giàu có phải đi đầu trong tiến trình cắt giảm và đưa ra những mức cắt giảm nhiều hơn nữa. Trung Quốc cho rằng họ phải còn lo những công tác của một nền kinh tế đang phát triển như xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống của ngươì dân nên cần phải có mức tăng khí thải hợp lý trên con đường phát triển bền vững. Trung Quốc muốn gia hạn Nghị định thư Kyoto. Trong khi đó những nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ thì lại yêu cầu phải đưa những nước có mức phát thải nhiều vào trong thoả ước ràng buộc mới. Hoa Kỳ, suốt 13 năm qua, từ chối không tham gia Nghị định thư Kyoto.
Trung Quốc và những quốc gia đang phát triển yêu cầu những nước công nghiệp giàu có phải đi đầu trong tiến trình cắt giảm và đưa ra những mức cắt giảm nhiều hơn nữa.
Nhật bản lên tiếng cho hay sẽ không ủng hộ giai đoạn cam kết thứ hai sau thời hạn 2012 khi Nghị định thư Kyoto hết hạn hiệu lực. Lý do mà Nhật đưa ra là làm như thế không có ý nghiã gì nếu như không mở rộng phạm vi áp dụng cho những nước phát thải khác nữa. Thương thuyết gia Nhật bản, Hideki Minamikawa, nói
Nhà máy tại thành phố Yutian cách Bắc Kinh 100 cây số trong giờ làm việc thải khói mù mịt đường phố. AFP
Nhà máy tại thành phố Yutian cách Bắc Kinh 100 cây số trong giờ làm việc thải khói mù mịt đường phố. AFP
AFP
rõ quan điểm của Tokyo là tìm kiếm một khung thoả ước ràng buộc toàn cầu hơn sau năm 2012, trong đó phải có sự tham gia của những nước phát thải lớn. Theo Nhật thì Nghị định thư Kyoto chỉ kiểm soát 30% luợng khí thải toàn cầu, bởi lẽ hai quốc gia phát thải lớn nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ không dự phần vào nghị định thư đó. Nga và Canada cũng cùng quan điểm với Nhật bản như thế.
Một nhóm nước thuộc khối Mỹ La tinh, gồm Cuba, Venezuela, Bolivia, Nicaragua, và Ecuador, trong giữa kỳ hội nghị đưa ra một cảnh báo cho những nước giàu, nói rằng họ không chấp nhận việc từ chối gia hạn mức phát thải ràng buộc theo Nghị định thư Kyoto. Phiá muốn gia hạn Nghị định thư Kyoto cho rằng những quốc gia công nghiệp phát triển giàu có từng gây ra hậu quả lâu nay do quá trình phát triển của họ suốt bao nhiêu năm qua.
Cũng như tại Thượng đỉnh Copenhagen, hằng ngàn ngươì thuộc phe tả và nông dân Mexico hôm ngày 7 tháng 12 đã xuống đường tại Cancun biểu tình. Một nhà hoạt động cho rằng cần phải giảm 50% khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và yêu cầu Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như nhóm các nước G8 phải lắng nghe kêu gọi đó.
Theo Nhật thì Nghị định thư Kyoto chỉ kiểm soát 30% luợng khí thải toàn cầu, bởi lẽ hai quốc gia phát thải lớn nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ không dự phần vào nghị định thư đó. Nga và Canada cũng cùng quan điểm
Liên minh Công lý Toàn cầu Cơ sở cho biết khắp Bắc Mỹ diễn ra hơn 30 cuộc biểu tình tương tự.

Kết quả đạt được

Vào ngày 6 tháng 12, quan chức đàm phán về biến đổi khí hậu hàng đầu của Liên hiệp Châu Âu, bà Connie Hedegaard, tuyên bố không thể rời Cancun mà không đạt được điều gì. Đại diện của các nước tham dự hội nghị cảm thấy áp lực phải thu ngắn những khác biệt gây tranh cải để có thể chí ít đưa ra được một thoả thuận khiêm tốn nhằm lấy lại uy tín sau khi thượng đỉnh Copenhagen hồi năm ngoái không thể đạt được những ràng buộc nào.
Tin tức cho biết tình hình vào những giờ khắc chót của hội nghị Cancun cũng căng thẳng không kém gì hội nghị hồi năm ngoái ở Copenhagen. Theo kế hoạch hội nghị kết thúc vào ngày thứ sáu 10 tháng 12; thế nhưng các đoàn đàm phán phải căng thẳng thảo luận nước rút suốt đêm, để sang ngày thứ bảy mới đưa ra được một thoả thuận mà nhiều ngươì cho là cũng chưa đáp ứng được mong mỏi.
Một trong những thoả thuận là kế hoạch lập ‘ Quĩ môi trường xanh’. Qũi này sẽ viện trợ 100 tỷ đô la mỗi năm cho những quốc gia nghèo vào năm 2020. Tuy nhiên biện pháp để có thể có được 100 tỷ đô la này vẫn chưa rõ làm bằng cách nào.
Bên cạnh đó là những biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới, và những cách thức chia xẻ công nghệ sạch.
Các nước tham gia hội nghị Cancun cũng đề ra chỉ tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ trái đất dưới 2% C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Một trong những thoả thuận là kế hoạch lập ‘ Quĩ môi trường xanh’. Qũi này sẽ viện trợ 100 tỷ đô la mỗi năm cho những quốc gia nghèo vào năm 2020. Tuy nhiên biện pháp để có thể có được 100 tỷ đô la này vẫn chưa rõ làm bằng cách nào.
Riêng vấn đề gia hạn Nghị định thư Kyoto vẫn không có tiến bộ nhiều.
Tiến sĩ Trần Việt Liễn, một người từng tham gia công tác soạn thảo báo cáo lần thứ tư của Uỷ Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu hồi năm 2007, có đánh giá:
So với COP-15 thì COP-16 có kinh nghiệm hơn, đã có những cuộc vận động có tính thiết thực hơn. Mặt khác, thực tế của thế giới ngày nay không thể đi xa hơn được, vì lợi ích của các quốc gia nên họ khó có thể thống nhất với nhau. Mong muốn là làm sao hội nghị Cancun tiếp nối hội nghị Kyodo nhưng chưa đạt được điều đó. Tuy nhiên, hội nghị Cancun cũng đã đưa ra được những bước tiến hơn so với COP-15.
Thoả thuận quan trọng là quĩ toàn cầu giúp cho những nước bị ảnh hưởng, những nước nghèo có điều kiện hơn thích ứng với biến đổi khí hậu. Điểm nổi bật nữa là tuyên bố của các đoàn, mà hầu như đoàn nào cũng có thể đi đến thoả thuận với nhau tốt hơn để bảo vệ trái đất. Điều quan trọng là hai quốc gia phát thải nhiều nhất và không thống nhất với nhau làm cho hội nghị không thành công là Mỹ và Trung Quốc, nhưng cũng đưa ra ý tưởng có tính chất quốc gia là mong muốn giảm thiểu, trách nhiệm của các quốc gia góp sức trong vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ trái đất an toàn.
Điều quan trọng là hai quốc gia phát thải nhiều nhất và không thống nhất với nhau làm cho hội nghị không thành công là Mỹ và Trung Quốc, nhưng cũng đưa ra ý tưởng có tính chất quốc gia là mong muốn giảm thiểu, trách nhiệm của các quốc gia góp sức trong vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ trái đất an toàn.
Những điều đã được thực hiện là tiền đề cho những thảo luận tiếp theo để có thống nhất tốt hơn.

Cảnh báo cho tương lai

Cảnh báo cho thấy tình trạng trái đất nóng lên đang gia tăng. Liên hiệp quốc cho biết báo cáo của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu sắp đến vaò năm 2014 sẽ đưa ra những viễn cảnh tồi tệ hơn nhiều so với báo cáo của ủy ban này hồi năm 2007. Hằng ngàn khoa học gia từ khắp nơi trên thế giời đang làm việc cho ra báo cáo đó.
Một nghiên cứu được đưa ra tại Hội nghị Cancun cho thấy vào năm 2030, tình hình thay đổi khí hậu sẽ gián tiếp gây tử vong cho một triệu ngươì mỗi năm, và gây thiệt hại đến 157 tỷ đô la. Hơn 50 quốc gia trong những nước nghèo nhất thế giơí là nạn nhân. Nghiên cứu đánh giá về thiệt hại mà những quốc gia phải chịu trong bốn lĩnh vực: sức khoẻ, thiên tai, tình trạng sa mạc hoá do mất rừng và nước biển dâng, cuối cùng là những nổi lo về kinh tế.
Một ngày trước khi hội nghị Cancun kết thúc, giới chuyên gia và cư dân miền nuí tại những quốc gia như Thuỵ Sĩ, Bhutan, Canada đưa ra cảnh báo nói rằng hiện tuợng biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cảnh trí, đời sống và gây sụt giảm nguồn cung cấp nước.
Những mảng băng hà trên núi ở các vùng Nam Mỹ và Alaska đang tan chảy nhanh chóng, nên dân chúng ở những nơi đó cần phải thích ứng cấp tốc.
Một nghiên cứu được đưa ra tại Hội nghị Cancun cho thấy vào năm 2030, tình hình thay đổi khí hậu sẽ gián tiếp gây tử vong cho một triệu ngươì mỗi năm, và gây thiệt hại đến 157 tỷ đô la. Hơn 50 quốc gia trong những nước nghèo nhất thế giơí là nạn nhân.
Thống kê cũng cho hay trái đất mỗi năm đang phải mất đi hơn 5 triệu hécta rừng do nạn đốn gỗ phá rừng gây nên.
Còn những quốc gia ven biển như Việt Nam, thì hiện tượng biến đổi khí hậu khiến băng ở hai cực tan ra làm nước biển dâng của gây ngập cho nhiều vùng đất ven biển, và nhấn chìm các đảo nhỏ trên đại dương.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á châu Tự do.
Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.