Ảnh hưởng của game bạo lực với trẻ em

Mới đây, theo một nghiên cứu của trường đại học bang Iowa, Hoa Kỳ, đã cho biết rằng, trẻ em thường hiếu động và hung hăng thêm sau khi chơi game bạo lực ở bất kỳ môi trường nào.

0:00 / 0:00

Ngành video game vẫn tiếp tục tung ra các loại game bạo lực

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay, không riêng gì ở Hoa Kỳ mà một số quốc gia khác như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…ngành công nghiệp video game vẫn đang tiếp tục tung ra các game với nội dung bạo lực hơn nữa để đáp ứng thị hiếu thị trường.

Các tiệm video game mọc lên như nấm. Mặc dù cơ quan chức năng cũng có văn bản chỉ thị hạn chế vàc cấm lưu hành các game mang tính chất đẫm máu và quá bạo lực. Thế nhưng, hình như việc này chỉ có trên lý thuyết mà thôi. <br/>

Riêng tại Việt Nam, đã từ lâu, các tiệm video game mọc lên như nấm. Mặc dù cơ quan chức năng cũng có văn bản chỉ thị hạn chế vàc cấm lưu hành các game mang tính chất đẫm máu và quá bạo lực. Thế nhưng, hình như việc này chỉ có trên lý thuyết mà thôi.

Chính vì thế, nơi các tiệm game điện tử và các tiệm “net” các em nhỏ vẫn tự do chơi thoải mái. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý các em ra sao? Mời quý vị nghe một số thông tin liên quan đến vấn đề này trong chuyên mục Trang Phụ Nữ kỳ này.

Thưa quý vị thính giả, trước hết, anh Trung, một chủ tiệm internet ở quận 10, TPHCM cho biết:

Mười game thì hết 8 game mang tính bạo lực rồi. Nhà nước cũng ra thông tư, cũng này kia..nhưng mà nói đúng ra người chủ tiệm có ý thức một chút thì kiểm soát.

Có công ty, lấy về và phân phối. Có những game cũng đề là không cho trẻ em dưới 16 tuổi, phải đăng ký ID, nick name, khi đăng ký thì mấy đứa nhóc chừng 11 tuổi đăng ký hai mươi mấy tuổi thì ai mà biết, kiểm soát được cái đó.

Tiệm video game tràn lan khắp nơi

Một phụ huynh tên Hồng, ở quận Tân Bình, thì than phiền rằng các tiệm video game tràn lan khắp nơi. Nhưng vì miếng cơm manh áo nên cũng chẳng trách được người chủ tiệm, chị nói:

Cứ game cài vô là cho chơi suốt. Cũng có người chẳng để ý gì hết. Con đi học về sớm là ghé chơi chừng một tiếng, có đứa đi học chiều thì sáng rảnh, vào chơi game bắn súng, tóe lửa..

<i>Có công ty, lấy về và phân phối. Có những game cũng đề là không cho trẻ em dưới 16 tuổi, phải đăng ký ID, nick name, khi đăng ký thì mấy đứa nhóc chừng 11 tuổi đăng ký hai mươi mấy tuổi thì ai mà biết, kiểm soát được cái đó.</i>

Theo lời cô giáo Thanh Hằng, đang dậy ở một trường phổ thông cơ sở tại quận 3, TPHCM, thì hiện nay, một số tổ chức xã hội đã phải mở những lớp cai nghiện cho một số người chơi game. Ở các lớp này, không chỉ trẻ em mà còn có cả những người đã có gia đình, cô nói:

Lớp cai nghiện game cho những “game thủ”…Vô đó, họ cho mình

chơi những trò chơi vận động, hay là sinh hoạt tập thể để cho mình quên đi.. đủ tuổi hết, trẻ em cũng có, người lớn, có gia đình cũng có…

Cô giáo Thanh Hằng còn cho hay rằng một số đông cha mẹ, vì mải mê kiếm tiền, bận làm ăn nên không để ý đến con cái, chính vì thế, có em còn trốn học để chơi game. Đó là chưa kể đến chuyện tâm lý các em thay đổi hẳn. Cô nói:

Nhiều người đi làm suốt ngày, con cũng đóng quần áo, xách cặp đi thì người ta đâu có biết. Nhìn chung là học trò mê lắm. Học sinh học hành sa sút, nhiều đứa bỏ học…nhiều đứa khích nhau một cái là sẵn sàng rút dao đâm nhau.. nhiều khi chỉ cần va chạm nhỏ là đâm nhau.

Cô giáo Diệp Lan, hiện đang dậy trường phổ thông cơ sở Phan Đình Giót ở Hà Nội cũng đồng quan điểm:

Một phần nào đó ảnh hưởng từ game, nó được tiếp xúc rất nhiều, bây giờ nói chung là gia đình cũng khó mà kiểm soát được và nhiều khi phụ huynh cũng chưa có ý thức để kiểm soát nội dung, nên nó cũng ảnh hưởng đến hành vi.

Cần có sự kiểm soát gắt gao

Để giảm thiểu tình trạng các em thanh thiếu niên chơi game bạo lực, các cơ quan chức năng chính phủ cũng đã có chỉ thị các tiệm video game phải theo đúng qui định với các game có bạo lực thì phải theo tuổi, và có hình phạt hẳn hoi. Thế nhưng, trên thực tế thì sao? Cô giáo Thanh Hằng nói:

<i>Hầu như lúc nào cũng có, đa số là toàn game bắn súng . Game cũng ghi là game dành cho 16 tuổi trở lên, nhưng quán "net" bây giờ mở nhiều thì công an lâu lâu mới đến một vài quán để kiểm tra thôi, bắt được thì phạt.</i>

Bây giờ người ta mở tiệm net thì nhà nước cũng chỉ kiểm soát ở một mức độ nhất định nào đó thôi…thí dụ cấm các tiệm net mở cửa qua mười một giờ đêm…

Em Minh Phúc, học sinh lớp 12 trường Lê Hồng Phong cho biết rằng tại rất nhiều tiệm video game, các em học sinh cấp một, cấp hai vẫn chơi các game bạo lực của người lớn như thường. Em kể:

Người ta vẫn cho chơi, có đứa bị nhiễm, có những hành động trong game rồi bắt chước ở ngoài. Chỗ con chơi thì anh này cũng có ý thức, đứa nào dưới 11, 12 tuổi thì anh ấy không cho vào, vì theo điều luật của Việt Nam thì phải có phụ huynh đi theo. Hôm bữa, anh ấy bị phạt rồi, mười mấy triệu, nên bây giờ anh ấy không cho vào nữa. Công an chỉ phạt tội đó thôi, chứ không dẹp quán.

Hiện nay, Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam đang ra sức quản lý blog, tức trang nhật ký cá nhân, và đề nghị với yahoo cùng google phải hạn chế mức độ thông tin. Trong khi đó thì chuyện quản lý các game bạo lực xem chừng như được bỏ ngỏ. Em Phúc cho hay rằng:

Hầu như lúc nào cũng có, đa số là toàn game bắn súng . Game cũng ghi là game dành cho 16 tuổi trở lên, nhưng quán “net” bây giờ mở nhiều thì công an lâu lâu mới đến một vài quán để kiểm tra thôi, bắt được thì phạt.

Ảnh hưởng tai hại đến giới trẻ

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần, Đỗ Thúy Lan, giám đốc Trung Tâm Sao Mai, chăm sóc trẻ em khuyết tật về tinh thần, trụ sở ở Hà Nội, xác nhận:

Game bạo lực vào tràn lan hết, thanh thiếu niên giỏi về vi tính nên vào nhiều lắm, bố mẹ nhiều khi không quản lý được. Nhà nước cũng không quản lý được. Nhiều khi những người quản lý lại không có trình độ về internet, nên cũng chẳng quản lý được.

Thưa quý vị và các bạn, để tìm hiểu xem việc chơi game bạo lực có tác hại ra sao đối với trẻ em, Phương Anh đã hỏi thăm chuyên gia tâm lý Nguyễn Minh Tuấn, đang làm việc tại San Jose, California, Hoa Kỳ và được anh cho biết:

Các em có tính hung hăng, tính hiếu động thì nếu người lớn dậy cho các em kiềm chế lại, cách điều chỉnh hành động của mình thì các em sẽ kiểm soát được hành vi của các em.

Một em có tính hiếu động, tính hung hăng mà khi được chơi các loại game rất bạo lực, thì giống như chúng ta giúp cho các em học thêm cách bạo lực.

Những game bạo lực không phù hợp với các em ở tuổi thanh thiếu niên. Trong quá trình làm việc với các em thanh thiếu niên ở California, Tuấn thấy rằng các em có tính hung hăng, bạo lực thì các em chơi game bạo lực, các em sẽ hung hăng hơn.

Những hình ảnh đó sẽ in trong đầu của các em và từ những hình ảnh đó đưa ra những hành động bạo lực với các bạn đồng lứa.

<i>Bị ảnh hưởng vì nó đang phát triển về tâm lý mà nó xem bạo lực quá thì nó làm thay đổi đứa trẻ, nó hung hăng thêm. Ở Hà Tây vừa rồi, cách đây hai tháng, có trường hợp 14, 15 tuổi, bắt cóc con của cậu ruột, tống tiền, bắt chước trong game bạo lực, rồi không thấy gia đình đem tiền ra, thế là nó dùng gạch đập cho thằng bé chết! <br/> </i>

Bác sĩ Đỗ Thúy Lan cũng cho rằng:

Bị ảnh hưởng vì nó đang phát triển về tâm lý mà nó xem bạo lực quá thì nó làm thay đổi đứa trẻ, nó hung hăng thêm. Ở Hà Tây vừa rồi, cách đây hai tháng, có trường hợp 14, 15 tuổi, bắt cóc con của cậu ruột, tống tiền, bắt chước trong game bạo lực, rồi không thấy gia đình đem tiền ra, thế là nó dùng gạch đập cho thằng bé chết!

Và nhân đây, bác sĩ Đỗ Thúy Lan cũng có lời khuyên với cha mẹ rằng:

Cần phải định hướng cho các em có một cuộc sống về tinh thần lành mạnh hơn. Hạn chế không cho các em chơi các game bạo lực vì đứa trẻ còn rất non nớt về tâm lý, chưa định hình được nên dễ bắt chước.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Minh Tuấn thì đề nghị:

Cha mẹ thay vào đó những game có tính cách thách đố về trí tuệ của các em. Các em có thể đi học võ, để học tinh thần thượng võ, và khi các em học như vậy, thì các em có năng khiếu về đánh đấm, sẽ thấy mình không phải để đi ăn hiếp người khác mà dùng cái đó để bảo vệ những người kém may mắn hơn mình.

Cha mẹ cần kiểm soát game chơi của các em. Chúng ta phải nói cho các em biết rằng những trò chơi có tính cách bạo lực như vậy rất hấp dẫn, nhưng nên thay bằng một game khác có tính thách đố nhiều hơn về trí tuệ. Chúng ta cần phải giải thích và nói chuyện để các em hiểu được cái nào tốt cho tương lai các em.

Vừa rồi là một số thông tin về việc game bạo lực ảnh hưởng như thế nào với trẻ em. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp quí vị và các bạn vào kỳ sau.