Nguyễn Tiến Trung “nhận tội” và “xin khoan hồng” (phần 1)
2009.08.31
Cùng chí hướng
Liên quan đề tài này, Diễn Đàn hôm nay ghi nhận cảm nghĩ của một số thanh niên trong và ngoài nước, thuộc và không thuộc Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, để gửi đến quý vị.
Hoài Nam : Chào các bạn. Mình là Hoài Nam, em trai của Nguyễn Tiến Trung hiện đang bị giam ở Việt Nam. Hiện nay mình làm nghề kỹ sư ở Pháp. Mình tham gia Diễn Đàn này với mong muốn nói chuyện với các bạn về những gì đã diễn ra đối với anh trai của mình.
Kế Vũ : Mình là Nguyễn Kế Vũ, Trưởng Ban Đại Diện của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, hiện đang sinh sống và làm việc tại Pháp.
Qua những cái trao đổi tâm tư - nguyện vọng của anh ấy với mình ở trên mạng cũng như qua điện thoại thì mình hiểu rõ cái đường lối của anh và mình đã tham gia vào Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.
Nguyễn Kế Vũ
Hoa : Mình là Hoa. Mình là thành viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, đang ở Hà Lan.
Sơn : Mình là Kim Sơn. Mình đang là sinh viên ở Sài Gòn.
Phong Sa : Mình là Phong Sa. Mình đang ở Hà Nội.
Trà Mi : Vâng. Cảm ơn các bạn rất là nhiều. Câu chuyện ngày hôm nay nói về một nhân vật mà trong giới thanh niên trong và ngoài nước rất nhiều người biết đến, đó là Nguyễn Tiến Trung, người khởi xướng thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.
Ngoài ở đây có Hoài Nam là em trai của Tiến Trung, thì các bạn khác trong một cơ duyên nào mà các bạn biết đến Tiến Trung?
Kế Vũ : Mình là Kế Vũ. Mình đã có từng liên lạc qua lại với anh Nguyễn Tiến Trung, chưa có may mắn được tiếp xúc trực tiếp với anh ấy, nhưng mà qua những cái trao đổi tâm tư - nguyện vọng của anh ấy với mình ở trên mạng cũng như qua điện thoại thì mình hiểu rõ cái đường lối của anh và mình đã tham gia vào Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.
Trong phong trào về Hoàng Sa - Trường Sa thì Nguyễn Tiến Trung thuộc những người tiên phong về phong trào ấy thì mình biết Nguyễn Tiến Trung, từ đó mình cũng tìm hiểu về Nguyễn Tiến trung và Tập Hợp qua các thông tin trên mạng.
Phong Sa
Trà Mi : Hai bạn ở Việt Nam. Sơn biết đến Nguyễn Tiến Trung bằng cách nào vậy Sơn?
Sơn : Em có tham gia blog và có viết những bài về chính trị Việt Nam. Em cũng biết tới anh Trung.
Trà Mi : Thế còn bạn Phong Sa?
Phong Sa : Trong phong trào về Hoàng Sa - Trường Sa thì Nguyễn Tiến Trung thuộc những người tiên phong về phong trào ấy thì mình biết Nguyễn Tiến Trung, từ đó mình cũng tìm hiểu về Nguyễn Tiến trung và Tập Hợp qua các thông tin trên mạng.
Trà Mi : Thế còn Hoa ?
Hoa : Em biết đến anh Nguyễn Tiến Trung qua cuộc phỏng vấn giữa chị với bác Bùi Tín về cuốn sách "Tâm tình với tuổi trẻ" .Lúc đó bác Bùi Tín có nhắc đến Nguyễn Tiến Trung và Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Sau đó em mới đi tìm trên Google và tìm ra Nguyễn Tiến Trung, thì em thấy bức thư của anh gửi Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục. Em thấy những cái bức xúc của anh ấy cũng giống bức xúc của em nên em tham gia Tập Hợp.
Cuộc đấu tranh công khai cho dân chủ
Trà Mi : Qua những bài viết của Trung, qua những hoạt động của Trung mà các bạn được biết, được tìm hiêủ trên mạng, các bạn có suy nghĩ gì về những tư tưởng cũng như những hoạt động của Nguyễn Tiến Trung, vốn là nguyên nhân khiến anh bị bắt ngày hôm nay?
Kế Vũ : Kế Vũ nhận thấy anh là người có lòng với đất nước. Những việc mà anh làm, những đuờng hướng, những bài viết mà anh đã thể hiện đều là hợp hiến pháp của nhà nước hiện nay. Đường lối đấu tranh của anh là một đường lối ôn hoà nhằm giúp cho đất nước có thể tiến xa hơn nữa. Kế Vũ thấy những việc làm của anh ta hoàn toàn không có gì gọi là vi phạm pháp luật ở đây. Với sự nhận định đó mà Kế Vũ đã tham gia vào Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ cho đến mãi tận ngày hôm nay.
Trà Mi : Cảm ơn Vũ. Có bạn nào có ý kiến nào khác xin mời chia sẻ thêm.
Đường lối đấu tranh của anh là một đường lối ôn hoà nhằm giúp cho đất nước có thể tiến xa hơn nữa. Kế Vũ thấy những việc làm của anh ta hoàn toàn không có gì gọi là vi phạm pháp luật ở đây. Với sự nhận định đó mà Kế Vũ đã tham gia vào Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
Kế Vũ
Phong Sa : Về Nguyễn Tiến Trung, mình cũng rất là khâm phục anh ấy tại vì anh ấy có lòng yêu nước rất là sâu sắc mà giới trẻ hiện tại bây giờ không có được nhiều người như anh ấy.
Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến của Phong Sa. Các bạn ở đây đều chia sẻ chung một ý kiến là Nguyễn Tiến Trung là một người trẻ yêu nước, có những hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Có bạn nào có ý kiến trái ngược lại ?
Sơn : Bản thân em, là Sơn, thì em không phản đối anh Trung, nhưng mà em quen rất nhiều người không có chung cái chính kiến như anh Trung.
Trà Mi : Theo như bạn quan sát và bạn nghe từ bạn bè của mình thì những ý kiến đó như thế nào?
Sơn : Thì những việc anh Trung làm là vô ích và vô nghĩa, chống lại đảng, những việc anh làm là bị các thế lực bên ngoài xúi giục.
Trà Mi : Khi mà Sơn nghe những ý kiến đó thì Sơn có cảm nghĩ như thế nào?
Sơn : Sơn nghĩ là đâu phải. Những việc anh Trung làm không có cái gì gọi là sai lầm cả. Bản thân anh muốn tự do - dân chủ cho nhân dân thôi. Thì có những bạn đã bị tuyên truyền quá nặng nề nên bất cứ việc gì đi khác với nhà nước thì cho là “chống đối” vv…v...
Trà Mi : Theo như các bạn ở đây nói rằng là Trung có những hoạt động nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước chứ không có gì là sai trái, không có gì là vi hiến, nhưng mà chính những hoạt động đó đã khiến cho anh bị rơi vào tình trạng như hiện nay là đang bị bắt giam và sắp sửa ra toà xét xử. Cái nhận định của các bạn về nhân vật này và những gì nhân vật này đang phải đối diện có sự mâu thuẫn như thế, các bạn có suy nghĩ gì muốn chia sẻ hay không?
Hành động của anh Trung đều rất là ôn hoà và tất cả mọi người đều biết. Những bài viết tất cả người Việt Nam đều đọc được và ảnh là thành viên của Đảng Dân Chủ, hay là ảnh thành lập ra Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, ảnh đều công khai, cái đó chính quyền đều biết
Hoài Nam
Hoài Nam : Em là Nam ạ.
Trà Mi : Mời Nam.
Hoài
Nam :
Những hành động của anh Trung đều rất là ôn hoà và tất cả mọi người đều biết.
Những bài viết (của Trung) tất cả người Việt Nam đều đọc được và ảnh là
thành viên của Đảng Dân Chủ, hay là ảnh thành lập ra Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ,
ảnh đều công khai, cái đó chính quyền đều biết.
Cái lúc ảnh vào quân đội đấy, chính quyền cũng đã ghi một câu là "lý lịch trong sạch mới được vào quân đội" tức là những gì ảnh làm trước đó đều không có tội. Đó, thì việc mà bỗng dưng ảnh bị bắt sau một năm rưỡi không hề có hoạt động chính trị nào thì đó là một việc làm vô lý. Chắc chắn là có mưu đồ chính trị đằng sau việc bắt giữ này.
Kế Vũ
:
Kế Vũ nghĩ là những hành động đó nhằm để triệt hạ tinh thần của tất cả anh em.
Chính quyền Việt Nam đang gặp bế tắc, lúng túng trong việc xử lý những người
đang tranh đấu vì nền dân chủ Việt Nam.
Tại điều 3 hiến pháp năm 1992 có bổ sung và thông qua vào năm 2001 khẳng định một cách rõ ràng rằng "nhà nước bảo đảm và không ngững phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của người dân", mà anh Trung tranh đấu vì một nền dân chủ cho Việt Nam thì như vậy không có cái gì là “lật đổ” hay “chống phá chế độ.”
Đóng góp ôn hòa những ý kiến đồng nghĩa chống phá nhà nước
Trà Mi : Thế nhưng nếu có ý kiến cho rằng những hành động của Trung là “nguỵ trang dân chủ”, lợi dụng cái gọi là “phản biện xã hội” để kích động chống phá nhà nước ?
Kế Vũ : Họ nói ậy là đưa ra để nhằm duy trì cái đặc quyền đặc lợi của họ chớ họ không có đưa ra công khai, minh bạch để mà có một sự đối thoại giữa hai bên, một phía là bên tranh đấu vì nền dân chủ và bên kia là Đảng CSVN (để) cho toàn dân cùng được thấy. Trong lúc này họ sử dụng lực lượng của mình để trù dập, triệt hạ những người đấu tranh cho dân chủ.
Cái đầu tiên là cái giáo dục. Giáo dục của mình bây giờ nó đã quá đi xuống rồi, thì anh Trung có những góp ý. Đó là những góp ý chính xác, tại sao lại phản đối? Rồi tới cái việc tự do báo chí. Vừa rồi những nhà báo viết những bài tham nhũng bị tước thẻ một cách vô lý.
Kim Sơn, TP HCM
Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của Vũ. Làm thế nào để các bạn chứng minh rằng Nguyễn Tiến Trung là một người dấn thân vì một nền dân chủ thực sự cho Việt Nam chứ không phải là nguỵ trang, đội lốt dân chủ để kích động chống phá nhà nước?
Sơn : Em là Sơn, thì em nghĩ là những việc anh Trung làm cũng là những việc cần thiết thôi.
Trà Mi : Những việc nào, bạn có thể cho những ví dụ cụ thể?
Sơn : Ví dụ cái đầu tiên là cái giáo dục. Giáo dục của mình bây giờ nó đã quá đi xuống rồi, thì anh Trung có những góp ý. Đó là những góp ý chính xác, tại sao lại phản đối? Rồi tới cái việc tự do báo chí. Vừa rồi những nhà báo viết những bài tham nhũng bị tước thẻ một cách vô lý. Bản thân anh Trung chống lại những việc đó.
Hoa : Vừa qua thì có những cuộc phỏng vấn giữa Vietnamnet và những đảng viên từng làm những chức rất là cao ở trong nước thì họ cũng có nhận định là cần phải mở rộng nền dân chủ hơn nữa ở trong đảng, thì những gì anh Trung nói là ở trong nước thiếu dân chủ hoặc là thiếu tự do (vậy thì) anh Trung nói có gì sai đâu mà anh bị bắt?
Trà Mi : Thế nhưng phát huy cái tinh thần dân chủ cũng như là phát huy cái tinh thần phản biện xã hội của mỗi người không có nghĩa là "kích động, tuyên truyền, chống phá hoặc là xuyên tạc những đường lối của đảng" để kích động người dân chống đảng. Đó là ý kiến mà phần lớn những gì báo chí nhà nước đang thể hiện hiện nay thì các bạn thấy sao? Tức là các bạn có quyền góp ý phát huy tinh thần dân chủ của mình với điều kiện là những tinh thần đó dựa trên sự xây dựng tích cực chứ không phải là những điều tiêu cực chống phá nhà nước. Nhận xét như vậy thì các bạn cảm thấy như thế nào?
Hoa : Trước khi bảo rằng một phát biểu của một người nào đó là xuyên tạc đường lối của đảng thì phải hỏi lại là sự phát biểu đó có đúng với lại thực chất không. Ví dụ như là người ta bảo rằng đảng bây giờ là tham nhũng từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên thì cái đó có đúng không?
Hoài Nam : Em là Nam.
Tại sao phải là trong đảng cộng sản thì mới được tham gia vai trò làm chính trị, trong khi những đảng phái khác, những tư tưởng khác lại không có được quyền làm như vậy?
Chỉ đảng viên mới được góp ý?
Trà Mi : Mời Nam.
Hoài Nam : Em thấy là nhà nước họ chia ra làm những ý kiến mà chấp nhận được và những ý kiến không chấp nhận được. Những ý kiến mà chấp nhận được là những ý kiến tuy là có nói lên cái sai trái mà đảng cộng sản làm nhưng mà không có nói gì đến cái thế độc tôn của đảng. Trong khi những ý kiến mà không chấp nhận được là những cái ý kiến mà cho rằng những tệ nạn xã hội, những vấn đề trầm trọng của quốc gia là do vấn đề dân chủ, mà đã muốn có dân chủ thì bắt buộc phải có đa đảng. Những người nào đấu tranh cho dân chủ đa đảng là bị đảng cộng sản trù dập như trường hợp của anh Nguyễn Tiến Trung.
Trà Mi : Bạn có thể đóng góp ý kiến như thế nào, phản biện như thế nào miễn không đụng chạm đến cái vành đai gọi là thế độc tôn của đảng thì bạn được an toàn. Có phải ý của Nam muốn nói như vậy không?
Hoài Nam : Dạ. Đúng.
Sơn : Sơn nhớ có người nói với Sơn như vầy, tại sao lại không tham gia và sửa đổi nó mà cứ lại đi chống nó, thì Sơn nghĩ như vầy, nếu mà ta tham gia vào nó đó thì bản thân mình đã vào thì mình không có thể nào mình nói về cái vụ độc tôn của đảng được, mình há miệng mắc quai là như vậy.
Trà Mi : Nhưng mà không nhất thiết là bạn phải vào hàng ngũ của đảng thì bạn mới có xây dựng được đất nuớc. Bạn có thể là một thanh niên đứng bên ngoài hàng ngũ của đảng vẫn xây dựng được đất nước mà không đứng về phía đối lập cũng được vậy.
Điều 4 thì đảng cộng sản quy định trong hiến pháp là đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo chứ không có ngăn cấm mọi đảng phái, mọi tổ chức khác sinh hoạt chính trị. Điều này hoàn toàn không có trong hiên pháp
Kế Vũ
Sơn : Ở đây nếu mà đứng ở ngoài dù mình có làm cái gì, dù có nói cái gì mà chỉ cần ngược lại đảng thì mình sẽ là chống đối.
Kế Vũ : Kế Vũ xin có ý kiến. Thứ nhất, đảng cộng sản đã từng nói quy tụ mọi thành phần xã hội để nhằm thức đẩy cho đất nước phát triển hơn, tức là mình không cần là một đảng viên của đảng cộng sản (thì) mình cũng có quyền để mà xây dựng đất nước. Trong khi đó, trong thời buổi hiện nay những cái gì mà góp ý cho đảng chỉ là những người trong đảng cộng sản mới có quyền được nói. Thứ hai, tại sao phải là trong đảng cộng sản thì mới được tham gia vai trò làm chính trị, trong khi những đảng phái khác, những tư tưởng khác lại không có được quyền làm như vậy?
Trà Mi : Kế Vũ đang đặt ra vấn đề “quyền tự do chính trị” của mỗi công dân ở Việt Nam. Có bạn nào có ý kiến về vấn đề này không?
Kế Vũ : Là cái quyền của mỗi người chứ không phải là xin-cho, cũng không phải là của đảng cộng sản.
Trà Mi : Có bạn nào có ý kiến về việc này không? Kim Sơn ?
Sơn : Theo em, đúng là cái quyền tự do chính trị của mỗi người nhưng mà bản thân ở đây, trong luật đã có rồi, đảng là đảng duy nhất lãnh đạo, nên là những người nào muốn nói chính trị là phải vô đảng mới nói chính trị được.
Trà Mi : Hiến Pháp Việt Nam đã quy định điều 4 rằng đảng độc tôn lãnh đạo, thành ra có những thành phần, lực lượng chính trị nào khác đối lập lại thì đều là vi hiến.
Sơn : Đó, ý nói như vậy đó.
Kế Vũ : Điều 4 thì đảng cộng sản quy định trong hiến pháp là đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo chứ không có ngăn cấm mọi đảng phái, mọi tổ chức khác sinh hoạt chính trị. Điều này hoàn toàn không có trong hiên pháp, và nhà nước đã khẳng dịnh là không có tù nhân chính trị. Như vậy, đảng đã nói cho thế giới biết rằng mọi đảng phái, mọi tổ chức chính trị khác đảng CSVN đều được tồn tại, hoạt động hợp hiến.
Sơn : Đảng đã dùng luật để mà bắt chẹt những người bất đồng chính kiến thì bây giờ nếu mà muốn sửa đổi thì sửa đổi cả luật.
Trà Mi : Vâng. Nhưng mà phía nhà nước họ nói rằng là các anh hoạt động dân chủ, các anh cổ võ dân chủ, nhưng mà làm thế nào các anh chứng minh được đó là những hoạt động dân chủ có ích cho đất nước, hay là các anh đang nguỵ trang dân chủ để các anh mưu đồ chính trị cho bản thân của mình?
Kế Vũ : Phía dân chủ cần phải đòi hỏi một cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai bên với nhau trước nhân dân. Chính sự lựa chọn của nhân dân mới là sự lựa chọn cuối cùng, chứ không phải bất kỳ một đảng phái, một tổ chức, hay một chính kiến của một người nào đó có thể quyết định việc đó.
Trà Mi : Giới trẻ nghĩ gì về những lời “nhận tội” của Tiến Trung được báo chí trong nứơc loan tải? Thủ lĩnh của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ cam kết với chính quyền từ bỏ không tham gia Tập Hợp nữa. Cảm nghĩ của các thành viên trong Tập Hợp ra sao? Mời quý vị trở lại với Diễn Đàn trong cuộc thảo luận tiếp theo vào giờ này tối Thứ Hai tuần sau.
Trà Mi xin kính chào tạm biệt quý thính giả.