Thực trạng của một số công trình thủy điện
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010.10.18
2010.10.18
Screen capture
Vậy thực trạng của một số công trình thủy điện vừa qua có vấn đề của Việt Nam thế nào? Và có những biện pháp gì cho bài toán đó?
Một người dân tại khu vực huyện Hương Khê Hà Tĩnh cho biết tình hình vỡ đập vào thời điểm đầu tháng 10 vừa qua như sau:
Dọc theo sông này từ Trường Lưu đến trên kia Tân Hội, tức từ Lộc Yên này cho đến vùng bờ đập, đang báo động. Có một số dân đi rồi, chỉ còn một số người ở lại giữ nhà cửa, tài sản thôi…
Các nhà máy đều có những giải thích cho việc làm của họ. Như tại Thuỷ điện Hố Hô trên sông Ngàn Sâu giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hôm đầu tháng rồi.
Ông thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, sau đợt làm việc tại khu vực bắc miền Trung hôm đầu tháng 10 có trấn an về đập thuỷ điện Hố Hô như sau:
Đây là đập nằm giữa điạ bàn giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Vừa qua trong quá trình vận hành do không làm đúng theo qui trình, nên khi nước về chưa thể nâng hệ thống các cửa van lên hết được; từ đó khiến nước tràn qua đỉnh đập. Khi nước tràn qua đỉnh đập lại gây ra xói rất mạnh cho phiá sau. Hiện nay một số thiết bị điện bị ảnh hưởng do nước ngập vào. Nhưng khi phát hiện ra vấn đề thì chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và cơ quan chủ quản của dự án Thủy điện Hố Hô là EVN đã tập trung khắc phục khó khăn. Công tác rất khó vì nước đưa các loại cây về cản trở dòng chảy rất lớn. Tuy nhiên đến nay đã xử lý xong. Các cánh cửa van đã nâng lên được theo đúng như thiết kế. Nếu lũ về khả năng phát điện sẽ tốt không gây ra những sự cố như vừa xảy ra. Đây là đập trọng lực đặt trên nền bê tông rất tốt, sau lũ sẽ có kiểm tra.
Giáo sư Phạm Phụ, một tiến sĩ ngành thuỷ điện tại Việt Nam, đưa ra những giải thích cho tình trạng vừa qua như sau:
Thông tin về thuỷ điện ở Việt Nam, kể cả chuyện Điện Lực cho rằng thiếu nước, nửa đúng và nửa không đúng. Nguyên tắc: một hồ chứa thuỷ lợi, nếu chủ sở hữu của hồ chứa đó có cái nhìn chung thì không đời nào có khái niệm ‘lũ nhân tạo’ được cả. Hồ chứa góp phần tích bớt lượng lũ lại, cùng lắm khi tràn rồi, đỉnh lũ bao nhiêu hồ sẽ xả đi bấy nhiêu thôi, làm sao có bổ sung lũ được.
Nhưng những hồ chứa thuỷ điện đó ở dạng tư nhân: ban đầu người ta muốn trữ nước cho mùa cạn kỳ đến, cho nên trữ vội; khi nước đầy quá, lên quá mức nước dâng bình thường rồi, lũ tiếp tục đến lớn. Vì quyền lợi để bảo đảm an toàn của đập đó, ngoài lũ tự nhiên họ xả bớt nước trên mức dâng bình thường, từ đó mới thêm vào ‘khái niệm lũ nhân tạo’. Vấn đề không phải do hồ thuỷ điện, mà do mâu thuẫn quyền lợi giữa người chủ sở hữu của công trình đó và nhân dân bên phiá hạ lưu. Cũng như chuyện người ta nói do xây dựng nhiều thuỷ điện quá nên thiếu điện, cách lập luận như thế không đúng. Trên thế giơí trước đây có những nước ở Bắc Âu, tỷ lệ thuỷ điện đến trên 80-90% mà có vấn đề gì đâu.
Thuỷ điện có những ưu điểm của nó: thứ nhất đây là loại năng lượng sạch; thứ hai khả năng hoàn vốn của các công trình thuỷ điện nhanh, đầu tư ban đầu nhiều nhưng trong quá trình vận hành không tốn nhiên liệu bao nhiêu nên hoàn vốn nhanh; thứ ba trên biểu đồ phụ tải, thuỷ điện rất ưu việt vì khi cần tăng điện trong tích tắc có thể tăng nguồn ngay- nâng biểu đồ lên ngay.
Nếu thực hiện đúng, thuỷ điện cũng tham gia giải quyết chống hạn, điều hoà, điều tiết nước cho vùng hạ du vào mùa khô. Vào mùa mưa, thuỷ điện có thể tham gia việc phòng cắt lũ nếu tính được công trình tổng hợp, đa lợi ích.
Tuy nhiên thuỷ điện cũng có thiếu sót: có vấn đề về môi trường như làm mất rừng, làm cho sinh thái vùng thay đổi, gây ra việc phải di dời dân khiến cho đời sống người dân thay đổi do ảnh hưởng của công trình…Tái định cư cũng là một vấn đề đối với các công trình thuỷ điện.
Quảng Nam là vùng với điạ hình có nhiều điều kiện để làm thuỷ điện trên các hệ thống thuộc sông Vu Gia và Thu Bồn. Thuỷ điện A Vương tại Quảng Nam có vấn đề bởi vì trong quá trình lập dự án thiết kế, dự án để xây dựng, người ta ít chú ý đến việc tham gia cắt lũ tại vùng hạ du. Dung tích phòng lũ gắn với việc giảm lũ chưa được chuẩn bị, chưa chuẩn bị một dung tích tương xứng để tham gia cắt lũ. Người ta chỉ có dung tích cắt lũ nhằm đảm bảo an toàn công trình thôi.
Thuỷ điện Dak Mil 4 cũng có nhiều ý kiến vì công trình thuỷ điện này chuyển một lưu vực rộng đến 1100 cây số vuông của sông Dak Mil về Sông Thu Bồn. ( Sông Dak Mil tức ở đầu Sông Vu Gia). Như thế làm thay đổi trạng thái bình thường của dòng sông về mùa khô; mất cân bằng bình thường nguyên thuỷ của dòng sông. Nay có kế hoạch làm cống trả lại nước cho sông Vu Gia 25 mét khối/giây; nhưng phải nghiêm túc thực hiện, chứ làm mà đóng cống để vẫn phát điện thì không có ý nghiã gì.
Vậy những biện pháp cần có để có thể tận dụng những lợi điểm của thuỷ điện và khắc phục những mặt hạn chế ra sao?
Mời quí thính giả theo dõi trong bài tiếp theo trong chuyên mục Khoa học- Môi truờng kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.
Trách nhiệm và quyền lợi
Trong đợt lũ lụt vừa qua tại khu vực bắc Trung bộ, tình hình trở nên nghiêm trọng khi đập thuỷ điện Hố Hô trên Sông Ngàn Sâu gặp sự cố cổng xả lũ khiến cho nhiều chục ngàn dân phiá dưới hạ nguồn con sông này phải cấp tốc sơ tán trước nguy cơ nước lũ tràn bờ gây vỡ đập thuỷ điện.Một người dân tại khu vực huyện Hương Khê Hà Tĩnh cho biết tình hình vỡ đập vào thời điểm đầu tháng 10 vừa qua như sau:
Dọc theo sông này từ Trường Lưu đến trên kia Tân Hội, tức từ Lộc Yên này cho đến vùng bờ đập, đang báo động. Có một số dân đi rồi, chỉ còn một số người ở lại giữ nhà cửa, tài sản thôi…
Trong đợt lũ lụt vừa qua đập thuỷ điện Hố Hô trên Sông Ngàn Sâu gặp sự cố cổng xả lũ khiến cho nhiều chục ngàn dân phiá dưới hạ nguồn con sông này phải cấp tốc sơ tán trước nguy cơ nước lũ tràn bờ gây vỡ đập thuỷ điện.Hồi tháng 11 năm ngoái, người dân tại Phú Yên cũng điêu đứng vì vào khi bão Mirinae đổ bộ vào vùng này, thuỷ điện Sông Ba hạ lại xả lũ. Lúc đó 70 người dân điạ phuơng thiệt mạng; và có ý kiến cho rằng chính việc xả lũ không đúng lúc và không hề báo trước của Nhà máy Thủy điện Sông Ba hạ là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho số 70 người đó.
Các nhà máy đều có những giải thích cho việc làm của họ. Như tại Thuỷ điện Hố Hô trên sông Ngàn Sâu giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hôm đầu tháng rồi.
Ông thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, sau đợt làm việc tại khu vực bắc miền Trung hôm đầu tháng 10 có trấn an về đập thuỷ điện Hố Hô như sau:
Đây là đập nằm giữa điạ bàn giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Vừa qua trong quá trình vận hành do không làm đúng theo qui trình, nên khi nước về chưa thể nâng hệ thống các cửa van lên hết được; từ đó khiến nước tràn qua đỉnh đập. Khi nước tràn qua đỉnh đập lại gây ra xói rất mạnh cho phiá sau. Hiện nay một số thiết bị điện bị ảnh hưởng do nước ngập vào. Nhưng khi phát hiện ra vấn đề thì chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và cơ quan chủ quản của dự án Thủy điện Hố Hô là EVN đã tập trung khắc phục khó khăn. Công tác rất khó vì nước đưa các loại cây về cản trở dòng chảy rất lớn. Tuy nhiên đến nay đã xử lý xong. Các cánh cửa van đã nâng lên được theo đúng như thiết kế. Nếu lũ về khả năng phát điện sẽ tốt không gây ra những sự cố như vừa xảy ra. Đây là đập trọng lực đặt trên nền bê tông rất tốt, sau lũ sẽ có kiểm tra.
Vừa qua trong quá trình vận hành do không làm đúng theo qui trình, nên khi nước về chưa thể nâng hệ thống các cửa van lên hết được; từ đó khiến nước tràn qua đỉnh đập. Khi nước tràn qua đỉnh đập lại gây ra xói rất mạnh cho phiá sau. Hiện nay một số thiết bị điện bị ảnh hưởng do nước ngập vào.Tuy vậy thực trạng của những công trình và hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện tại nhiều nơi dọc dài theo đất nước Việt Nam ra sao?
Giáo sư Phạm Phụ, một tiến sĩ ngành thuỷ điện tại Việt Nam, đưa ra những giải thích cho tình trạng vừa qua như sau:
Thông tin về thuỷ điện ở Việt Nam, kể cả chuyện Điện Lực cho rằng thiếu nước, nửa đúng và nửa không đúng. Nguyên tắc: một hồ chứa thuỷ lợi, nếu chủ sở hữu của hồ chứa đó có cái nhìn chung thì không đời nào có khái niệm ‘lũ nhân tạo’ được cả. Hồ chứa góp phần tích bớt lượng lũ lại, cùng lắm khi tràn rồi, đỉnh lũ bao nhiêu hồ sẽ xả đi bấy nhiêu thôi, làm sao có bổ sung lũ được.
Nhưng những hồ chứa thuỷ điện đó ở dạng tư nhân: ban đầu người ta muốn trữ nước cho mùa cạn kỳ đến, cho nên trữ vội; khi nước đầy quá, lên quá mức nước dâng bình thường rồi, lũ tiếp tục đến lớn. Vì quyền lợi để bảo đảm an toàn của đập đó, ngoài lũ tự nhiên họ xả bớt nước trên mức dâng bình thường, từ đó mới thêm vào ‘khái niệm lũ nhân tạo’. Vấn đề không phải do hồ thuỷ điện, mà do mâu thuẫn quyền lợi giữa người chủ sở hữu của công trình đó và nhân dân bên phiá hạ lưu. Cũng như chuyện người ta nói do xây dựng nhiều thuỷ điện quá nên thiếu điện, cách lập luận như thế không đúng. Trên thế giơí trước đây có những nước ở Bắc Âu, tỷ lệ thuỷ điện đến trên 80-90% mà có vấn đề gì đâu.
Khi thiết kế những thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, tần suất là 95-97%; nói cách khác, bình quân 20 năm mới xảy ra một lần thiếu nước. Ở đây năm nào cũng cho là thiếu nước. Việc đổ lỗi cho thuỷ điện như thế là không đúng.Khi thiết kế những thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, tần suất là 95-97%; nói cách khác, bình quân 20 năm mới xảy ra một lần thiếu nước. Ở đây năm nào cũng cho là thiếu nước. Việc đổ lỗi cho thuỷ điện như thế là không đúng. Tuy nhiên, nay do tình hình biến đổi khí hậu lớn, những con số thiết kế có thể không phù hợp lắm, bởi có nhiều lý do khác như chậm tiến độ của một số dự án điện khác… nên đổ lỗi hết cho thuỷ điện là không đúng.
Lợi và hại của thuỷ điện
Một chuyên gia thủy lợi, nguyên chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, ông Lê Trí Tập, cũng có ý kiến về hai mặt lợi và hại của thuỷ điện, cũng như tình hình các công trình thuỷ điện tại điạ phương ông. Đặc biệt sau khi công trình A Vương đầy tai tiếng vì không mang lai hiệu quả như mong đợi, và thuỷ điện Dak Mik 4 bị phản đối dữ dội do có thể gây hạn cho vùng thành phố Đà Nẵng.Thuỷ điện có những ưu điểm của nó: thứ nhất đây là loại năng lượng sạch; thứ hai khả năng hoàn vốn của các công trình thuỷ điện nhanh, đầu tư ban đầu nhiều nhưng trong quá trình vận hành không tốn nhiên liệu bao nhiêu nên hoàn vốn nhanh; thứ ba trên biểu đồ phụ tải, thuỷ điện rất ưu việt vì khi cần tăng điện trong tích tắc có thể tăng nguồn ngay- nâng biểu đồ lên ngay.
Thuỷ điện có những ưu điểm của nó: thứ nhất đây là loại năng lượng sạch; thứ hai khả năng hoàn vốn của các công trình thuỷ điện nhanh, đầu tư ban đầu nhiều nhưng trong quá trình vận hành không tốn nhiên liệu bao nhiêu nên hoàn vốn nhanhCòn nếu như biểu đồ lớn rồi mà cần giảm xuống thì việc giảm cũng rất nhanh giúp bảo đảm biểu đồ phụ tải chung.
Nếu thực hiện đúng, thuỷ điện cũng tham gia giải quyết chống hạn, điều hoà, điều tiết nước cho vùng hạ du vào mùa khô. Vào mùa mưa, thuỷ điện có thể tham gia việc phòng cắt lũ nếu tính được công trình tổng hợp, đa lợi ích.
Tuy nhiên thuỷ điện cũng có thiếu sót: có vấn đề về môi trường như làm mất rừng, làm cho sinh thái vùng thay đổi, gây ra việc phải di dời dân khiến cho đời sống người dân thay đổi do ảnh hưởng của công trình…Tái định cư cũng là một vấn đề đối với các công trình thuỷ điện.
Quảng Nam là vùng với điạ hình có nhiều điều kiện để làm thuỷ điện trên các hệ thống thuộc sông Vu Gia và Thu Bồn. Thuỷ điện A Vương tại Quảng Nam có vấn đề bởi vì trong quá trình lập dự án thiết kế, dự án để xây dựng, người ta ít chú ý đến việc tham gia cắt lũ tại vùng hạ du. Dung tích phòng lũ gắn với việc giảm lũ chưa được chuẩn bị, chưa chuẩn bị một dung tích tương xứng để tham gia cắt lũ. Người ta chỉ có dung tích cắt lũ nhằm đảm bảo an toàn công trình thôi.
Thuỷ điện Dak Mil 4 cũng có nhiều ý kiến vì công trình thuỷ điện này chuyển một lưu vực rộng đến 1100 cây số vuông của sông Dak Mil về Sông Thu Bồn. ( Sông Dak Mil tức ở đầu Sông Vu Gia). Như thế làm thay đổi trạng thái bình thường của dòng sông về mùa khô; mất cân bằng bình thường nguyên thuỷ của dòng sông. Nay có kế hoạch làm cống trả lại nước cho sông Vu Gia 25 mét khối/giây; nhưng phải nghiêm túc thực hiện, chứ làm mà đóng cống để vẫn phát điện thì không có ý nghiã gì.
Vậy những biện pháp cần có để có thể tận dụng những lợi điểm của thuỷ điện và khắc phục những mặt hạn chế ra sao?
Mời quí thính giả theo dõi trong bài tiếp theo trong chuyên mục Khoa học- Môi truờng kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.