Bó tay mỗi khi mưa xuống
Biết bao bút mực và tiền của đã phải bỏ ra để nói về nguyên nhân và bàn biện pháp giải quyết tình trạng úng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh; tuy nhiên thực tế mà người dân phải gánh chịu cho thấy mỗi lúc chuyện ngập chẳng thấy giảm mà cứ tăng lên.
Vào hai ngày 24 và 25 tháng sáu vừa qua, giới chức trách cùng các nhà khoa học trong và cả ngoài nước lại qui tụ để bàn về vấn đề vừa nêu trong khuôn khổ một hội thảo có chủ đề ‘tác động của biến đổi khí hậu với ngập lụt đô thị năm 2009.
Biết bao bút mực và tiền của đã phải bỏ ra để nói về nguyên nhân và bàn biện pháp giải quyết tình trạng úng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh; tuy nhiên thực tế mà người dân phải gánh chịu cho thấy mỗi lúc chuyện ngập chẳng thấy giảm mà cứ tăng lên.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh trình bày một số ý kiến của giới chuyên gia về thông tin xoay quanh nguyên nhân và bàn biện pháp ứng phó, thích nghi với những thay đổi sẽ xảy đến tại khu vự thành phố Hồ Chí Minh.
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Một ý kiến được nêu ra tại hội thảo vừa qua và được các báo trong nước trích dẫn lại là của thạc sĩ Hồ Long Phi, phó ban chống ngập tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông này là nếu cả bốn dự án chống ngập cho nội thành với tổng kinh phí trên 1 tỷ đô la vốn vay ODA được hoàn thành trong vòng năm năm tới thì cũng chỉ giúp giải quyết chừng phân nửa số điểm ngập mà thôi. Ông này cho rằng thành phố Hồ Chí Minh phát triển về hướng Biển Đông mà phần lớn diện tích quá thấp so với mực nước biển, cho nên theo kịch bản nếu nước biển dâng lên 0,5 mét nữa thì thành phố này chỉ còn là hai hòn đảo, nếu như không có biện pháp kiểm soát.
Nếu cả bốn dự án chống ngập cho nội thành với tổng kinh phí trên 1 tỷ đô la vốn vay ODA được hoàn thành trong vòng năm năm tới thì cũng chỉ giúp giải quyết chừng phân nửa số điểm ngập mà thôi.
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Tiến sĩ Trịnh Công Vấn
Tiến sĩ Trịnh Công Vấn, thành viên nhóm dự án kiểm soát triều chống ngập, có ý kiến về vấn đề kinh phí mà phó ban chống ngập nêu ra tại hội thảo vừa qua:
Chương trình để tiêu thoát nước và chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh và cả Long An cần đến trên dưới 10 tỷ đô la chứ không phải một tỷ, và phải làm trên dưới 10 năm; nên bây giờ chưa thể nói là không có hiệu quả.
Vì mới làm một tỷ nên chưa thể đạt mục đích cuối cùng vì còn trong quá trình thực hiện mà.
Giáo sư Lê Huy Bá
Theo giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học- Công nghệ- Quản lý Môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh, người tham dự hai ngày hội thảo vừa qua thì có ý kiến về những nội dung mà các diễn giả đưa ra thại hội thảo ‘ tác động của biến đổi khí hậu với ngập lụt đô thị năm 2009’ và ông cũng nêu ra một số nguyên nhân tình trạng úng ngập tại đó:
<i>Chương trình để tiêu thoát nước và chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh và cả Long An cần đến trên dưới 10 tỷ đô la chứ không phải một tỷ, và phải làm trên dưới 10 năm</i>
Tiến sĩ Trịnh Công Vấn
Hội thảo thì rầm rộ, và tốn tiền nữa nhưng chỉ nói lý thuyết chung chung thôi. Nay thì không cần lý thuyết nữa mà phải phục vụ cho thực tế là làm sao để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Ngập đến nay là do đô thị hóa chứ không phải do biến đổi khí hậu. Tôi phản đối những dự án như Phú Mỹ Hưng, rồi lấp hết kênh rạch thế thì sao mà không ngập được. Những hồ điều hòa tự nhiên bị lấp thì ngập thôi.
Tôi không tán thành đô thị hóa về phía nam thành phố.
Hội thảo phải giải quyết những vấn đề đắp đê, làm cống thế nào, van cống ra sao nhưng vẫn không đưa ra được.
Kỹ sư Phan Khánh
Không hẳn bi quan như giáo sư Lê Huy Bá, kỹ sư Phan Khánh, tổng thư ký Hội Thủy Lợi thành phố thì cho rằng :
Định hướng, xác định qui hoạch thì đã có không những phòng chống nước biển dâng, và điều tiết các hồ thủy lợi ở thượng nguồn, cách ly nước ngoại lai vào thành phố. Đã có qui hoạch vấn đề là thiết kế tính toán, xây dựng nhưng tiền thì cần nhiều và thời gian thì dài.
<i>Ngập đến nay là do đô thị hóa chứ không phải do biến đổi khí hậu. Tôi phản đối những dự án như Phú Mỹ Hưng, rồi lấp hết kênh rạch thế thì sao mà không ngập được. Những hồ điều hòa tự nhiên bị lấp thì ngập thôi.</i>
Giáo sư Lê Huy Bá
Còn qui hoạch trong thành phố thì đã làm, thực ra không có gì sai lầm lớn nhưng làm ít làm chậm làm không đúng cách.
Thoát nước mà dân kêu là do thi công chứ không phải thiết kế. Ở đây thi công thì quyền thế, nhà thầu thì lèm nhèm nên làm dài, dân kêu.
Gần đây khi thi công thì lại lấp mất cống cũ khi chưa được nước vào hầm.Theo tôi trước kia chưa có bản nhạc giao hưởng nhưng nay đã có, đã có nhạc trưởng nhưng các nhạc công có nghe hay không thì đó là vấn đề…
Như đánh giá của kỹ sư Phan Khánh thì vấn đề ngập lụt cũng như nhiều tình hình khác tại thành phố Hồ Chí Minh là do khâu triển khai thực hiện.
Trên hết là tính nghiêm túc của các đơn vị thực hiện dự án
Tiến sĩ Trịnh Công Vấn nêu lại mục tiêu của dự án kiểm soát triều chống ngập và đinh hướng mà ông cho là phù hợp:
<i>Còn qui hoạch trong thành phố thì đã làm, thực ra không có gì sai lầm lớn nhưng làm ít làm chậm làm không đúng cách.Thoát nước mà dân kêu là do thi công chứ không phải thiết kế. <br/> </i>
Kỹ sư Phan Khánh
Dự án là vừa ngăn lũ trên Đồng Nai xuống, ngăn triều; đồng thời cũng tạo ra những vùng trũng, tức các ‘room for water’. Dự án qui hoạch những vùng không được xây dựng, san lấp.
Chúng tôi tính toán là diện tích toàn bộ mặt nước bình quân chừng 17% bao gồm cả những vùng đang có. Nhiệm vụ của chúng tôi là cùng thành phố qui hoạch vùng nào lã vũng không nên xây dựng nhà cửa ở đó; khoanh lại để thông báo với cộng đồng dân cư, các ấp chính quyền, các ngành để không bị mâu thuẫn.
Thành phố đang thúc đẩy qui hoạch nhanh để tránh phát triển nóng để rồi đến lúc giải phóng mặt bằng lại tốn kém…
Sự thực hiện đồng bộ các dự án và trên hết là tính nghiêm túc của các đơn vị triển khai được cho là yếu tố có thể giúp thực hiện hiệu quả một tình trạng mà theo nhiều người dân là ‘bó tay’ mỗi khi mưa xuống, triều dâng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.