Tại sao ở Phú Yên có sự chết chóc nhiều như vậy là vì các đập bể. Tại sao đập nào cũng có điện thoại, cũng có người gác; có điện thoại thì khi đập bể phải báo cho các địa phương, phải có cảnh báo để người dân biết mà tránh né được phần nào đi nữa. Việc xả lũ nước đập thì không có báo cho người dân biết chừng nào xả, xả bao nhiêu và như thế nào.
Trước bức xúc đó của người dân, nhiều đại biểu đang họp ở Hà Nội cũng đặt vấn đề quá nhiều đập thủy điện được xây dựng tại khu vực miền Trung suốt những năm qua, trong khi đó lại thiếu kết hợp với các công trình thủy lợi.
Vậy thực tế những công trình thủy điện tại khu vực miền Trung cũng như khắp nới trên cả nước được xây dựng và vận hành ra sao mà lại đưa đến những tác hại đang được nói đến? Và cần phải làm gì để ngăn ngừa những bất lợi đó trong thời gian tới?
Quá nhiều đập được xây bừa bãi
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này mời quí thính giả cùng nghe một số ý kiến về các vấn đề vừa nêu của hai chuyên gia là giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản Lý Môi trường, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và giáo sư Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Tài nguyên Nước và Môi trường Đông Nam Á.
Mình là theo kiểu nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện. Bộ Công Thương nói có qui hoạch nhưng thực ra qui hoạch đó không khoa học, thứ nữa là qui hoạch lớn chứ qui hoạch nhỏ không có, cho nên những thủy điện mini từ 3-7-10 megawatt trở xuống là rất nhiều- người nào cũng làm thủy điện được<br/>
Trước tình hình trái đất bị ấm dần lên do khí thải carbon dioxide từ các loại nhiên liệu hóa thạch gây nên, thì những năng lượng không phát thải khí CO2 như thủy điện và các loại năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời, điện hạt nhân, khí sinh học đều được hoan nghênh.
Với địa hình chằng chịt sông ngòi và sông có độ dốc nên lâu nay Việt Nam đã cho xây dựng nhiều đập thủy điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng. Tuy nhiên sự ra đời của quá nhiều đập thủy điện mà thiếu đánh giá kỹ lưỡng các tác hại cho môi trường sinh thái tự nhiên, cũng như không có phối hợp chặt chẽ với các công trình thủy lợi khác đã dẫn đến một số tác hại không lường trước.
Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường thuộc Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nhận định về hoạt động xây dựng các công trình thủy điện tại Việt Nam lâu nay và những tác hại của chúng:
Mình là theo kiểu nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện. Bộ Công Thương nói có qui hoạch nhưng thực ra qui hoạch đó không khoa học, thứ nữa là qui hoạch lớn chứ qui hoạch nhỏ không có, cho nên những thủy điện mini từ 3-7-10 megawatt trở xuống là rất nhiều- người nào cũng làm thủy điện được cả vì vậy cho nên thứ nhất gây tác hại đến các hệ sinh thái khiến bị ngập và những vùng bị ngập thì khiến cho hệ sinh thái bị thay đổi hoàn toàn; từ hệ sinh thái khô cạn đến hệ sinh thái nước là một quá trình chuyển đổi mà từ mười đến mười mấy năm sau mới ổn định được, mà dù khi ổn định rồi thì vùng sản xuất không có nữa, người dân bị di dời thì lại không đảm bảo đủ điều kiện để người ta di dời tức người ta bỏ nhà bỏ cửa người ta đi dù có xây nhưng lại xây theo kiểu nhà phố không phù hợp tập tục sinh hoạt, văn hóa của họ.
<i> </i>Thủy điện mà nhiều thì nguy cơ biến đổi dòng sông: phải mất hằng nghìn,hằng triệu năm mới hình thành một con sông được mà làm thủy điện như vậy thì khả năng đổi dòng là rất dễ, và sông đổi dòng thì rất là nguy hiểm đây là điều mà người ta sợ nhất
Thứ ba nữa thủy điện mà nhiều thì nguy cơ biến đổi dòng sông: phải mất hằng nghìn,hằng triệu năm mới hình thành một con sông được mà làm thủy điện như vậy thì khả năng đổi dòng là rất dễ, và sông đổi dòng thì rất là nguy hiểm đây là điều mà người ta sợ nhất. Điều nữa là khi đắp thủy điện như vậy thì bên dưới bị khô cạn, hạn hán xảy ra, mặn lên, sạt lở bờ sông ( vì thay đổi dòng mà, tốc độ dòng chảy khác nhau), phù sa không có mà chỉ còn cát sỏi đá lắng lại thôi không còn phù sa nữa- cánh đồng ngày xưa tốt tươi thì nay cằn cổi dễ sa mạc hóa lắm. Điểm nữa là cá tôm không ngược dòng lên theo hệ di cư của chúng để đẻ nữa. Tác hại thêm nữa là bồi lấp, thủy điện chặn mất nguồn…
Miền Bắc cũng vậy, na ná như thế. Miền bắc thì có mấy thủy điện lớn nên ít thủy điện nhỏ như ở miền Trung. Miền nam thì làm thủy điện lớn ít mà làm thủy điện nhỏ nhiều hơn, mà làm nhiều thủy điện thì ‘băm vằm’ hệ sinh thái cả vùng.
Giáo sư Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Tài nguyên Nước và Môi trường Đông Nam Á thì chỉ ra một khuyết điểm khác của hệ thống các công trình thủy điện tại Việt Nam:
Cái đặc biệt của ta là phát triển hơi ồ ạt, thứ hai là đáng lẽ ra làm xong cái nào thì cần có qui trình vận hành, đặc biệt là vận hành liên hồ chứa thì hiện nay chúng ta chưa làm xong. Việc vận hành đơn độc khiến cho khi xả lũ thì người ta chỉ lo chống công trình thôi mà không để ý đến việc xả xuống hạ du như thế nào cho phù hợp.
Đặc biệt của ta là phát triển hơi ồ ạt, thứ hai là đáng lẽ ra làm xong cái nào thì cần có qui trình vận hành, đặc biệt là vận hành liên hồ chứa thì hiện nay chúng ta chưa làm xong. Việc vận hành đơn độc khiến cho khi xả lũ thì người ta chỉ lo chống công trình thôi mà không để ý đến việc xả xuống hạ du như thế nào cho phù hợp<br/>
Vấn đề là phải thiết kế thi công cho an toàn, thứ hai là phải có qui trình vận hành. Hiện phụ trách các hồ đơn độc là do Bộ Công Thương, còn phụ trách liên hồ chứa thì giao cho Bộ Tài Nguyên- Môi trường mà Nhà nước mới giao năm nay thôi. Hiện nay Bộ Tài nguyên- Môi trường đang lo bốn hồ chứa trên thượng lưu Sông Hồng, Sông Thái Bình; độ khoảng cuối năm nay thì thông qua qui trình vận hành đó.
Mạnh dạn sửa đổi
Trước tình trạng thủy điện như hiện nay, thì hai vị giáo sư vừa nêu cũng có một số ý kiến về biện pháp khắc phục.
Giáo sư Lê Huy Bá thì yêu cầu phải kiên quyết sửa đổi cách làm:
Các chữa là phải qui hoạch lại thôi; phải mạnh dạnh đối với những nơi qui hoạch- phát triển không đúng thì cho dừng lại không để phát triển lăm nhăm, tự phát như vậy được nữa; đơn cử như ở Đồng Nai có bảy- tám bậc thềm mà họ muốn làm hết thủy điện ở bảy tám bậc thềm đó thì rất là nguy hiểm, phải dừng lại ở bậc thềm thứ ba là được rồi không được làm thêm nữa.
GM: Nhưng nếu không phát triển thêm thủy điện thì làm sao đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng trong nước?
Đó là một mâu thuẫn, vì muốn phát triển kinh tế thì ‘điện’ phải đi trước một bước chừng khoảng 15-20% thì GDP sẽ phát triển chừng 10-11% hay 8-9% gì đấy. Việt Nam lẽ ra chừng 20 năm về trước phải phát triển điện rồi cho nên bây giờ chỉ có cách là phải chấp nhận những thủy điện lớn, còn nhiệt điện thì phải là nhiệt điện sạch, và bên cạnh đó thì cũng phải chấp nhận điện hạt nhân thôi, hoặc là năng lượng tái tạo như gió, ánh nắng mặt trời, sóng biển … Nhiệt điện sạch thì có công nghệ rồi, vẫn là than đá nhưng than đá không xả ra các ô nhiễm như xưa nữa- Nhật có phát triển công nghệ này rồi.
Các chữa là phải qui hoạch lại thôi; phải mạnh dạnh đối với những nơi qui hoạch- phát triển không đúng thì cho dừng lại không để phát triển lăm nhăm, tự phát như vậy được nữa; đơn cử như ở Đồng Nai có bảy- tám bậc thềm mà họ muốn làm hết thủy điện ở bảy tám bậc thềm đó thì rất là nguy hiểm, phải dừng lại ở bậc thềm thứ ba
GS.Lê Huy Bá
Về thủy điện thì những nước đang phát triển như Trung Quốc cũng chỉ phát triển từ 3 đến 5%, còn mình thì là 20% rồi, như thế là quá nóng về thủy điện, không phù hợp. Hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước tiên tiến thì người ta hạn chế và đầu tư thấp xuống rồi trong lĩnh vực thủy điện.
Giáo sư Ngô Đình Tuấn trình bày về những hoạt động từ phía cơ quan chức năng:
Giờ có qui hoạch giao cho Bộ Tài Nguyên- Môi trường quản lý vấn đề thủy điện, phải kết hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, phải thông qua đánh giá tác động tài nguyên môi trường; nếu không thì bên nào cứ làm bên ấy thôi.
Các công trình thủy điện cần phải được thông qua Hội đồng Thẩm định cấp Nhà Nước. Những cái nhỏ quá thì do địa phương mà địa phương thường bỏ qua những điều gây nguy hại không lường trước về sau mà vẫn duyệt thông qua; giờ dần dần người ta rút kinh nghiệm, thay đổi nhận thức và cách làm cho hiệu quả hơn.
Cũng tương tự như những loại công cụ phục vụ con người khác, các công trình thủy điện tự thân chúng không có lỗi; mà trái lại nếu công tác xây dựng và điều hành tuân thủ nghiêm ngặt các bước từ trước, trong và sau khi xây dựng công trình về mọi mặt thì chắc chắn những công trình ra đời sẽ đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.