Nopal, thực phẩm và dược phẩm
Ninh Thuận và Bình Thuận thuộc miền Nam Trung-Bộ là hai tỉnh có lượng mưa hàng năm ít nhất Việt Nam. Tại vùng này có khỏang 400 ngàn hecta đất cát khô hạn, hoang hoá và nhiều đồi trọc. Việc phủ xanh những vùng đất này được các nhà khoa học Việt Nam nghĩ đến. Nhiều dự án đã được đề ra.
Trước tiên là dự án trồng cây Neem, còn được gọi là cây Cọc hành hay cây Soan chịu hạn. Cây Neem có nguồn gốc từ Châu Phi được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ 20 do quả và lá của lọai cây này được dùng làm dược phẩm chửa được một số bệnh.
Cây xương rồng Nopal được các nhà khoa học thuộc Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm, thuộc Viện Ứng Dụng Công Nghệ du nhập từ Mêhicô, nhân giống và cho trồng thử tại Ninh Thuận.<br/>
Trong chuyên mục Sáng Kiến và Đời Sống vào giữa Tháng Bảy vừa qua, chúng tôi đã có dịp giới thiệu cây Neem được trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong chuyên mục Sáng Kiến và Đời Sống tuần này, Trường Văn giới thiệu cây xương rồng Nopal được các nhà khoa học thuộc Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm, thuộc Viện Ứng Dụng Công Nghệ (Bộ Khoa Học Công Nghệ), du nhập từ Mêhicô, nhân giống và cho trồng thử tại Ninh Thuận.
Ưu điểm của loại xương rồng Nopal
Cây xương rồng Nopal còn được gọi là Xương Rồng Lê Gai vì phiến lá có gai và trái hình dạng giống trái lê được tìm thấy nhiều trong thiên nhiên ở Miền Tây và Tây-Nam nước Mỹ và nhiều nhất tại xứ Mêhicô (Mexico). Chính tại Mêhicô, các nhà khoa học thuộc Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm (Viện Ứng Dụng Công Nghệ Việt Nam) đã lấy giống xương rồng Nopal về và dùng phương pháp cấy mô để nhân giống.
Sau thời gian 3 tháng, mô sinh trưởng và phát triển với kích thước từ 3 đến 5 cm được chuyển trồng tại các vườn ươm và sau đó đưa ra trồng bên ngoài.
Hiện Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm đã nhân được 15 giống xương rồng Nopal, bao gồm 5 giống Nopal ăn quả, 7 giống Nopal rau, và 3 giống Nopal làm thức ăn cho gia súc.
Bà Phạm Hương Sơn, Phó Giám Đốc Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm, cho biết về đề án nhân giống cây xương rồng Nopal:
Bà Phạm Hương Sơn : Bọn em đã nhân giống trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy mô thì đã thành công rồi. Cái đấy bọn em làm từ năm 2000 đến giờ ạ. Bọn em đã trồng thử nghiệm trong Ninh Thuận độ khoảng 1 hecta, và ở Nha Trang cũng có, ở đảo Trường Sa cũng có, ở Huế cũng có rồi ạ.
Tác dụng của nó chủ yếu là để phủ xanh các đất trọc ở những vùng đất xói mòn đấy ạ, cũng đề làm thức ăn gia súc đấy ạ. Bọn em sản xuất đại trà. Bây giờ bọn em vẫn có cây con, nhân rất là nhanh thôi, chỉ khoảng 3 tháng đấy ạ. Bọn em đưa gửi đi các nơi rồi ạ. Bọn em có theo dõi, bọn em có cả một đề tài về cái đấy rồi ạ. Cây đấy vẫn sinh trưởng tốt ạ. Quả với hoa thì hình như là chưa có.
Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm đã nhân được 15 giống xương rồng Nopal, bao gồm 5 giống Nopal ăn quả, 7 giống Nopal rau, và 3 giống Nopal làm thức ăn cho gia súc
Thực ra Nhatrang, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất thích hợp với các lọai cây xương rồng chịu khô hạn vì tại đây từ lâu người dân thường trồng một lọai cây xương rồng mà dân địa phương thường gọi là cây "lưỡi long" để làm hàng rào chung quanh các ngôi mộ để chống trâu bò dẫm đạp.
Bà Phạm Hương Sơn có nhận xét về lọai cây lưỡi long này:
Bà Phạm Hương Sơn : Nhiều nhà khoa học, khi mà bọn em báo cáo đề tài này, thì nhiều nhà khoa học trong các hội đồng thì họ cho là một, nhưng mà bọn em chưa có tài liệu nào để khẳng định cả.
Nhưng họ nghi chỉ là một bởi vì họ bảo có thể ngày xưa người Pháp họ đưa vào, nhưng bọn em chưa có nghiên cứu ạ.
Phiến lá non chưa có gai của xương rồng Nopal thường được dùng trong bữa ăn của người Mêhicô như là món Nopal chiên trứng, món thịt nấu với Nopal, hay là món bánh tráng bằng bột bắp cuộn Nopal và thịt băm.
Tuy nhiên, đối với người dân Việt Nam thì lá xương rồng Nopal hơi khó ăn và chủ yếu có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, theo như nhận xét của bà Phạm Hương Sơn, Phó Giám Đốc Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm :
Bà Phạm Hương Sơn : Em thấy nó nhớt nhớt đấy ạ. Nó hơi khó ăn đấy ạ. Và nó hơi chua chua. Nói chung em nghĩ là hơi khó (ăn) ạ. Tại vì bên đấy họ thiếu rau cho nên họ dùng cái đấy làm rau. Nhà mình là cái nước nhiệt đới rất là nhiều rau cho nên có thể là mọi người không có thói quen để ăn cây xương rồng này, bởi vì xương rồng này chủ yếu nó là chất xơ cho trâu bò, phục vụ trong mùa khô hạn trâu bò không có cỏ ạ. Với cả cái vùng cát đấy không có cây nào sống được ngoài cây xương rồng cả. Là để chống xói mòn đất đấy ạ.
Xương rồng Nopal là một lọai thức ăn có chứa nhiều Vitamin nhất là Vitamin A, C, K và B6. Ngoài ra Nopal còn có nhiều chất khoáng như Manhêsium, Pôtassium, Mănggan, Sắt, và Đồng cũng như có nhiều chất Calci.
Trái xương rồng Nopal có thể ăn tươi hoặc làm bột màu thực phẩm không gây độc hại. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là dược tính của xương rồng Nopal. Các cuộc nghiên cứu cho thấy Nopal có thể giúp làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Từ Nopal người ta có thể điều chế ra các lọai thuốc điều trị các bệnh về rối lọan tiêu hoá, béo phì, bệnh tim …
Tiến sĩ Võ Đình Quang, Giám Đốc chi nhánh Viện Ứng Dng Cng Nhệ TP.HCM cho biết thêm về các tác dụng khác của cây xương rồng Nopal:
Các cuộc nghiên cứu cho thấy Nopal có thể giúp làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Từ Nopal người ta có thể điều chế ra các lọai thuốc điều trị các bệnh về rối lọan tiêu hoá, béo phì, bệnh tim …
Tiến sĩ Võ Đình Quang : Bên Trung Quốc bây giờ người ta làm rượu, làm giấm, làm thuốc rất là nhiều. Trung Quốc người ta đã trồng theo kiểu công nghiệp, trồng thâm canh chứ không trồng theo cái kiểu như của mình đâu. Trung Quốc đã làm cái đó, còn bên Mêhicô, bên Mỹ người ta đã ăn cái này rất là nhiều. Người ta có thể dùng để làm trà giảm béo, trà để kiểm soát đường huyết, kiểm soát cholesterol.
Tiến sĩ Võ Đình Quang cũng xác nhận là tuy biết rõ các dược tính của cây xương rồng Nopal nhưng hiện nay tại Việt Nam chưa có cá nhân hoặc cơ quan nào xúc tiến việc thực hiện cả:
Tiến sĩ Võ Đình Quang : Ở Việt Nam bây giờ không có công nghiệp chế biến cái đó. Thật ra vấn đề bây giờ phải có một người nào bỏ ra làm công nghiệp chế biến cái đó thì lúc ấy mới ra được cái sản phẩm. Cái này thì bọn tôi cũng chưa đặt vấn đề ra bởi vì nó liên quan hẳn đến một ngành công nghiệp chế biến; thứ hai nữa là cái tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước thì không phải là đơn giản.
Bà Phạm Hương Sơn, Phó Giám Đốc Trung Tâm Sinh Học Thực Nghiệm (Viện Ứng Dụng Công Nghệ, Bộ Khoa Học và Công Nghệ) cho biết là hiện nay trung tâm đang có kế họach tiếp tục nghiên cứu những lợi ích của cây xương rồng Nopal để có thể ứng dụng sau này.
Bà Phạm Hương Sơn : Bên Mêhicô họ đã có ăn (xương rồng Nopal) từ rất lâu rồi và họ đã chế biến một số thành những thức ăn khô và những cái ấy thì họ đã làm rồi đấy ạ. Chứ còn ở nhà mình thì chưa làm ạ. Khi làm ra nguyên liệu thì cũng phải làm gì với nguyên liệu ấy chứ không mà trồng ra thì cũng gay ạ. Sắp tới bọn em cũng dự định chế biến ạ. Việc chế biến thì bọn em đang đợi để xin một số ý kiến, chứ bây giờ bọn em chưa dám công bố ạ.
Bọn em còn phải kiểm nghiệm xem là khi về Việt Nam thì chất lượng và thành phần của cây đấy như thế nào, có phù hợp với thức ăn hay không, và các thứ ấy bọn em đang làm ạ. Bây giờ bắt đầu bọn em mới đưa vào trong nước anh ạ. Làm thử thôi nên chưa có được những bước như thế ạ.
Chưa có kế hoạch trồng đại trà
Hiện nay do trồng thí nghiệm nên diện tích canh tác cây xương rồng Nopal được giao cho các Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phụ trách. Người dân chưa được khuyến khích trồng lọai cây này:
Bà Phạm Hương Sơn : Mình phải chế biến rồi thu mua được nguyên liệu rồi mới khuyến khích người ta trồng chứ . Nếu không, người ta trồng ra lại chẳng có chỗ tiêu thụ thì chết .
Trước những lợi ích của cây xương rồng Nopal, Tiến sĩ Võ Đình Quang cho rằng trong tương lai có thể cây xương rồng Nopal sẽ là cây xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân tại những vùng khô hạn không có khả năng gieo trồng các lọai cây khác.
Theo Thông tấn xã Reuters, tại Mêhicô có khỏang 10 ngàn nông dân trồng cây Nopal, mỗi năm thu nhập được hơn 150 triệu đôla.