Khuyến khích phát triển những dự án “sinh thái”
2009.11.03
Trong thực tế đã xuất hiện nhiều ‘khu du lịch sinh thái’ ở nhiều nơi trên cả nước, và rồi những dự án khác như nuôi cá sạch, tôm sạch theo mô hình sinh thái…
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, thành phố Hội An tiến hành hội thảo xây dựng khu đó trở nên một thành phố sinh thái.
Vậy những cơ sở để có thể xây dựng Hội An thành một thành phố sinh thái là gì? Và Việt Nam lâu nay đã có những mô hình cụ thể nào rồi?
Mời quí vị cùng theo dõi những thông tin liên quan trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.
Trang wikipeada nêu ra đến 12 tiêu chuẩn của một thành phố được xem là thành phố sinh thái. Ngoài ba yếu tố chính độ phủ của cây xanh , nguồn nước sạch, không khí không ô nhiễm bởi các loại khói bụi thì còn có những cơ sở khác do con người xây dựng để xử lý tất cả những nguồn thải bẩn từ sinh hoạt hằng ngày
Thành phố sinh thái đầu tiên của Việt Nam
Hẳn nhiều người đều đồng ý khi đề cập đến hai từ sinh thái, ai cũng nghĩ ngay đến một khung cảnh thiên nhiên chưa bị tác động bởi sự tàn phá của con người một cách vô ý thức như lâu nay ở những nơi không còn rừng xanh, suối mát, không khí trong lành. Trang wikipeada nêu ra đến 12 tiêu chuẩn của một thành phố được xem là thành phố sinh thái. Ngoài ba yếu tố chính độ phủ của cây xanh , nguồn nước sạch, không khí không ô nhiễm bởi các loại khói bụi thì còn có những cơ sở khác do con người xây dựng để xử lý tất cả những nguồn thải bẩn từ sinh hoạt hằng ngày như có hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra lại môi trường, hệ thống giao thông vận tải phù hợp, không có những hoạt động làm hư hại nguồn tài nguyên đất, rồi người dân sống trong đó phải có ý thức. Tất cả cùng tồn tại với nhau một cách hài hòa không có phần nào lấn vượt, gây ảnh hưởng đến cho nơi khác.
Hội
An của Việt Nam là một khu đô thị cổ, được bảo vệ gần như nguyên vẹn sau mấy
trăm năm tồn tại. Qui mô dân số vừa phải và lại nằm cạnh sông, sát biển, không
có những cơ sở công nghiệp gây hại cho cảnh quan- môi trường.
Hội An của Việt Nam là một khu đô thị cổ, được bảo vệ gần như nguyên vẹn sau mấy trăm năm tồn tại. Qui mô dân số vừa phải và lại nằm cạnh sông, sát biển, không có những cơ sở công nghiệp gây hại cho cảnh quan- môi trường.
Nhà văn hóa Nguyên Ngọc, trình bày những cơ sở mà Hội An có để trở nên thành phố sinh thái đầu tiên của Việt Nam như sau:
Hội An đúng là đang có chủ trương xây dựng thành phố sinh thái với những điều kiện của Hội An. Trước hết Hội An có truyền thống về văn hóa rất tốt; Hội An cũng không quá lớn nên có thể bắt đầu từ đó và sau này loang ra đến những nơi khác.
Khi nói đến sinh thái thì mình nói đến khía cạnh vật chất của tự nhiên, nhưng cái đó phải đặt cơ sở trên một cái văn hóa mà đó là đặc sắc của Hội An: người Hội An rất bặt thiệp- văn minh nhưng lại rất chân chất gần gủi với tự nhiên ( đồng ruộng…), sống với nhau như trong một ngôi làng rất thân thiện.
Hội An là thành phố du lịch có tên tuổi tại VN. Hội An làm nhiều lễ hội quá thì người ta thấy rồi, nên Hội An bán sự yên tĩnh cho du khách. Con người phải có ý thức mới giữ được tự nhiên. Cái hay của Hội An là lãnh đạo và người dân thấy được nguy cơ du lịch phá vỡ môi trường; nên nay người ta cũng nghĩ đến việc cấp quota cho du lịch…
Khi nói đến sinh thái thì mình nói đến khía cạnh vật chất của tự nhiên, nhưng cái đó phải đặt cơ sở trên một cái văn hóa mà đó là đặc sắc của Hội An: người Hội An rất bặt thiệp- văn minh nhưng lại rất chân chất gần gủi với tự nhiên ( đồng ruộng…), sống với nhau như trong một ngôi làng rất thân thiện.
Hội An cần phải gìn giữ những nền tảng văn hóa có sẵn. Lâu nay cũng làm được ở Cù Lao Chàm và những nơi như làng rau Trà Quế, còn trong nội đô thì nay bắt đầu giảm về sử dụng túi ny lon và trở về với những sản phẩm tự nhiên…
Các làng sinh thái cũng đã được lập
Trong thời gian qua, Viện Kinh tế Sinh thái tại Hà Nội từng tham gia giúp xây dựng một số làng ở Việt Nam thành làng sinh thái. Vùng cát Quảng Trị ở miền Trung là một trong những địa điểm được Viện này đến giúp. Ông Nguyễn Trường Khoa, phó giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường tỉnh Quảng Trị nói về những làng sinh thái được hình thành lâu nay ở tỉnh ông:
Viện
này chúng tôi làm từ lâu được sự tham gia của dân, của cộng đồng và của các cấp
chính quyền. Làm sinh thái thì phải ứng dụng các qui luật của sinh thái vào việc
tạo lập các vườn sinh thái, hoặc cái hội tham gia những hoạt động để vừa
phát triển sản xuất vừa bảo đảm phát triển bền vững của những mô hình đó trên
vùng đất cát ven biển, nơi mà phải hứng chịu rất nhiều tác động của tự nhiên.
Mong mỏi của nhiều người hiện nay là cần có những thành phố, những làng sinh thái đúng nghĩa của nó. Đó là nơi có thể nuôi sống con người bằng những sản vật được tạo nên từ tài nguyên thiên nhiên địa phương mà không gây tổn hại cho môi trường. Con người nơi đó lại góp phần nuôi dưỡng phát triển và cùng tồn tại một cách hòa hợp với tự nhiên.
Vùng đất này thiếu chất dinh dưỡng và tưới tiêu cho nó rất khó. Cho nên chúng tôi phải tạo ra những mô hình sao cho có thể hạn chế được tác động của cát đối với người dân như hiện tượng cát bay, cát nhảy… Chúng tôi cũng tạo lập ra một vùng không gian xanh với ao, cây trồng che chắn, bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp…
Ý tưởng ban đầu là do cố giao sư Nguyễn Văn Trương khởi xướng và sau đó địa phương ứng dụng tại những địa phương như Triệu Phong, Gio Linh.
Việc áp dụng còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của các hộ dân…
Mong mỏi của nhiều người hiện nay là cần có những thành phố, những làng sinh thái đúng nghĩa của nó. Đó là nơi có thể nuôi sống con người bằng những sản vật được tạo nên từ tài nguyên thiên nhiên địa phương mà không gây tổn hại cho môi trường. Con người nơi đó lại góp phần nuôi dưỡng phát triển và cùng tồn tại một cách hòa hợp với tự nhiên.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí vị trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự do.
Gia Minh chào tạm biệt.