Diễn Đàn Bạn Trẻ và Trà Mi hân hạnh được tái ngộ cùng quý vị và các bạn trên nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước tối Thứ Hai hàng tuần.
Căng thẳng xoay quanh các buổi cầu nguyện của giáo dân giáo xứ Thái Hà đòi lại đất đai Nhà Thờ bị chính quyền chiếm dụng chưa được giải toả, thì vụ việc nhà chức trách tiến hành phá ủi khuôn viên Toà Khâm Sứ giữa lúc các cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và nhà nước về chủ quyền khu đất này vẫn chưa ngã ngủ, đã thổi bùng lên nỗi bất bình và bức xúc trong dư luận, đặc biệt là trong cộng đồng công giáo. Đây cũng là một trong những đề tài nóng nhứt được chú ý nhứt, cũng như xuất hiện nhiều nhất trên các mặt báo quốc tế liên quan đến thời sự Việt Nam trong thời gian gần đây.
Quan điểm của giới trẻ Công Giáo ở hai miền Nam-Bắc
Vì vậy, bắt đầu từ tuần này, Diễn Đàn xin phép tạm hoãn loạt thảo luận về "tự do báo chí tại Việt Nam" dù vẫn còn nhiều kỳ sôi nổi kế tiếp, để ghi nhận quan điểm của giới trẻ Công Giáo ở hai miền Nam-Bắc liên quan đến diễn tiến vụ căng thẳng đất đai ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ tại Hà Nội. Rất mong được quý thính giả thông cảm và hưởng ứng.
Và bây giờ, mời quý vị cùng gặp gỡ với 4 gương mặt trẻ tham gia chương trình là Thanh và Tâm ở Sài Gòn, cùng Tuấn Anh và Nguyễn từ Hà Nội:
Các bạn trẻ tự giới thiệu :
Nguyễn : Em là Nguyễn ở Hà Nội.
Tuấn Anh : Tôi là Tuấn Anh. Tôi đang ở Hà Nội.
Thanh : Tôi là Thanh. Tôi đang ở Sài Gòn.
Tâm : Mình tên là Tâm. Tôi đang ở Sài Gòn.
Trà Mi : Dạ. Tất cả các bạn ở đây đều là thanh niên Công Giáo. Sự kiện tranh chấp đất đai tại Thái Hà cũng như là tại Toà Khâm Sứ, cái mức độ quan tâm cũng như sự ghi nhận của các bạn về việc này ra sao ? Các bạn có thể chia sẻ. Xin mời các bạn ở Miền Bắc phát biểu trước.
Tuấn Anh : Tôi là Tuấn Anh. Cái này là đất của chúng tôi, chúng tôi đòi lại chứ không phải là tranh chấp. Nhưng chính quyền dùng những biện pháp này biện pháp nọ để trấn áp chúng tôi, để lấy không miếng đất đó, có thể nói là ăn cướp. Phải nói thẳng với nhau là như vậy. Chúng tôi vẫn theo dõi, và chúng tôi rất bức xúc , rất quan tâm tới chuyện này.
Trà Mi : Dạ. Anh quan tâm nhưng mà tới mức độ nào, tức là anh chỉ biết về thông tin hay là có trực tiếp tham gia các buổi cầu nguyện đó không ạ?
Tuấn Anh : Đương nhiên, tôi là người Công Giáo thì tôi phải tham gia những buổi cầu nguyện chứ.
Trà Mi : Cảm ơn anh. Và xin mời ý kiến của anh Nguyễn .
Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, nhà nước cộng sản Việt Nam không có cách gì khác và bây giờ gần như hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc.....<br/> <br/>
Đất đai, với Trung Quốc thì không dám với dân thì ức hiếp
Nguyễn : Nếu như mà mọi người cứ nghe thông tin một chiều thì tôi nghĩ rằng vấn đề này rất khó giải quyết, bởi vì cái truyền thông ở Việt Nam nó chỉ là một chiều, nó chỉ phục vụ cho mục đích của đảng cộng sản thôi. Khi mà báo đài ở Việt Nam đưa tin lên tivi, lên đài, họ hình sự hoá vấn đề; còn thực chất vấn đề này đơn giản, đất đó thuộc quyền của Giáo Xứ Thái Hà, của Dòng Chúa Cứu Thế thì nó phải thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế và họ phải trả lại, chứ còn nói rằng các cha xúi giục dân giáo xứ, rồi thì là người Công Giáo đến đấy là ăn vạ, rồi thì là đến đấy cầu nguyện gây mất trật tự trị an, rồi họ khởi tố một số người, tôi thấy là cực kỳ vô lý.
Họ xây dựng lên luật pháp để phục vụ cho mục đích của họ chứ không phải phục vụ cho nhân dân như họ nói là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tôi thấy hoàn toàn không đúng. Tôi phải nói với những người lãnh đạo của Việt Nam, của Hà Nội, rằng nếu như sau này con cái họ có đi ăn cướp thì họ cũng đừng đánh con cái họ bởi vì chính bản thân họ đã ăn cắp đất của Giáo Xứ Thái Hà. Họ đang ăn cắp đất của dân.
trong khi 60.000 mét vuông đất ở Thái Hà...họ dùng sức mạnh, vũ khí, rồi tất cả những chế tài họ xây dựng lên để họ đàn áp, để họ áp đặt ý kiến của họ lên và buộc Giáo Xứ Thái Hà phải trao trả lại đất cho họ,<br/>
Thời gian vừa rồi nổi cộm lên vấn đề là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, nhà nước cộng sản Việt Nam không có cách gì khác và bây giờ gần như hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc, trong khi 60.000 mét vuông đất ở Thái Hà nếu như so sánh với hai quần đảo kia thì nó chỉ là một móng tay thôi, nhưng mà họ dùng sức mạnh, vũ khí, rồi tất cả những chế tài họ xây dựng lên để họ đàn áp, để họ áp đặt ý kiến của họ lên và buộc Giáo Xứ Thái Hà phải trao trả lại đất cho họ, mà họ nói là các linh mục, các giáo dân ở đây cố tình chiếm đất cho mục đích tư lợi.
Hoàn toàn là không đúng như vậy. Đây là để phục vụ cho lợi ích cộng đồng của giáo dân và mở rộng giáo xứ bởi vì bây giờ Giáo Xứ Thái Hà có một lượng giáo dân rất đông đảo trong khi chỉ có 2.000 mét vuông đất, mà đất này từ xưa đến nay Giáo Xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế có đủ bằng chứng pháp lý cũng như tất cả bằng chứng về giấy tờ từng thời điểm, qua từng thời kỳ là rõ ràng đây là đất của Giáo Xứ Thái Hà. Và cái việc đơn giản nhất bây giờ, cách giải quyết tốt nhất, đó là trả lại đất thuộc về chủ của nó. Thế thôi!
Trà Mi : Dạ. Những gì mà anh vừa chia sẻ cho thấy anh là một người rất quan tâm, nhưng mà muốn được hỏi thăm là anh có trực tiếp tham gia các buổi cầu nguyện tập thể của giáo dân tại đó hay không ạ ?
Nguyễn : Đương nhiên là sau những buổi làm việc mệt nhọc tôi vẫn đến Nhà Thờ Giáo Xứ Thái Hà cầu nguyện và tôi thường ra linh địa Đức Bà cầu nguyện.
Trà Mi : Dạ. Cảm ơn anh. Và bây giờ xin mời ý kiến của hai người trẻ ở Miền Nam. Thanh niên Công Giáo ở Miền Nam có tâm tình gì muốn chí sẻ với các bạn ở Miền Bắc .
Tâm : Xin mời anh Thanh.
Trà Mi : Mời anh Thanh.
Càng đùng biện pháp thì họ càng kéo đến
Thanh : Tôi là thuộc Công Giáo Miền Nam. Bên tôi cũng tổ chức những buổi cầu nguyện ở nhà thờ. Nhà thờ có tổ chức chiếu những cảnh video mà đang xảy ra ở Thái Hà đó. Theo ý kiến riêng của tôi thôi, giờ tôi không nói ai đúng ai sai. Tôi vẫn biết tài sản đó là của Giáo Hội, của Giáo Xứ Thái Hà, của Dòng Chúa Cứu Thế. Nhưng mà bây giờ mình nói chung là các bạn phải nghĩ , và ngay cả nhà nước cũng vậy, khi làm như vậy thì khổ cho ai? Họ đưa thông tin lên truyền hình, thông tin trên báo Hà Nội Mới, báo Sài Gòn Giải Phóng, rốt cuộc họ làm cho người ta suy nghĩ thêm cái xấu của nhà nước chớ chẳng xấu cho ai hết.
Họ đưa thông tin lên truyền hình, thông tin trên báo Hà Nội Mới, báo Sài Gòn Giải Phóng, rốt cuộc họ làm cho người ta suy nghĩ thêm cái xấu của nhà nước chớ chẳng xấu cho ai hết. <br/>
Thật sự tôi nghĩ việc đó nhỏ thôi, không đến nổi làm rùm beng như vậy. Và ngay ngày hôm nay tôi mới vừa đi làm về thì tôi nghe tin cái vụ Toà Khâm Sứ bị như vậy. Họ làm như vậy rôt cuộc làm cho người ta quan tâm thêm, người ta đổ về Toà Khâm Sứ nhiều hơn, đổ về Thái Hà nhiều hơn. Đó là tại họ chớ không tại ai hết. Tôi nghĩ chuyện đó nhỏ thôi. Nói như Dòng Chúa Cứu Thế đã nói đó thì nếu đối thoại thì họ sẵn sàng đối thoại, nếu trao đổi thì họ sẵn sàng trao đổi, chớ đừng có dùng biện pháp vì càng đùng biện pháp thì họ càng kéo đến đó, họ không chịu thua. Chính tôi cũng đồng ý với họ vậy đó, họ càng dùng biện pháp thì tôi càng nghĩ sai về họ thôi, vì họ làm sai và họ càng cố ý dùng bạo lực. Hiện nay họ dùng cả chó nghiệp vụ và cả cảnh sát cơ động để đàn áp dân chúng .
Trà Mi : Dạ. Cảm ơn ý kiến của anh Thanh. Bây giờ xin mời anh Tâm. Anh có gì muốn tâm tình, muốn chia sẻ với thanh niên Công Giáo Miền Bắc ?
Tâm : Thiệt tình trước giờ tôi đọc báo đài rất là nhiều và sau sự kiện này tôi cảm thấy là phải xem lại. Mặc dù từ trước tới giờ tôi vẫn biết là báo đài đang phục vụ cho một mục đích, nó là công cụ của nhà nước. Tôi vẫn biêt vấn đề đó nhưng mức độ tin của tôi là 90%, bây giờ những cái đó không còn đâu.
Điều thứ hai tôi muốn nói là nếu như thực sự chúng ta có bình đẳng thì tại sao chúng ta không làm một buổi kiểm chứng đối với các bằng chứng mà hai bên có, nói công khai trước quần chúng cũng giống như là nhà nước đã tổ chức những buổi xử án đó. Công khai để răn đe để người ta đừng có phạm tội. Sao nhà nước không làm một cái buổi như vậy? Nếu như Dòng Chúa Cứu Thế đã sai thì đó cũng là một hình thức để răn đe với người khác. Còn nếu như chúng tôi đúng thì qua đó để cho mọi người thấy cái gì cũng có sự công bằng của nó hết. Dù cho nhà nước có sai thì nhà nước cũng nên nhận sai, đó mới là điều hay.
Trà Mi : Dạ. Cái ý kiến trưng ra những bằng chứng của đôi bên, theo anh, sẽ thực hiện bằng cách nào hiệu quả nhất và công minh, công bằng nhất?
Tâm : Rất là đơn giản thôi. Các anh cứ nói ngày giờ, chúng ta cùng mang những giấy tờ, những chứng cứ, những luận điểm của mình ra.
Trà Mi : Chắc là phải có một buổi ghi hình trực tiếp như thế nào, phải không anh?
Tâm : Dạ đúng rồi. Đúng rồi. Thứ nhất là anh phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để cho người dân trong nước biết. Những ai quan tâm, thí dụ như tôi hay những bạn đang ngồi ở đây, đến đó và nghe và họ phân tích. Nếu mà cần sự can thiệp, ví dụ của khoa học, hay giám định cái gì, thì rất là đơn giản , không có thiếu những tài lực như vậy đâu.
chúng tôi vẫn cầu nguyện. Đó là bổn phận của người Công Giáo. Còn nếu mà nhà nước quy kết như vậy thì nhà nước đang vi phạm một điều luật là đàn áp tôn giáo.
Giáo dân miền nam theo dõi sát tin tức Thái Hà
Trà Mi : Dạ. Xin được hỏi, hai anh ở Miền Nam thì giới trẻ Công Giáo ở Miền Nam, sự quan tâm của họ đối với những vụ việc đang diễn ra ở Miền Bắc ra sao?
Thanh : Nhiều lắm. Ở Miền Nam nhiều lắm. Họ truy cập trên mạng đó. Các nhà thờ ở Miền Nam này họ thông báo, sự việc xảy ra như thế nào họ đều dán thông báo ở nhà thờ hết đó. Dán bản thông báo đó, múc đích của họ là thông tin có hai chiều.
Trà Mi : Dạ. Cảm ơn anh. Các buổi cầu nguyện tập thể đối với giáo dân đây là biện pháp để thể hiện nguyện vọng tìm kiếm công lý một cách ôn hoà, nhưng mà ngược lại đối với nhà nước thì đây là hành động phạm pháp. Thế ý kiến của các bạn ra sao?
Thanh : Nói như ông giám mục Sang đó là "chấp nhận đi tù mà", nghĩa là mình cầu nguyện là mình phạm tội đó!?
Trà Mi : Thế còn ý kiến của những bạn khác thì sao?
Tâm : Theo tôi nhận định, tại vì cái luật hiện tại của mình bây giờ đang đặt ra nó không hẳn để bảo vệ người dân nhưng mà cái luật này đặt ra là để phục vụ cho một nhu cầu của những người đang nắm quyền thì phải.
Tuấn Anh : Tôi xin được nói. Theo nhà nước thì họ quy cho người ta cái tội gây rối trật tự trị an, nhưng nếu ghi vào cái điều luật gây rối trị an thì phải đánh nhau, rồi là làm cho người ta sứt đầu mẻ trán mới là gây rối trật tự trị an. Ở đây chúng tôi cầu nguyện rất là ôn hoà. Cho nên là nhà nước kết tội chúng tôi như vậy là sai. Còn người Công Giáo là có bổn phận cầu nguyện ở mọi nơi mọi lúc, kể cả chúng tôi vào đồn công an hay vào tù thì chúng tôi vẫn cầu nguyện. Đó là bổn phận của người Công Giáo. Còn nếu mà nhà nước quy kết như vậy thì nhà nước đang vi phạm một điều luật là đàn áp tôn giáo. Và đụng tới tín ngưỡng thì nhà nước đang vi phạm pháp luật.
Trà Mi : Nhưng mà ở Việt Nam thì anh cũng biết là luật không cho phép những hoạt động tụ tập đông người mà không xin phép.
Tâm : Quán bar tụ tập đông người thì được nghe. Những tụ điểm ăn chơi thì cái đó là nó hợp pháp đó?!
Nguyễn : Về cái chuyện tụ tập đông người là phạm pháp, như vậy thì không đúng. Không có cái bộ luật, điều luật nào cấm rằng là tụ tập cầu nguyện đông người là phạm pháp cả.
Không có đạo luật cấm tụ họp cầu nguyện
Trà Mi : Nhưng mà có quy định rằng nếu tụ tập đông người thì phải xin phép đó anh, mà những buổi cầu nguyện này lại không xin phép thành ra bị quy vào cái tội là tụ tập đông người trái phép. Thế ý kiến của các anh ra sao?
Thanh : À, chuỵện tụ tập đông người này là chuyện tốt chứ không phải là chuyện xấu. Mình thì có quan niệm của mình.
Tôi nói lên nguyện vọng của tôi ở đây thì tại sao không được vậy? Nếu như những cái gì đi ngược lại hiến pháp thì mới không được.
Tâm : Cũng giống như bây giờ hành động giết người ngộ sát và hành động cố ý nó khác nhau, thì cái việc chúng ta tụ tập ở đây cũng vậy, thì chúng ta phải phân nó ra: Anh tụ tập để anh đua xe trái phép nó khác nghe. Anh tụ tập rồi anh chuẩn bị đi đánh nhau nó khác nghe. Còn anh tụ tập để anh nói lên cái nguyện vọng của một tập thể, nó khác chứ.
Trà Mi : Dạ. Nhưng mà nếu như nhà nước lại đưa ra quan điểm rằng nếu như mọi nơi ai ai cũng tụ tập cầu nguyện như vầy thì cả nước sẽ gây ra sự xáo trộn, một sự mất trật tự, cho nên người ta phải phòng, phải ngăn, phải dẹp, thì ý kiến của các bạn ra sao?
Tuấn Anh : Tôi nghĩ rằng là nêú mà cả nước tập trung cầu nguyện thì cũng không có gì là rối và cũng không có gì là lộn xộn hết, bởi vì chúng tôi cầu nguyện trong ôn hoà và chúng tôi cầu nguyện cho công lý, cho hoà bình mà, thì làm gì có chuyện lộn xộn, làm gì có chuyện vi phạm pháp luật.
Tâm : Tôi nói lên nguyện vọng của tôi ở đây thì tại sao không được vậy? Nếu như những cái gì đi ngược lại hiến pháp thì mới không được. Hiến pháp phải luôn luôn bảo vệ quyền con người mà. Vì vậy cho nên cái nghị định đó là sai. Và khi nó đã sai thì phải bỏ. Mà muốn bỏ thì chúng ta phải làm cái gì? Chúng ta phải có hành động. Cho nên chúng ta không thể nào cứ nghe người ta nói sai rồi chúng ta lại cứ đi theo người ta. Một ngày nào đó chúng ta bị ức chế quá chúng ta làm càn, thì điều đó cũng không có tốt.
Trà Mi: Cuộc thảo luận vẫn chưa kết thúc, nhưng tiếc là đến đây thời lượng dành cho chương trình đã hết. Xin hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, tối Thứ Hai tuần sau, với phần hội luận tiếp theo.