Hiện tình đất ngập nước ở Việt Nam

Đối với nhiều người ba từ 'đất ngập nước' cũng đơn giản dễ hiểu. Tuy vậy để hỏi ở Việt Nam những khu nào được xem là vùng đất ngập nước và vùng đất đó mang lại ích lợi gì cho môi truờng sinh thái tác động tích cực đến đời sống người dân tại đó?
Gia Minh. phóng viên đài RFA
2008.06.30

Trung tâm Giáo dục Thiên Nhiên tại Việt Nam có định nghĩa về đất ngập nước như sau:

TramChim_VietnamNet_MinhLOc_200.jpg
Những loài sếu, hạc hiếm quý tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp là một phần quan tâm sinh thái cho vùng đất ngập nước.
photo courtesy of VietnamNet/Minh Lộc
“Đất ngập nước gồm các vùng ngập nước quanh năm hoặc theo mùa trải rộng từ những cánh rừng ngập mặn ven biển vào tới những đồng cỏ ngập nước theo mùa, ao, hồ nước nông và những khu rừng trên đất than bùn trong đất liền. Đất ngập nước cung cấp môi trường sống, thức ăn và nơi sinh sản cho rất nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có các loài chim di cư quý hiếm và cả thú lớn như tê giác Java.”

Đây là khu nông lâm ngư trường, nhưng sau này cơ quan chức năng thấy cần phải bảo tồn như tình trạng của nó như xưa. Đồng Tháp Muời cũ khoảng 1 triệu héc ta nhưng sau đó do dân chúng sản xuất nông nghiệp nên cảnh quan cũ mất rồi.

Khu bảo tồn thì cố giữ vùng sinh thái còn sót lại, nhất là vùng đất ngập nước hạ lưu Sông Mê Kông.
ông Huỳnh Thế Phiên, GĐVQGTC Tam Nông

Theo định nghĩa vừa nêu thì ở Việt Nam có rất nhiều vùng là đất ngập nước. Thống kê cho thấy cả nước hiện có 68 khu đất ngập nước nội địa và ven biển, tổng diện tích lên đến hơn 10 triệu héc ta. Nhiều khu trong số đó được quốc tế chú ý.

Một số vùng đất ngập nước được dùng cho canh tác


Theo Cục Bảo Vệ Môi trường thì Hồ Ba Bể  thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể ở Bắc Cạn, khu cửa sông Tiền Hải thuộc Thái Bình, U Minh Thượng thuộc bán đảo Cà Mau, khu ngập nước của Vuờn Quốc gia Côn Đảo là những nơi mang tầm quan trọng quốc tế. Đồng Tháp Mười ở Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất ngập nước trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp mà trong đó Long An chiếm hơn phân nửa .

Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm chim Tam Nông ở Đồng Tháp, ông Huỳnh Thế Phiên, trình bày về vùng đất ngập nước nơi ông đang quản lý:

“Trước tiên đây là khu nông lâm ngư trường, nhưng sau này cơ quan chức năng thấy cần phải bảo tồn như tình trạng của nó như xưa. Đồng Tháp Muời cũ khoảng 1 triệu héc ta nhưng sau đó do dân chúng sản xuất nông nghiệp nên cảnh quan cũ mất rồi.

Khu bảo tồn thì cố giữ vùng sinh thái còn sót lại, nhất là vùng đất ngập nước hạ lưu Sông Mê Kông.

Diện tích hiện nay khỏang hơn 7 ngàn héc ta.”

Cục phó Cục Bảo vệ Môi trường, bà Lê Thanh Bình bổ sung thêm những vùng như đất ngập nước cửa sông đồng bằng Sông Hồng, hệ thống đầm phá ở miền Trung; rồi hồ và hồ chứa.

Vai trò của những vùng đất được gọi là ngập nước đó đối với đời sống con người ra sao? Sau đây cũng là đánh giá tóm gọn nhất mà Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên đưa ra:

“Đất ngập nước cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chúng cung cấp một lượng khổng lồ nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước mặn bao gồm cả các loài trai hến và giáp xác. Bên cạnh đó, đất ngập nước còn giúp bảo vệ đất liền, nhà cửa và đất canh tác trước gió bão, hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, nạp, tiết nước ngầm và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt.”

Ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam, Phạm Khôi Nguyên cho biết các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đã tạo nên những thành tựu lớn cho việc xuất khẩu gạo, thủy sản trong thời gian qua. Đó cũng là những vùng có tiềm năng du lịch rất lớn.

Nhu cầu bảo vệ sinh thái vùng đất ngập nước

Ông Huỳnh Thế Phiên nói về tình trạng tại Vuờn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông tại Đồng Tháp:

Trong quá trình bảo tồn thì có mâu thuẫn giữa quyền lợi của dân lâu nay khai thác để sinh sống. Nay họ vẫn cố tìm cách khai thác nhưng không kiểm soát được.

Hiện có 60 cây số đê bao quanh tràm chim; nếu để tự do theo nhịp thủy văn tự nhiên như cách đây 50- 70 năm thì không thể thực hiện được.
    Ông Huỳnh Thế Phiên
Nay thì một số tổ chức quốc tế cũng hỗ trợ cách quản lý, phưong pháp, tác động kỹ thuật, công tác tuyên truyền để bảo vệ thiên nhiên.

Một tình trạng đáng lo ngại là việc lẻn vào khai thác thủy sản mà dùng những lọai ngư cụ khai thác kiểu tận diệt. Trong mùa khô thì khó là quản lý lửa rừng và độ ngập thủy văn.”

Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, giáo sư Nguyễn Ngọc Sinh cũng có đánh giá:

“Trên thực tế ít vùng đất ngập nước đuợc làm khô đi để phục vụ mục đích khác, chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng mà vẫn là đất ngập nước. Nhưng khi dân số tăng lên thì một số vùng đất ngập nước cũng bị ảnh hưởng; đáng nói nhất là sự suy giảm diện tích các vùng ngập mặn.”

Quan tâm từ cộng đồng thế giới

Tại Hội nghị Đất ngập nước Châu Á diễn ra ở Hà Nội hồi tuần qua, Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam cho biết nhiều vùng trong 10 triệu héc ta đất ngập nước của Việt Nam đã bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do khai thác và sử dụng chưa hợp lý.

Theo dự báo thì tình hình nước biển dâng sẽ ảnh huởng lớn đến các vùng đất ngập nước ven biển. Việt Nam sẽ chịu tác động nhiều nhất. Đối với vấn đề đó thì cơ quan chức năng có những tiên liệu thế nào?

Giáo sư Nguyễn Ngọc Sinh có ý kiến:

“Với các kịch bản khác nhau thì đang có tính toán.”

Ông Huỳnh Thế Phiên trình bày về vấn đề liên quan :

“Hiện có 60 cây số đê bao quanh tràm chim; nếu để tự do theo nhịp thủy văn tự nhiên như cách đây 50- 70 năm thì không thể thực hiện đuợc.

Để giữ đuợc nhịp thủy văn thì phải có hệ thống điều tiết làm sao 'nhái lại nhịp thủy văn ngày xưa'; tức quản lý chế độ ngập và chất lượng nước qua hệ thống quan trắc.”

Khi kết thúc hội nghị vào hôm 26-6 vừa qua, các đại biểu tham dự cũng thông qua 'Lời kêu gọi hành động Hà Nội'. Kêu gọi này sẽ được trình bày tại Hội nghị lần thứ 10 các nuớc tham gia Công ước Ramsar về đất ngập nước sẽ diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng 10 tới đây.

















Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.