Máy chế tạo củi từ trấu

Mời quý vị nghe câu chuyện lấy trấu để chế củi trong mục Sáng Kiến và Đời Sống do Trường Văn thực hiện.
Trường Văn, phóng viên RFA
2008.09.18
Nhiên liệu trấu thay củi Nhiên liệu trấu thay củi
photo VietNamNet

Việt Nam hang năm thải hơn 7 triệu tấn trấu

Mỗi năm sản lượng lúa của Việt Nam thường đạt trên 30 triệu tấn.  Theo dự kiến của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong năm 2008, cả nước sẽ sản xuất được khỏang 36 triệu tấn lúa. Với tỉ lệ 1Kg lúa khi xay xát cho ra 200 gram trấu và 800 gram gạo thì mỗi năm số lượng trấu thải ra hơn 7 triệu tấn.

cả nước sẽ sản xuất được khỏang 36 triệu tấn lúa. Với tỉ lệ 1Kg lúa khi xay xát cho ra 200 gram trấu và 800 gram gạo thì mỗi năm số lượng trấu thải ra hơn 7 triệu tấn.

Với một số lượng trấu lớn như vậy nhung tại Việt Nam chưa có kế họach sử dụng, tiêu thụ trấu vào những việc lợi ích khiến cho một số lượng  lớn trấu được các nhà máy xay xát tại vùng đồng bằng sông Cửu Long xả thẳng ra sông khiến các sông rạch ô nhiễm trầm trọng.
Tại một số tỉnh, thành phố, như Cần Thơ chẳng hạn, các cơ quan chức năng cũng đã bàn đến chuyện tận dụng trấu thành ép thành ván ép, hoặc xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng trấu nhưng tất cả vẫn còn trên giấy.
Vậy làm thế nào giải quyết số lượng trấu không lồ do các nhà máy xay xát thải ra hàng năm.  Trong chuyên mục Sáng Kiến và Đời Sống tuần này, Trường Văn xin mời quý vị và các bạn theo dõi câu chuyện chiếc máy ép củi trấu hiện đang được Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Đa Dạng Sinh Học Hòa An thuộc Trường Đại Học Cần Thơ, có trụ sở tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, sử dụng để sản xuất củi trấu dùng cho bếp gia đình và các lọai bếp thông dụng dùng than củi để làm chất đốt khác.

Củi trấu cháy rất đượm và ít khói

Máy ép củi trấu trị giá khỏang 20 triệu đồng có công suất từ 70 đến 80 Kg củi một giờ tiêu thụ điện từ 6 đến 7 Kw một giờ. Cứ 1,50 Kg trấu thì cho ra được 1Kg củi trấu. Củi trấu có đường kính 7,5 cm, dài từ 0,5 mét đến 1 mét, rổng ở giữa để dễ cháy. Củi trấu còn có thể chặt ra thành từng mãnh nhỏ để nhóm bếp mà không bị vở vụn.  Đặc biệt khi đun củi trấu cháy rất đượm, ít khói.
Chiếc máy sản xuất củi trấu tại Trung Tâm Hòa An được đặt dưới quyền sử dụng của ban quản trị dự án VIE/020. 
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, cố vấn của dự án cho biết về máy sản xuất củi trấu:

Củi trấu còn có thể chặt ra thành từng mãnh nhỏ để nhóm bếp mà không bị vở vụn.  Đặc biệt khi đun củi trấu cháy rất đượm, ít khói.

Mục tiêu của dự án của chúng tôi tức là thử nghiệm để giới thiệu những công nghệ nhằm phục vụ cho bà con nông dân nghèo, trong đó có việc xài củi trấu, bởi vì chúng tôi hy vọng người nghèo thay vì đun trấu thì họ đun bằng củi trấu thì họ sẽ cải thiện đời sống và công việc bếp núc của họ hơn.
Thứ nhất là chúng tôi không có phát minh ra hay là cải tiến máy ép trấu này (mà) chúng tôi chỉ giới thiệu công nghệ này và giới thiệu cái khả năng phát triển công nghệ này ra rộng rãi cho bà con để những củi trấu đó có thể đựoc bán rọng rãi và người nghèo có thể mua về đun thay vì mua trấu. Thì cái mục tiêu của dự án của chúng tôi là như vậy.
Cáí bộ phận làm ra cái máy này thực chất là Viện Năng Lượng thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, thuộc Bộ Công Nghệ. Nhưng mà phải nói ngay như thế này, cái người làm ra cái máy đó thì chỉ đạt được khoảng 80% thôi. Cái máy đó đã được nhiều người sử dụng mà một trong những người đó là một công nhân lành nghề đã cải tiến thêm khoảng 20% nữa, và cái máy đó trở thành một sản phẩm cho thị trường và sử dụng được. Và chúng tôi đã mua cái máy đó về để sản xuất thử, xong rồi bổ sung thêm một số kinh nghiệm khi cần thiết, và quảng bá cái đó nhằm mục tiêu giúp đỡ bà con nông dân nghèo có cái sản phẩm để mà đun nấu cho thuận tiện hơn và góp phần bảo vệ môi trường

Máy được cải biến để phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ông Quỳnh giải thích thêm về phương thức chuyển trấu thành củi trấu và cải biến từ máy nguyên thủy được nhập từ Thái Lan:
Trong trấu có rất nhiều silic. Silic khi mà nóng với một áp suất cao thì nó sẽ chảy ra và tạo nên sự kết dính. Nguyên tắc là như vậy.
Ông Nguyễn Đức Cường làm ra cái máy ấy thì cái máy này thực chất không phảỉ là ông Nguyễn Đức Cường làm mà do Viện Công Nghệ Á Châu tại Bangkok chế tạo. Ông Nguyễn Đức Cường dựa vào nguyên tắc đó để cải tiến thêm. Thì có thể cái máy của Thái Lan đắt 10 lần thì cái máy của ông Cường làm thì đắt còn khoảng 1 lần thôi. Sau đó đến người công nhân họ cải tiến nữa thì nó lại rẻ hơn nữa, lại tốt hơn. Đấy, ông Nguyễn Đức Cường làm chủ yếu là dựa vào nguyên tắc là ép để sinh nhiệt thành ra cái độ mài mòn cũng như là cái tuổi thọ của trục ép đó là tương đối ngắn; trong khi người công nhân kia thì cái nòng ép đấy họ gia nhiệt bằng một cái điện trở, thì khi cái sản phẩm đó ép qua cái nòng đó thì silic đã có một nhiệt độ cao rồi, tức là 250 độ bách phân, thì nó chảy và nó trơn, và như vậy vô hình trung tức là cái mài mòn của đầu ép đó nó giảm đi. Đấy là về kỹ thuật.

Còn phần của chúng tôi là tới bây giờ chúng tôi chưa có làm gì hết cả. Chúng tôi có làm thì chỉ làm như thế này, thay vì người ta sử dụng cái máy đó chạy bằng điện thì chúng tôi chạy bằng biogas, thế thôi. Thanh ra, thay vì như vậy 1 giờ họ sử dụng khoảng 7 Kw điện thì chúng tôi chỉ sử dụng khoảng 2 mét khối biogas thôi. Còn biogas chúng tôi làm ra không tốn tiền.
Biosgas mà ông Quỳnh nói ở đây được Trung Tâm Hòa An chế tạo từ lục bình tươi cắt nhỏ, ép thành nước, cho chảy vào hầm ủ biogas.  Nước ép lục bình sẽ lên men và cho ra khí biogas dùng để chạy máy ép trấu, máy bơm nước và đun nấu.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám Đốc Phòng Năng Lượng Tái Tạo của Viện Năng Lượng, thuộc Tập Đòan Điện Lực Việt Nam, người đã chuyển giao máy ép trấu cho Trung Tam Hoà An, giải thích thêm về chiếc máy ép trấu hiện được các địa phương sử dụng và những cải biến sẽ được thực hiện trong tương lai:

Trước kia là bọn tôi có nhập khẩu một cái máy ép của Thái Lan và một cái máy ép của Bangladesh. Máy ép này dựa trên công nghệ là ép trục vít có gia nhiệt trên khuôn ép.

Máy ép củi trấu nếu được chế tạo với công xuất cao hơn và được lắp đặt tại các nhà máy xay xát sẽ giúp giải quyết được các đống trấu, vùa làm sạch môi trường, vừa tạo thêm lợi nhuận cho nhà máy, cũng vừa giúp nông dân có chất đốt tiện lợi cho việc đun nấu các bữa ăn

Ở Thái Lan ngưòi ta đang phát triển máy ép trục vít đó. Thế thì chúng tôi cải tiến nó đ tiết kiệm năng lượng, tức là trước kia cái máy của Thái Lan xài khoảng 0,15 đến 0,20 Kw/giờ trên 1 Kg sau khi ép xong, thế thì bọn tôi cải tiến dựa trên cái máy đó, thay đổi cái th nhất là thay đổi khuôn ép, cái hình dáng của khuôn ép, thay đổi cái hình dáng của trục vít, và chúng tôi giảm công suất của động cơ.
Sau khi thay đổi được cái định hình của trục vít và cái khuôn ép thì chúng tôi giảm công suất của động cơ từ 10 sức ngựa (mã lực) xuống còn 5 sức ngựa (mã lực). Thêm vào chúng tôi giảm cái điện trở tức là cái gia nhiệt cho khuôn ép bằng điện từ 5 Kw xuống còn 3 Kw. Cho nên sức tiêu hao điện cho 1 Kg thành phẩm giảm xuống từ 0,15 đến 0,20 xuống chỉ còn 0,1 Kw/giờ trên 1 Kg.

Máy của Việt Nam công xuất cao hơn, rẽ hơn, bền hơn

Thế thì đấy là công nghệ ép trục vít mà chúng tôi đã chuyển giao cho một số địa phương mà họ sdụng trong một số hộ dân. Công nghệ ép trục vít thì nó bị giới hạn bởi cái năng suất ép, tức là mỗi một cái máy ép như vậy thì mỗi một giờ chỉ khoảng từ 80 đến 100 Kg sản phẩm trên 1 giờ.
Thế bọn tôi đang xem xét ép không phải bằng trục vít nữa mà ép bằng pít-tông, nén bằng pit-tông, dựa vào áp lực. Chúng tôi đang nghiên cứu cái công nghệ ép đó. Và nói chung sản phẩm đã đựoc định hình, chỉ có điều đang ở giai đoạn thay đổi nó để đưa ra cái sản phẩm ưng ý nhất cộng với mức tiêu hao năng lượng trên 1 Kg thành phẩm nó giảm để phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Cường còn giải thích thêm về một sáng kiến kỹ thuật một người thợ ở Tiền Giang giúp cho trục ép vít sản xuất củi trấu có độ bền lâu hơn:
Tại máy ép bằng cái trục vít quay và ép lại trong cái khuôn tạo ra sản phẩm đó thì do trấu có nhiều thành phần silic nó gây mài mòn mà chủ yếu ở cái cánh đầu tiên. Người ta cũng đã thay đổi bằng cách người ta thay đổi cái profil của cánh để cho nó giảm sựu mài mòn, kèm theo là sử dụng cái vật liệu mà bình thường là làm bằng thép thế nhưng người ta hàn thêm vào cái đầu cánh đó, tức là người thợ đó có cái đổi mới là dùng cái segment của ô tô, đó là một vật liệu được chế tạo để chống mài mòn, để hàn vào đấy. Cái segment đó là đồ bỏ đi ở các tiệm sử xe ô tô nên có sẵn và người thợ đó lấy về hàn lên cánh trục vít làm tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ của trục vít.
Máy ép củi trấu nếu được chế tạo với công xuất cao hơn và được lắp đặt tại các nhà máy xay xát sẽ giúp giải quyết được các đống trấu, vùa làm sạch môi trường, vừa tạo thêm lợi nhuận cho nhà máy, cũng vừa giúp nông dân có chất đốt tiện lợi cho việc đun nấu các bữa ăn trong gia đình.
Chuyên mục Sáng Kiến và Đời Sống tuần này xin tạm ngừng tại đây.  Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.