Cảnh báo về biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đại

Tình trạng biến đổi khí hậu với những tác động bất lợi đến cuộc sống con người trên trái đất đang tiếp tục là quan ngại lớn của các chính phủ, tổ chức bảo vệ môi trường.

0:00 / 0:00

Trong những năm qua đã có nhiều hoạt động được tiến hành nhằm có thể đi đến những hành động chung trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Quốc gia nghèo trước hiểm họa môi trường

Trong chuyên mục kỳ này, chúng tôi cập nhật một số diễn biến mới nhất liên quan vấn đề vừa nêu.

Vào ngày thứ hai 14 tháng 11 vừa qua, diễn đàn mang tên Tổn thương vì Biến đổi Khí hậu được tổ chức tại Dhaka, thủ đô Bangladesh với sự tham dự của chừng 30 quốc gia, trong đó có hơn phân nửa là những nước nằm trong diện có nguy cơ chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu nhiều nhất.

Tại diễn đàn ở Dhaka, Bangladesh, tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon cho rằng nếu con người sẵn sàng đối phó trước những hiện tượng được cảnh báo như thế thì có thể tránh được những nổi khốn khó tồi tệ hơn trong tương lai.

Ông Ban ki-moon phát biểu rằng hiểm họa tự nhiên không cần thiết gây thảm họa cho con người. Có nhiều phương thức giải quyết hiệu quả về mặt chi phí mà các cộng đồng có thể thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của những hiện tượng thời tiết bất thường cực đại.

Trong khi những quốc gia nghèo không có đủ phương tiện để đối phó với thiên tai nên là những nơi bị tác động trước hết và dữ dội nhất. Tuy nhiên ngay cả những quốc gia có tiềm lực kinh tế cũng phải ở tư thế sẵn sàng đối phó.

Ông Ban Ki-moon

Trong khi những quốc gia nghèo không có đủ phương tiện để đối phó với thiên tai nên là những nơi bị tác

Lụt lội ở Việt Nam cũng xảy ra nhiều hơn các năm trước (19 tháng 9, 2011) AFP
Lụt lội ở Việt Nam cũng xảy ra nhiều hơn các năm trước (19 tháng 9, 2011) AFP (AFP)

động trước hết và dữ dội nhất. Tuy nhiên ngay cả những quốc gia có tiềm lực kinh tế cũng phải ở tư thế sẵn sàng đối phó. Ông đưa ra những ví dụ như đợt nóng hồi năm 2003 giết chết 70 ngàn người ở Châu Âu và trận bão Katrina tại Hoa Kỳ gây ngập lụt cho New Orleans với bao thiệt hại vật chất ở đó.

Ông tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon lên tiếng cho rằng chính một số nước bị tác động nhiều nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu có thể là nguồn động lực cho các nước giàu về cách thức giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ông Ban Ki-moon đưa ra trường hợp của một số nước như quần đảo Maldives, Costa Rica, Samoa là những nơi cam kết không thải khí carbon nữa. Theo ông này thì vào lúc kinh tế thế giới gặp những bất ổn như hiện nay mà vẫn có những quốc gia cam kết theo đường lối phát triển xanh như thế, thì đó là một thúc đẩy cho những nước phát triển hơn đang là những nơi phát thải lớn trên thế giới.

Theo tổng thư ký Liên hiệp quốc thì thật là không công bằng khi bắt ép các nước nghèo và có nguy cơ chịu tác động nhất phải tự lo gánh bao khó khăn do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.

thật là không công bằng khi bắt ép các nước nghèo và có nguy cơ chịu tác động nhất phải tự lo gánh bao khó khăn do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.

Ông Ban Ki-moon

Do đó ông lên tiếng kêu gọi giải ngân các khoản kinh phí được thống nhất đóng góp giúp cho những nước trong diện đó thích ứng với tình trạng ấm nóng toàn cầu. Thủ tướng nước chủ nhà Bangladesh, Sheikh Hasima, trong phát biểu khai mạc diiễn đàn tại Dhaka cho rằng việc 18 nước có nguy cơ chịu tác động nhiều nhất của tình trạng biến đổi khí hậu có mặt tại diễn đàn là phản ứng trước thực tế tiến trình thương thảo quốc tế về biến đổi khí hậu diễn ra quá chậm chạp và không đầy đủ.

Diễn đàn Tổn thương vì Biến đổi khí hậu do tổng thống đảo quốc Maldives, ông Mohamed Nasheed, khởi xướng và cuộc họp đầu tiên diễn ra hồi tháng 11 năm 2009. Các nước tham gia diễn đàn năm nay đồng ý thành lập một mặt trận thống nhất trước khi diễn ra hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Durban, Nam Phi vào tháng 12 tới đây.

Phúc trình IPCC

Tin cho biết tại hội nghị Durban, đại biểu của các nước tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc bảo trợ sẽ bàn cách thức gây cho được tổng cộng 100 tỷ đô la mỗi năm cho Quỹ Khí Hậu Xanh được lập

Trận lụt lịch sử ở Thái Lan kéo dài từ tháng 7 đến nay vẫn còn tiếp diễn. RFA
Trận lụt lịch sử ở Thái Lan kéo dài từ tháng 7 đến nay vẫn còn tiếp diễn. RFA (RFA)

ra vào tháng 12 năm ngoái. Quỹ này có mục tiêu giúp cho các nước đối phó với tình trạng ấm nóng toàn cầu.

Hội nghị Durban cũng sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận để thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào sang năm.

Nghị định thư Kyoto năm 1997 qui định một mức giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên mức đó được nói còn tương đối khiêm tốn.

Và trong những hội nghị bàn về một thỏa thuận thay thế cho Nghị định thư Kyoto vẫn không có tiến triển gì vì Hoa Kỳ và một số quốc gia công nghiệp phát triển vẫn tiếp tục cho rằng định mức phát thải bắt buộc sẽ ngăn trở những nổ lực giảm đói nghèo trên thế giới.

Một diễn biến đáng chú ý khác là vào ngày thứ sáu vừa qua, cơ quan chức năng Liên hiệp quốc đưa ra phúc trình với nhận định rằng trong thế kỷ này số nạn nhân tử vong sẽ tăng lên do những đợt lụt lội, hạn hán, nắng nóng mỗi lúc mỗi trầm trọng thêm.

Phúc trình vừa nói dày đến 800 trang do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC, thực hiện. Theo đó hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ làm tăng tần suất và lực mạnh của các hiện tượng khí hậu.

Phúc trình vừa nói dày đến 800 trang do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC, thực hiện. Theo đó hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ làm tăng tần suất và lực mạnh của các hiện tượng khí hậu.

Phúc trình đặc biệt này được soạn thảo trong suốt ba năm trời dựa vào những nghiên cứu khoa học và được cho là nghiên cứu đầu tiên của IPCC chuyên tìm hiểu mối quan hệ giữa tình trạng biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đại.

Đây cũng là lần đầu tiên IPCC kết hợp việc nghiên cứu khoa học về khí hậu với công tác quản trị rủi ro trong một phúc trình như thế.

Kể từ năm 1990 khi, IPCC đưa ra báo cáo đánh giá đầu tiên, tiếp đó những nhóm nghiên cứu độc lập làm việc có những báo cáo riêng về các mặt khác nhau. Tuy nhiên, cách làm như thế có ý kiến nói không hữu ích.

Theo ông Tom Downing, người đứng đầu nhóm có tên Đối tác Thích ứng Khí hậu Toàn cầu ở Oxford và cũng là một chuyên gia làm việc trong IPCC, thì các chuyên gia về thảm họa có rất nhiều kinh nghiệm, vì thế nên dựa vào họ như là lực lượng cơ bản giúp cho công tác thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai. Lần này IPCC cho kết hợp hai mặt lại như thế thật là đáng khích lệ.

Một trong những cảnh báo mà phúc trình đưa ra là tính chất và mức độ trầm trọng của những tác động không chỉ tùy thuộc vào tình trạng cực đoan của những hiện tượng thời tiết mà còn từ yếu tố tổn thương và tiếp xúc nữa.

Một cảnh báo khác được phúc trình IPCC lần này đưa ra là mọi nổ lực của con người có thể bị tiêu tan nếu như lượng khí carbon thải ra không được kiểm soát. Theo giới chuyên gia, khí thải carbon là thủ phạm gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến cho trái đất ấm nóng lên.

Ông Trần Việt Liễn, chuyên gia về khí hậu từng tham gia vào ban soạn thảo bán phúc trình IPCC hồi năm 2007, có một số nhận xét về báo cáo lần này:

Trong cảnh báo lần này của IPCC, người ta nhấn mạnh đến biến đổi của hiện tượng cực đoan.Chắc chưa có thể dự báo đầy đủ về hiện tượng này, nhưng những cảnh báo sẽ cụ thể, chi tiết hơn so với những cảnh báo lần trước mà chỉ tập trung vào những qui luật cơ bản. Kỳ này một trong những trọng điểm là đưa ra những cảnh báo sớm về diễn biến của hiện tượng cực đoan trên toàn cầu.
Vấn đề này chắc phải nghiên cứu kỹ hơn trong những thập niên tới.

Một cảnh báo khác được phúc trình IPCC lần này đưa ra là mọi nổ lực của con người có thể bị tiêu tan nếu như lượng khí carbon thải ra không được kiểm soát. Theo giới chuyên gia, khí thải carbon là thủ phạm gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến cho trái đất ấm nóng lên.<br/>

Có một số biện pháp đang được các nước tiến hành nhằm có thể thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Tại diễn đàn Dhaka, Bangladesh vừa qua, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon khen ngợi Bangladesh cho rằng dù là một quốc gia kém phát triển, và nghèo nằm tại một vùng đất thấp nhưng nước này trở thành một nước đi đầu thế giới trong việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Qua việc sử dụng hệ thống cảnh báo sớm và lực lượng tình nguyện trong cộng đồng, Bangladesh đã giảm được đáng kể số người thiệt mạng vì bão tố, chứng tỏ một điều là hiểm nguy thiên nhiên không nhất thiết có thể gây nên tổn thất nhân mạng.

Bangladesh đang cho tiến hành xây dựng thêm nhiều nơi tránh bão, mở rộng chương trình chống biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp, trồng cây dọc theo dải bờ biển. Tất cả các chương trình phòng chống biến đổi khí hậu của Bangladesh đều được lấy từ nguồn quỹ trong nước.

Thiên tai sẽ dữ dội hơn

Phúc trình IPCC năm nay cũng được thực hiện theo hướng đưa ra được thực hiện theo hướng đưa ra giải pháp trong đó nhấn mạnh đến các công tác dễ dàng, không mấy tốn kém và giúp không phải ân hận về sau đó là những biện pháp như áp dụng hệ thống cảnh báo sớm tại những nơi được cảnh báo thiên tai thường xảy ra.

Nếu những biện pháp như thế không được áp dụng sớm thì tác động mỗi khi xảy ra thiên tai sẽ dữ dội hơn và tổn thất nặng nề hơn.

Có những công việc cụ thể đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu được nêu ra như biện pháp khôi phục và trồng mới rừng đước ngập mặn ven biển tại các nước như Việt Nam, Kampuchia, Miến Điện.

Thế rồi những giống bắp, lúa và đậu mới có khả năng kháng nóng đã được nghiên cứu đưa vào trồng trọt.

Có những công việc cụ thể đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu được nêu ra như biện pháp khôi phục và trồng mới rừng đước ngập mặn ven biển tại các nước như Việt Nam, Kampuchia, Miến Điện.<br/>

Việt Nam cũng có đưa ra chương trình thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu ở cấp nhà nước và một số địa phương. Ông Trần Việt Liễn nói về lĩnh vực này:

Theo cách đánh giá của IPCC thì Việt Nam cũng đã sẵn sàng trong các nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, có thể nói ở Việt Nam mối quan hệ giữa thiên tai và những tác hại của nó, đã đi trước một bước. Lý do có thể vì Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nên khi nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu, tất yếu người ta có xem xét đến vấn đề đó rồi.
Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này phức tạp hơn nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu.
Hiện đã có chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu cũng đang được tiếp tục.

Quan sát cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng gần 1 độ Celsius kể từ thời tiền công nghiệp.

Mọi cảnh báo đều cho thấy mức độ trầm trọng hơn của thiên tai, và con người phải nhanh chóng thực thi những biện pháp ứng phó, phòng tránh. Tuy nhiên trong thực tế dường như 'nói vẫn nhiều hơn làm<br/>

Dự báo nói khu vực tây Châu Âu đứng trước nguy cơ có những đợt nóng thường xuyên hơn, đặt biệt ở vành đai Địa Trung Hải. Bão tại khu vực đông, nam Hoa Kỳ, và vùng Ca-ri-bê sẽ mạnh hơn do lượng mưa nhiều hơn và gió mạnh hơn. Đối với những đảo quốc nước biển dâng là một mối nguy xâm thực…Khu vực tây Phi châu sẽ chịu nhiều hạn hán hơn. Nắng nóng tại khu vực đông Á sẽ nóng hơn và không còn cá biệt nữa. Tại vùng nam Á và đông nam Á tần suất bão lớn sẽ gấp đôi.

Mọi cảnh báo đều cho thấy mức độ trầm trọng hơn của thiên tai, và con người phải nhanh chóng thực thi những biện pháp ứng phó, phòng tránh. Tuy nhiên trong thực tế dường như ‘nói vẫn nhiều hơn làm’. Đó là lý do Liên hiệp quốc thúc giục cần phải sẵn sàng.

Chuyên mục tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.