Nguồn nước vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn cho Việt Nam. Hiện nay công tác bảo vệ và quản lý tài nguyên cần thiết và quí giá này như thế nào?
Thực trạng khai thác
Thành phố Đà Nẵng vào tháng hai năm nay lên tiếng đòi kiện Bộ Tài Nguyên- Môi trường về qui trình vận hành liên hồ chứa các công trình thủy điện A Vương, Dak Mil 4 và Sông Tranh 2. Lý do vì các công trình này đã khiến cho khu vực các thành phố phía dưới như Đà Nẵng, Tam Kỳ và các vùng làm nông bị thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.
Đây là vụ tranh chấp nguồn nước gay gắt giữa địa phương và các nhà máy thủy điện được truyền thông Nhà Nước loan tin; cũng như tình trạng các nhà máy thủy điện giữ nước lại vào mùa khô và xả lũ vào mùa mưa bảo khiến cho khu vực hạ du phải gánh chịu hạn hán hay lũ lụt.
Tình trạng được giáo sư Ngô Đình Tuấn, chuyên gia về nguồn nước ở Việt Nam cho biết:
Trước đây không có chuyện đấu tranh về nước giữa các tỉnh, bây giờ có, có nhiều chuyện đó vì khi làm hồ thủy điện có chuyện chuyển nước từ tỉnh này sang tỉnh kia, từ sông này sang sông kia tạo ra những mâu thuẫn mà không đáng có.
Bây giờ phải làm về vận hành liên hồ chức cả năm, kể cả mùa cạn bắt buộc trả về những phần nước cho dòng sông cũ theo qui định. Còn bây giờ chưa có qui định về vận hành liên hồ chứa, nên họ không làm theo và gây ra những mâu thuẫn.
Trước đây không có chuyện đấu tranh về nước giữa các tỉnh, bây giờ có, có nhiều chuyện đó vì khi làm hồ thủy điện có chuyện chuyển nước từ tỉnh này sang tỉnh kia, từ sông này sang sông kia tạo ra những mâu thuẫn mà không đáng có
GS Ngô Đình Tuấn
Thứ hai do tình hình trong mấy năm nay bị khô hạn thật sự, nằm trong giai đoạn gọi là thời kỳ ít nước. Có thời kỳ ít nước, thời kỳ nước trung bình và có thời kỳ nhiều nước, nhưng hiện nay đang mằm trong thời kỳ ít nước. Đồng thời có tác động của El Nino trong năm nay.
Trong thực tế, Việt Nam là quốc gia có đến hơn 60% nguồn nước ngoại lai tức từ nước khác chảy vào. Trong những năm gần đây, các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc cũng triển khai xây dựng các đập thủy điện, giữ nước lại khiến cho nguồn nước vào Việt Nam bị trỡ ngại.
Giáo sư Ngô Đình Tuấn cho biết:
Thực ra nói Việt Nam không ít nước, nhưng 62% là từ nước ngoài nên có chuyện. Ví dụ trong những năm gần đây hoạt động thủy điện bên Trung Quốc. Nói rằng do hoạt động thiếu nước trong mùa cạn do thủy điện là không đúng; nhưng vì do họ tích nước: khi mình cần họ tích lại, trong khi mình không cần thì họ lại xả ra.
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn của Việt Nam và là nguồn cung cấp lương thực đáng kể cho thị trường quốc tế cũng đang phải đối diện với những nguy cơ nguồn nước bị tác động bởi những dự án thủy điện trên dòng Mê Kong mà phía Lào có kế hoạch thực hiện.
Ngoài những tác động khách quan đó, nguồn nước các sông ngòi trên cả nước còn bị chính các cơ sở sản xuất và người dân gây ô nhiễm trong những năm qua khi xả thẳng vào sông nước bẩn không được xử lý sau khi sản xuất hay sử dụng.
Một tác nhân nữa do chính con người gây nên đối với các dòng sông là khai thác cát quá mức làm thay đổi địa hình lòng sông dẫn đến nguồn nước bị hạ thấp như trình bày của giáo sư Ngô Đình Tuấn sau đây:
Khai thác cát làm cho mực nước của Sông Hồng thấp xuống đến 2- 3 mét, lòng sông bị thấp xuống từ 2-3 mét; nên công trình thủy lợi mà đặt ở chỗ cao hơn mực nước đó 1 mét thôi thì làm sao có nước vào.

Hiện số khai thác lậu nhiều hơn số khai thác có phép; kể cả trên Sông Cầu, Sông Thương, Sông Đuống, Sông Thái Bình… Ở trong nam cũng thế, ngay tại Sông Tiền, Sông Hậu. Trong bản đồ vẽ khu vực khai thác- trên mặt là như thế nhưng dưới luồng (nước), họ moi dần, moi dần vào bờ khiến cho nứt bờ, đổ nhà, xói lở bờ. Điều đó cứ tưởng do biển đổi khí hậu, này kia… nhưng quên do tác động nhân tạo rất gần. Do phát triển nên cần cát cho xây dựng…
Việc khai thác quá mức khả năng lắng đọng hằng năm của con sông, thôi còn gì nữa!
Thực tế quản lý
Tuy nhiên theo một chuyên gia về thủy lợi tại Việt Nam là tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam, thì cho rằng tình hình nguồn nước của Việt Nam không phải quá thiếu như nhiều đánh giá. Mà theo ông này là do phân bố không đều và cách thức quản lý theo lối bao cấp xin- cho dẫn đến tình trạng nơi thì thiếu, nơi lại sử dụng một cách phung phí.
Ông nhận định:
Khai thác cát làm cho mực nước của Sông Hồng thấp xuống đến 2- 3 mét, lòng sông bị thấp xuống từ 2-3 mét; nên công trình thủy lợi mà đặt ở chỗ cao hơn mực nước đó 1 mét thôi thì làm sao có nước vào
GS Ngô Đình Tuấn
Tất nhiên cũng có câu chuyện phía đầu nguồn họ làm những công trình không nằm trong tổng thể chung. Vì đứng về nguyên lý thì trên một dòng sông từ thượng du cho đến hạ lưu phải có mối tương quan mật thiết với nhau: dùng nước thế nào, giữ- tích thế nào để bảo đảm an toàn cho bên dưới, bảo đảm dòng chảy, rồi bảo đảm môi trường. Những vấn đề đó thì đáng lẽ những dòng sông giữa hai nước thì phải có mối quan hệ trao đổi thông tin cho tốt hơn, nhưng lâu nay mình chưa làm được điều đó. Đó là một thực tế mà mình phải biết và có quan hệ với những nước có cùng dòng chảy. Nhưng lâu nay mình chưa làm tốt, và vấn đề có muốn làm hay không nữa.
Nói chung nước không dồi dào, trước đây thì dồi dào, nay không còn dồi dào nhưng không đến nỗi khan hiếm lắm trừ vài vùng như NInh Thuận, Bình Thuận mưa chỉ dưới 700-800 li, còn là từ 1.500, 1600, 1800 đến 2000 li. Tất nhiên tập trung vào mùa mưa; nhưng có thể điều tiết qua lại được, không phải vấn đề lớn.
Thực tế luật pháp
Theo giáo sư Ngô Đình Tuấn thì về mặt luật pháp của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyen nước vẫn chưa dược hoàn chỉnh:
Những qui định về qui chuẩn, chất lượng môi trường nước còn có những lổ hổng. Trong phạm vi nào, mức độ bao nhiêu và trong phạm vi nào mức độ khác đi vẩn còn vấn đề. Rồi vấn đề đấu tranh vào khuôn phép đối với các dòng sông cũng còn có vấn đề!
Cách thức quản lý
Tiến sĩ Trần Nhơn cho biết ông từng có nhiều bài viết trình bày những cách thức để có thể quản lý tốt nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam như gần đây là bài viết ‘Định hướng đổi mới quản lý Nhà nước về tài nguyên nước . Theo đó ông cho rằng phải theo cơ chế thị trường, xóa bỏ hình thức bao cấp lâu nay trong lĩnh vực nước qua việc xin-cho.
Theo ông phải đánh giá đúng giá trị của nguồn nước như một thứ hàng hóa, chứ không lập lờ như lâu nay và Nhà Nước đảm trách vai trò ban phát.
Ông nói:
Trên một dòng sông từ thượng du cho đến hạ lưu phải có mối tương quan mật thiết với nhau: dùng nước thế nào, giữ- tích thế nào để bảo đảm an toàn cho bên dưới, bảo đảm dòng chảy, rồi bảo đảm môi trường.
TS Trần Nhơn
Khi khai thác nước ra, thì đó là một loại hàng hóa, nghĩa là hàng hóa đó phải có giá trị sử dụng , giá trị và giá cả hợp lý. Giá trị vì có lao động quá khứ, lao động sống và làm ăn phải có lãi ( c,v,m). Giá trị đó phải có giá trị sử dụng đa năng ( tưới, tiêu, nước cho công nghiệp, du lịch, vận tải…). Do đó phải có giá cả phù hợp. Những loại hàng hóa khác theo qui luật cung- cầu ( khi nhiều quá thì ế không ai mua); nhưng hàng hóa nước đầu ra rất ổn định.
Thế tại sao không định ra một giá phù hợp với giá trị, giá trị sử dụng để lấy nước nuôi nước, giúp phát triển bền vững?
Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, công tác quản lý, phân phối nguồn nước cần phải có yếu tố công khai, minh bạch.
Theo tiến sĩ Trần Nhơn vấn đề giải quyết bài toán về nguồn nước tại Việt Nam không khó. Vấn đề là những nhà quản lý có dám mạnh dạn làm vì công tâm, chứ không vì quyền lợi riêng của họ:
Những ngành khác thì họ đầu tư theo phương phức BOT ( Xây dựng, vận hành, chuyển giao), còn ngành nước thì BOD – die, vì không bán được theo giá hợp lý để tái sản xuất nên chết.
Tôi rất bức xúc về nguồn nước sinh hoạt. Cứ nghe nơi này mất nước, nơi kia mất nước phải mua nước sinh hoạt với giá trên trời. Năm xưa tôi đến Hội An, người ta phải thuê đi lấy nước từ máy nước về với giá mấy chục ngàn đồng một đôi nước như thế. Tại sao ở những nơi đó người ta chịu được, còn mình nước đến tận vòi lại nói không chịu được?
TS Trần Nhơn
Ví dụ nói ở thủ đô Hà Nội ( một thủ đô được gọi là anh hùng…) tại sao không bán được nước với giá phù hợp để có thể duy tu, bảo dưởng công trình rồi phát triển hệ thống nước thành nước sạch có thể lấy uống từ vòi. Từ trước đến nay nào là dự án Phần Lan đợt 1, đến dự án Phần Lan đợt 2. Tại sao thủ đô Hà Nội cứ xin những vốn đó mà không nhường cho những vùng sâu, vùng xa. 9.39
Tôi rất bức xúc về nguồn nước sinh hoạt. Cứ nghe nơi này mất nước, nơi kia mất nước phải mua nước sinh hoạt với giá trên trời. Năm xưa tôi đến Hội An, người ta phải thuê đi lấy nước từ máy nước về với giá mấy chục ngàn đồng một đôi nước như thế. Tại sao ở những nơi đó người ta chịu được, còn mình nước đến tận vòi lại nói không chịu được? Những người nào khó khăn thì tài trợ cho đối tượng đó, nhưng đường lấy lý do tăng giá dân kêu mà không chịu nâng giá nước lên. 15.44
Cứ lấy lý do dân khó quá nên phải xin tài trợ để giản sức dân. Không có. Anh xin- cho dự án đầu tư để rồi phá ống cũ để lấy bán đi chia nhau.
Đáng lẽ giá nước mà chúng ta đang sử dụng phải tính cả giá thành : giá điện bơm nước, giá xử lý nước thải, giá vận chuyển, giá đường ống…giá xây nhà máy xử lý tập trung sau này
Đồng tiền mà mình không tự bỏ ra để xót xa thì cứ cơ chế xin- cho, rất lãng phí. Thường những người có trách nhiệm dựa vào đó mà đục nước béo cò.
Tuy nhiên theo giáo sư Ngô Đình Tuấn, qui định của luật pháp trong nhiều lĩnh vực và cả trong chuyện nước cần phài làm sao cho công bằng vì hiện nay người dân đang phải gánh quá nhiều loại phí rồi.
Phải diệt ngay từ gốc, chứ người mua tội tình gì!
Một khi gặp phải khô hạn, thiếu nước trong mùa nắng, hay phải chịu cảnh lụt lội dữ dội trong mùa mưa, nhiều người dân Việt Nam chỉ biết ngửa cổ than trời; trong khi đó vấn đề quản trị nguồn nước dù rằng từ thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết thấu đáo khiến cho vấn nạn nước non vẫn tiếp diễn nhiều năm, mà dường như mỗi lúc một trầm trọng thêm.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.