Giới khoa học cảnh báo tình hình biến đổi khí hậu của trái đất
2009.03.09

Các quốc gia ven biển sẽ có mức tổn hại lớn
Gần đây lại có thêm cảnh báo của Trung Tâm Nghiên Cứu World Fish về mối nguy mà những quốc gia ven biển có nghề cá lâu đời như Việt Nam phải đối mặt. Bên cạnh đó, Quỹ Quốc Tế về Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) cũng thông báo nghiên cứu nói trong vòng 25 năm tới, biến đổi khí hậu có thể gây ngập lụt trên diện rộng và mặn hóa các hệ sinh thái nước ngọt tại khu vực Cà Mau của Việt Nam.
Quỹ Quốc Tế về Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) cũng thông báo nghiên cứu nói trong vòng 25 năm tới, biến đổi khí hậu có thể gây ngập lụt trên diện rộng và mặn hóa các hệ sinh thái nước ngọt tại khu vực Cà Mau của Việt Nam.
Vậy những biện pháp mà cơ quan chức năng Việt Nam thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của các mối nguy vừa nêu ra sao?
Đó là đề tài trong chuyên mục Khoa Học- Môi Trường kỳ này, mời quí thính giả theo dõi.
Kết quả nghiên cứu của WorldFish xác định rõ 33 quốc gia trên thế giới có mức tổn thương lớn do tác động biến đổi khí hậu gây nên. Việt Nam nằm trong số đó.
Việt Nam nằm trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Viện Trưởng Viện Quy Họach Thủy Sản tại Hà Nội, cho biết đánh giá của tác động tình trạng biến đổi khí hậu đối với Việt Nam :
TS Nguyễn Chu Hồi : Việt Nam không những là một trong 33 nước mà là một trong
5 quốc gia sẽ bị tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao
nhiều nhất, mạnh mẽ nhất. Các nhà khoa học Việt Nam kết hợp với một số tổ chức
hỗ trợ quốc tế về mặt kỹ thuật thì đã tính toán sơ bộ bước đầu một số kịch bản
của biến đổi khí hậu và biển dâng cao. So trường hợp của Việt Nam thì ở
các kịch bản là 0,5 mét, rồi 1 mét, thì nó sẽ gây tác hại như thế nào... cho đến
nay tất nhiên việc tính toán ấy bước đầu phải thông qua chương trình mục tiêu
quốc gia này thì khi đó mới có thể khẳng định được kết
quả cuối cùng.
Việt Nam không những là một trong 33 nước mà là một trong 5 quốc gia sẽ bị tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao nhiều nhất, mạnh mẽ nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Viên chức Geoff Blate thuộc Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) cho biết nguy cơ đối với vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nói chung và Cà Mau nói riêng.
Đại ý theo ông Geoff Blate thì "Tòan bộ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đứng trước nguy cơ không phải mực nước biển dâng mà còn nguy cơ bị ngập nước từ những quốc gia ở thượng nguồn xây dựng đập trên sông Mekong; điều đó sẽ khiến thay đổi dòng chảy của dòng sông khi đến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng như ngăn dòng phù sa đưa về đồng bằng. Lượng phù sa về rất quan trọng, vì nếu thêm tác động của hiện tượng trái đất ấm dần lên khiến nước biển dâng cao và thiếu phù sa đưa về thì diện tích đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị thu hẹp."
"Tòan bộ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đứng trước nguy cơ không phải mực nước biển dâng mà còn nguy cơ bị ngập nước từ những quốc gia ở thượng nguồn xây dựng đập trên sông Mekong
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Kế hoạch ứng phó với biến động
Trước những cảnh báo được đưa ra thì cơ quan chức năng Việt Nam đã có những họat động thế nào để giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu gây nên?
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi trình bày những kế họach của phía VN như sau :
TS Nguyễn Chu Hồi : Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành một chương trình trọng điểm
quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, và chờ quốc hội thông qua nữa,
và đã bắt đầu có thực thi rồi. Và các tổ chức quốc tế đã cam kết sẽ hỗ trợ
để thực hiện chương trình này cho Việt Nam là 50% vốn tổng số mà VN cần
cho chương trình đó.
Hiện nay trên cơ sở Việt Nam đã xây dựng một số kịch bản
nước biển dâng cũng như những mảng tác động lớn của biến đổi khí hậu, chính phủ
đã ra chương trình, mục tiêu như tôi đã nói, và đồng thời xác định ngay một số
hành động ưu tiên ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Trong cái ưu tiên ngắn hạn đấy
thì trên cơ sở những vùng biển nhạy cảm mà xác định rằng vùng ven biển mà bị tổn
thương nhất thì yêu cầu và đã đánh giá các lãnh vực sản xuất có thể dễ bị tổn
thương, ví dụ như là nông nghiệp, phát triển nông thôn, thuỷ sản, rồi là sinh
thái, môi trường ở vùng ven biển, thì tập trung vào đó.
Hiện nay trên cơ sở Việt Nam đã xây dựng một số kịch bản nước biển dâng cũng như những mảng tác động lớn của biến đổi khí hậu
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Những vùng tập trung là gì? Một là những vùng cộng đồng nghèo ở ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long, hai là những vùng Miền Trung bị biến đổi khí hậu tác động rất nhanh đến khô hạn, đến những biến động ngay vùng ven biển và nó tác động đến lũ lụt, v.v. rồi xâm nhập mặn, và một số đảo nhỏ.
Ưu tiên chương trình nâng cao nhận thức trách nhiệm
Hiện nay chính phủ ưu tiên những hành động gì? Một là về hành động
chung thì nâng cao nhận thức, bởi vì quốc tế đánh giá chúng ta là một trong năm
nước bị biến đổi khí hậu tác động mạnh nhất và khoảng 70% đánh giá của thế giới
là Việt Nam đứng đầu trong 5 nước đó. Nhưng cái nhận thức về 70% các đánh giá của
thế giới đều tập trung vào và thống nhất với cái nhận định của các tổ chức
quốc tế khi nghiên cứu và xếp hạng Việt Nam là nước chịu sự biến đổi khí hậu
toàn cầu và mực nước biển dâng cao.
Nhưng mà cái nhận thức của Việt Nam từ các
cấp cũng như người dân thì có 5% thôi, cho nên Thủ Tướng Chính Phủ trong hành động
của mình, yêu cầu phải ưu tiên chương trình nâng cao nhận thức.
Vì đây là vấn đề toàn cầu tác động vào quốc gia rất lớn mà
còn mang tính học thuật rất là khó trong cái nhận thức của người dân bởi vì họ chỉ
cảm nhận khi bị tác động thôi. Ưu tiên giải pháp phòng ngừa thì phải nâng
cao nhận thức.
Ở trong nhận thức thì chính phủ chỉ đạo cố gắng làm sao cho nhận thức đúng để tránh việc nhân dịp này đổ lỗi tất cả do biến đổi khí hậu là không được, mà phải tách ra đâu là những khuyết điểm do chủ quan của con người, đâu là những vấn đề có thể do biến đổi khí hậu để mà lựa chọn các giải pháp ứng xử cho cụ thể. Thì đấy là mạng thứ nhất rất quan trọng.
Mạng thứ hai là hiện nay với sự giúp đỡ của Đan Mạch, Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường và Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn đang đi đánh giá một số vùng để xây dựng giải pháp giúp cộng đồng,
giúp các ngành nghế sản xuất ven biển và trên biển có những phương án cụ thể để
ứng phó với biển đổi khí hậu.
Phải ưu tiên chương trình nâng cao nhận thức. Vì đây là vấn đề toàn cầu tác động vào quốc gia rất lớn mà còn mang tính học thuật rất là khó trong cái nhận thức của người dân bởi vì họ chỉ cảm nhận khi bị tác động thôi.
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Nhóm hành động thứ ba, hành động ngắn hạn nhưng mục tiêu là dài hạn, đó là xem xét để điều chỉnh lại một số quy hoạch phát triển ở vùng ven biển, sử dụng biển ở vùng duyên hải, cân nhắc đến những vấn đề về tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.
Giải pháp thứ tư là sử dụng ngay một số giải pháp về kỹ thuật để có thể điều chỉnh lại những công trình ven biển cũng như một số địa điểm, thí dụ như là hiện nay đã điều chỉnh lại các chính sách, trong đó có pháp lệnh về đê điều ở ven biển, thì tất cả những đê điều ngày xưa, vừa sản xuất vừa xây dựng đê thì mình phá mất những rừng ngập mặn đi. Đây là lá chắn rất tốt về mặt tự nhiên đối với những tác động từ biển vào đất liền.
CP. hỗ trợ phục hồi phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển
Hiện nay trong pháp lệnh mới chính phủ điều chỉnh là xem rừng ngập mặn, phục hồi rằng ngập mặn là giải pháp, là công trình vừa bảo vệ đê điều và vừa giảm thiểu biến đổi khí hậu ở vùng ven biển, và vừa phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.
Như vậy chúng ta cũng đang xem xét để điều tra quy hoạch lại một loạt những công trình ven biển, những hệ thống cảng, rồi những khu bảo tồn, những vùng du lịch mà có tính đến kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng mà các ngành và các cơ quan quốc tế đang tiến hành. Đấy là những hành động ban đầu tích cực và có thể nói rằng dù nhận thức như thế nhưng mà có sự cảnh báo của quốc tế và cả các hội nghị mà Việt Nam đã tham gia trên các diễn đàn để có tiếng nói của mình, thì chúng ta đã thay đổi nhận thức rất lớn, đặc biệt là từ phía chính phủ, cho nên đã ra được chương trình rất dài hơi và lớn như vậy.
Hiện nay trong pháp lệnh mới chính phủ điều chỉnh là xem rừng ngập mặn, phục hồi rằng ngập mặn là giải pháp, là công trình vừa bảo vệ đê điều và vừa giảm thiểu biến đổi khí hậu ở vùng ven biển, và vừa phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Gia Minh : Ngoài việc nâng cao nhận thức cho người dân để họ nhận thấy cái tác động sẽ xảy đến và kêu gọi họ cùng tham gia, mà trước mắt là việc trồng lại rằng ngập mặn, thì Tiến Sĩ thấy là đã có làm chưa ?
TS Nguyễn Chu Hồi : Tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang đã trồng lại
các vùng cửa sông ven biển ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, v.v. được khoảng 300
hecta rừng ngập mặn. Người dân rất tích cực bởi vì thực tế nếu chúng ta không
khôi phục được thì bản thân việc mất rừng cũng đã tác động đến chính sinh kế của
người dân và người dân đã nhận thấy. Tức là gậy ông đã đập vào lưng ông rồi!
Cho nên khi mà có vấn đề được nâng cao nhận thức thì người dân rất ủng hộ.
Cũng
gần đây phần lớn những tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tốt và có thể làm
nông nghiệp bằng phương thức khác, người ta cũng không nghĩ đến chuyện phá rừng
làm nông nghiệp và nuôi tôm nữa, bởi vì người ta nhận thắc rằng chỉ sau một
hai năm là năng suất giảm và dẫn đến hoang hoá, rừng không còn mà tôm cá cũng
không nuôi được, lúa cũng không thu hoạch được, năng suất rất thấp.
Nhân cái nhận thức được ấy với lại tình hình người ta cảm nhận được việc biến đổi khí hậu thời tiết rất rõ nét như là trị số cực tiểu và cực đại của ngày và đêm ở Miền Bắc VN trong năm nay thấy khác hẳn đi, rồi biến đổi theo mùa như là năm nay sau Tết là một cái nóng làm mất đi mùa xuân và sắp tới mất đi mùa thu, chỉ còn mùa mưa và mùa khô. Như vậy là cái tác động nhìn thấy rất rõ và nó trở thành hậu quả rồi.
Tình hình người ta cảm nhận được việc biến đổi khí hậu thời tiết rất rõ nét như là trị số cực tiểu và cực đại của ngày và đêm ở Miền Bắc VN trong năm nay thấy khác hẳn đi, rồi biến đổi theo mùa như là năm nay sau Tết là một cái nóng làm mất đi mùa xuân và sắp tới mất đi mùa thu, chỉ còn mùa mưa và mùa khô
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Gia Minh : Người dân tham gia trồng lại rừng ngập mặn thì chính quyền có hỗ trợ cho họ cái gì không, hay là họ cũng tự làm ?
TS Nguyễn Chu Hồi : Chính quyền phải hỗ trợ chứ. Hỗ trợ bằng những chương
trình, đề tài, dự án, cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật cho dân, giám sát và khoán,
trồng phải sống được, cây phải sống được thì lúc ấy mới thanh toán chứ
không phải như trước kia sống hay không thì cứ giao tiền rồi người ta tiêu còn
cây chết.
Thế là phải có quy hoạch, chỗ nào trồng được, có thích nghi với sinh thái của rừng ngập mặn, cho nên bây giờ ở nhiều khu vực người ta có những biện pháp rất kiên quyết, như ngay ở tỉnh Ninh Bình khi người ta muốn quai đê để người ta lấy một vũng nữa để người ta quy hoạch lại việc nuôi tôm một cách tập trung thì người ta đã dùng đến giải pháp quyết tâm, tức là chính quyền kiên quyết với tư vấn các cơ quan chuyên môn của bọn tôi là chuyển rừng ngập mặn ra chỗ khác, cũng diện tích như vậy thì mới được lấy và cuối cùng người dân cũng như địa phương cùng nhau làm như thế, các công ty khai hoang phải chấp nhận và làm rất là tốt.
Trong thực tế, có biết bao dự án tại Việt Nam được vạch ra thế nhưng khi triển khai thực hiện thì gặp nhiều trở ngại. Tình trạng nhiều nhà dân sống ven biển bị sóng cuốn đi ở Ninh Thuận, Quảng Nam.. đã và đang xảy ra; tuy nhiên người dân vẫn chưa thấy những công tác cụ thể của cơ quan chức năng địa phương.
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
Gia Minh : Song song vớí việc nếu nước biển dâng lên làm mất đất nông nghiệp và hiện nay cũng bị khô cằn, nhưng mà khi nước biển dâng thì mặt nước đánh bắt thuỷ sản lại thêm ra đó, thưa Tiến Sĩ?
TS Nguyễn Chu Hồi : Nếu mà nói nghiêm túc thì mình phải nhận thức như thế này. Khi nói đến nước biển dâng, thiên nhiên luôn luôn thiết lập lại một cân bằng mới; thí dụ tác động của thiên nhiên có thể gây xấu cho ngành này nhưng mà đôi khi nó lại làm lợ cho ngành khác. Chuyện ấy là chuyện đương nhiên. Cho nên các phương án phải tính toán rất cụ thể chứ không thể nào là phương án tính chung chung được. Cái đấy là đương nhiên rồi. Anh mất đất nông nghiệp thì vùng đất đấy bây giờ nuôi trồng thuỷ sản rất là tốt. Nhưng nuôi trồng thuỷ ản thì lại phụ thuộc vào cung cầu. Ai ăn cá nhiều như vậy mãi? Vì thế cho nên sử dụng một vùng thì mình phải cụ thể chứ chưa nói cái gì trước được.
Trong thực tế, có biết bao dự án tại Việt Nam được vạch ra thế nhưng khi triển khai thực hiện thì gặp nhiều trở ngại. Tình trạng nhiều nhà dân sống ven biển bị sóng cuốn đi ở Ninh Thuận, Quảng Nam.. đã và đang xảy ra; tuy nhiên người dân vẫn chưa thấy những công tác cụ thể của cơ quan chức năng địa phương.
Mục Khoa Học- Môi Trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.