Tự do báo chí Việt nam (phần cuối)
2008.12.22

Dân chủ không phải là một món quà từ trên trời rơi xuống. Đơn giản là những nhà lãnh đạo, những nhà cầm quyền không bao giờ mang quyền lực từ tay mình đặt nó vào tay quần chúng cả.
Nếu tất cả mọi người mạnh dạn nói lên những gì mình muốn
Trà Mi : Trong lần gặp gỡ tuần trước các bạn có bày tỏ hy vọng, mong mỏi về những sự thay đổi trong nền tự do báo chí ở Việt Nam, thì để có thể làm nên những sự thay đổi mà các bạn đề đạt đó, giới trẻ có thể làm gì để thúc đẩy sự tiến bộ nhanh hơn?
Minh : Theo em, nếu tất cả thanh niên hay mọi người Việt Nam cùng cất lên một tiếng nói yêu cầu sự thay đổi thì mình nên đề đạt đến nhà nước để người ta nên cởi mở, nếu mà họ vẫn thế thì mình có thể yêu cầu nhà nước đưa ra chính sách cởi mở để cho đất nước được đi lên. Còn nếu mà theo cái tình trạng hiện nay thì đất nước chúng ta cứ luôn gặp phải những khó khăn vì tất cả các nạn tham ô hay hối lộ gì đó không được giải quyết một cách triệt để thì phải giải quyết ngay đi.
Trà Mi : Ý của anh rằng là người trẻ nên mạnh dạn đệ đạt các nguyện vọng của mình, nên mạnh dạn cất lên tiếng nói thể hiện cái yêu cầu của mình, phải không?
Minh : Dạ đúng ạ.
Trà Mi : Đó là những gì mà giới trẻ có thể đóng góp được. Thế còn ý kiến của Lê hoặc là Vân Anh? Theo bạn thì giới trẻ có thể làm gì hơn nữa để thúc đẩy sự tiến bộ của nền báo chí tự do ở Việt Nam?
Dân chủ cũng như tự do không phải tự nhiên có
Lê : Dân chủ không phải là một món quà từ
trên trời rơi xuống. Đơn giản là những nhà lãnh đạo, những nhà cầm quyền không
bao giờ mang quyền lực từ tay mình đặt nó vào tay quần chúng cả. Hiện nay
thì chúng ta thấy là ở Châu Âu và ở Mỹ thì rất là dân chủ. Cái dân chủ đấy
không phải từ trên trời rơi xuống mà là cả một quá trình đấu tranh của
công nhân, của nông dân đối với các tầng lớp lãnh đạo.
Ở Việt
Nam hiện nay chúng ta không có dân chủ, chúng ta bị sự lãnh đạo độc
tài của Đảng CSVN thì làm thế nào chúng ta có thể đòi dân chủ trở về
tay của mình mà vốn dĩ nhiên là nó phải như thế? Thì tất cả người dân
Việt Nam, không kể thanh niên, người già, người trẻ, phụ nữ... phải cất
lên tiếng nói của mình là "Tôi muốn dân chủ".
Ít ra là nếu mà chúng ta chưa làm tại vì bộ máy đàn áp của đảng cộng sản rất là hùng mạnh hiện nay thì chúng ta chưa dám làm gì, nhưng mà ít ra chúng ta phải cất tiếng nói lên, đồng thanh.
Ít ra là nếu mà chúng ta chưa làm tại vì bộ máy đàn áp của đảng cộng sản rất là hùng mạnh hiện nay thì chúng ta chưa dám làm gì, nhưng mà ít ra chúng ta phải cất tiếng nói lên, đồng thanh
Trà Mi : Nhưng mà cất tiếng nói lên bằng cách nào?
Lê : Đó là một câu hỏi lớn, tại vì phương tiện để chúng ta cất tiếng nói là báo đài thì đã bị nhà nước, đã bị đảng cộng sản dùng cơ quan kiểm định ngăn chận hết cả rồi, nhưng mà người ta có thể ngăn chận được rất là nhiều nhưng mà không thể ngăn chận hết được. Hiện nay chúng ta có internet, đúng không ạ?
Trà Mi : Nói tới internet thì cái nghị định 97 mới đây cấm thể hiện quan điểm hoặc là truyền các thông tin một cách quá tự do trên internet mà chống lại nhà nước, tức là internet cũng không phải là một phương tiện tự do để các bạn muốn nói gì thì nói.
Lê : Đấy, thực tế nó đang diễn ra như thế.
Trà Mi : Mời Vân Anh.
Vân Anh : Thực tế, chẳng hạn như bạn thấy blog thì mặc dù mình không hiểu gì về vấn đề này nhưng người ta vẫn đưa ý kiến của mình.
Lê : Bạn có biết blogger rất là nổi tiếng là Điếu Cày không ạ?
Vân Anh : Ừ. Không. Cái vấn đề này đúng là mình rất là luôn luôn lo cho cái vấn đề blog, nhưng thực tế là mình mói chỉ cần viết thôi với lai mình cũng chỉ...
Lê : Không chỉ là nhà báo internet mà các bạn thấy là kể cả nhà báo viết báo cũng bị bắt như thường.
Phương tiện để chúng ta cất tiếng nói là báo đài thì đã bị nhà nước, đã bị đảng cộng sản dùng cơ quan kiểm định ngăn chận hết cả rồi, nhưng mà người ta có thể ngăn chận được rất là nhiều nhưng mà không thể ngăn chận hết được.
Lê
Không được tự do tỏ lòng yêu nước ?
Trà Mi : Chắc các bạn cũng biết là sau vụ Hoàng
Sa - Trường Sa thanh niên thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình qua các trang
blog đó thì những trang blog mà nói quá mạnh mẽ thì cũng gặp không ít khó khăn,
thành ra blog là một dạng báo chí công dân nhưng mà ở Việt Nam thì công dân
cũng chưa được và hiện giờ cũng đã bắt đầu sắp không được sử dụng nó như là một
công cụ để thể hiện quan điểm của mình nữa rồi.
Có thể những điều mà người ta nói ra đó là sự thật người ta ghi nhận được nhưng mà lại không hợp với quan điểm của nhà nước, bị coi là chống nhà nước.
Vân Anh : Em vẫn biết cái vụ thanh niên bị kiềm hãm trong vấn đề nói về Trường Sa. Theo quan điểm của riêng em thì em cũng thấy là nó không được tự do, nó sai, nhưng mà người ta có trách nhiệm hạn chế để người ta có một mục đích riêng. Em nghĩ không phải là hạn chế để làm kiềm hãm sự phát triển của nước mình đâu. Em nghĩ như vậy đó.
Trà Mi : Vâng. Ý Vân Anh nói rằng những sự hạn chế đó có thể là vì mục đích tốt cho dân tộc, cho đất nước, phải không? Nhưng mà mình nhìn ra thế giới, các nước tiên tiến họ không có sự hạn chế đó mà có vẻ là họ tiến bộ hơn mình, phát triển nhiều hơn mình, thì phải chăng sự hạn chế đó chưa phải đạt được mục đích tốt như mình mong muốn.
Vân Anh : Không chị ơi. Cái vấn đề này cũng bị người dân nói chớ không phải là không, chị. Nghĩa là tại sao lại kiềm hãm chúng tôi nói, tại sao lại kiềm hãm không cho chúng tôi biết. Mình lại đang sống trong cái luật của nước Việt Nam rồi thì khó có thể bức phá ra được cái việc này. Chính trên vấn đề này mà em vẫn khẳng định là mình không được tự do ngay từ buổi hôm đầu tiên.
Trà Mi : Khi mà mình đã đứng trong vòng quay đó thì Vân Anh chấp nhận những cái sự ràng buộc, những cái sự bó hẹp đó, nhưng mà bạn vẫn mong muốn một sự thông thoáng hơn. Các bạn nghĩ rằng cá nhân mình có thể làm gì để góp phần thúc đẩy có một sự thông thoáng hơn trong tương lai gần cho Việt Nam?
Vân Anh : Nếu mà nói chấp nhận thì em không chấp
nhận đâu. Em vẫn hoàn toàn nghĩ là mình không được tự do phát ngôn, nghĩa là mình
có bức xúc chứ không phải là không, nhưng mà mình khó nói, không thể nói được
thôi thì đành im lặng.
Nếu mà nói chấp nhận thì em không chấp nhận đâu. Em vẫn hoàn toàn nghĩ là mình không được tự do phát ngôn, nghĩa là mình có bức xúc chứ không phải là không, nhưng mà mình khó nói, không thể nói được thôi thì đành im lặng.
Vân Anh
Còn với em thì em vẫn mong muốn chứ, chẳng hạn như những trang báo bây giờ trang bạn đọc thì em cũng mong muốn mình có một diễn đàn để cho người dân của mình nói tất cả ý kiến của người dân của mình, hoặc ý kiến của sinh viên học sinh, ý kiến của thanh niên hay nông dân, hay là tầng lớp giai cấp công nhân, thể hiện bằng chất xám chứ không phải là mình im lặng đâu, hoàn toàn không im lặng.
Đồng lòng phổ biến bằng nhiều cách
Lê : Đảng CSVN mặc dù có công cụ, có quyền lực
để ngăn cản những tiếng nói nói lên sự thật nhưng mà càng ngày công nghệ thông
tin phát triển càng nhanh chóng, khi mà sự hội nhập của Việt Nam vào thế giới
nó càng mở rộng ra thì như các bạn thấy là mặc dù đã bị ngăn chận rất là nhiều
nhưng mà các bạn không thể nào phủ nhận được cái tầm ảnh hưởng rất là rộng lớn
của blog.
Ít người hiểu biết (blog) như là Vân Anh thì bản thân cũng đã
làm ảnh hưởng đến người khác rồi. Cho nên mình nghĩ mặc dù Đảng CSVN hiện nay
đang có công cụ để ngăn chận chúng ta tiến đến nền dân chủ thật sự nhưng mà cái
điều này sẽ diễn ra không lâu nữa khi mà những người hiểu biết nói cho bạn bè gần
mình biết.
Vân Anh biết là phải tự do báo chí, Vân Anh nói với bạn Vân Anh, bạn Vân Anh hiểu ra và đi nói với người khác nữa, mình nghĩ đó cũng là cách để chúng ta nhanh chóng có được nền báo chí tự do thực sự.
Trà Mi : Tức là chia sẻ sự hiểu biết của mình, đó cũng là một trong những việc giúp mở mang dân trí hơn. Bây giờ xin mời ý kiến của anh Minh. Anh có gì đóng góp thêm?
Minh : Để có được báo chí tự do thì trước hết những người trí thức của chúng ta phải có một lương tâm mong muốn để cho đất nước mình đi lên, mình phải gióng ra tiếng nói đòi tự do thì tự do của chúng ta mới tiến theo thế giới được. Tất cả mọi người cùng gióng lên tiếng nói thì chắc chắn là vấn đề được có tự do báo chí. Bên cạnh đó những vấn đề tự do khác cũng sẽ được theo đó mà đi lên. Cho nên vấn đề ở đây là tất cả mọi người phải nên đồng lòng cố gắng tuyên truyền vói nhau để mà biết được những thông tin xác thực hiện nay của Việt Nam.
Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của anh Minh. Tóm lại là nảy giờ ba bạn trao đổi với nhau thì Trà Mi rút ra được một kết luận rằng trong khi mình chưa có được cái tự do thông tin, những cái luồng thông tin thoáng mở hơn, đa chiều hơn, thì điều trong khả năng mình có thể làm hiện giờ là truyền bá hoặc là trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau, chia sẻ sự hiểu biết lẫn nhau.
Minh : Em là một sinh viên, gặp tất cả các sinh viên khác thì đề cập tới vấn đề tế nhị như thế này thì mình phải nói sao cho người ta hiểu, trao đổi với nhau hiểu biết của mình để cho những bạn bè của mình hay người xung quanh mình được hiểu.
Vân Anh : Nhận định đảng cộng sản này kia nói đúng ra em không thể nói ra chuyện đó được, thật ra sinh viên mình không làm được vấn đề đó đâu, nghĩa là nó có cái gì đó không dám. Bây giờ là mình có bức xúc, mình không có cách làm thay đổi do báo chí thì mình sẽ có cái chẳng hạn như chương trình này.
Diễn đàn này như một kênh thông tin để đánh động giới trẻ Việt Nam thì việc đánh động này mình khơi gợi dự hiểu biết của người ta rồi nguời ta chia sẻ với người khác thì làm cho nhiều người hiểu biết hơn,
Lê
Em nghĩ mọi người sẽ nghe, dần dần mọi người sẽ đánh động
đến suy nghĩ của những người lãnh đạo, đến suy nghĩ của những người bạn trẻ
chúng ta, dần dần chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn.
Em nghĩ đây là cái chương trình hay.
Thực tế thì trong cái suy nghĩ của em với lại các cuộc trao đổi với bạn bè thì
nó cũng có nói là mầy không nên tham dự cái chương trình này, nó có hại với
em.
Em cũng biết nên em nói là khi em phát ngôn thì em có khả năng kiểm định
những lời mình nói chớ không phải là không đâu. Em không dám đi chệch lại. Cho
nên chính vì khi bước tới chương trình này em cũng nhận định là em cũng hạn
chế trong cách nói của mình chớ không phải là không, nhưng mà em nghĩ đây là một
chương trình hay cho nên em muốn là chúng ta có một diễn đàn.
Những người mà
nghe chương trình này chúng ta nên lập ra nhiều cái giống tương tự như đây để
cho mọi người có thể nói, dần dần nó sẽ đánh động tới tư tưởng của những người
lãnh đạo và tư tưởng của giới bạn trẻ, nhứt là bạn trẻ chúng ta có
thể mạnh dạn hơn để tiến tới là tự do hoá báo chí, tiến tới một cái gọi là báo
tư nhân, chẳng hạn như vậy đó. Hiện tại mình không nói được, mình mong muốn là
mình có nhiều thông tin để mình có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau.
Ở góc độ giới trẻ thôi thì hãy làm những cái như chương trình này để đánh động dần dần đến tư tưởng, đến nhận thức của giới trẻ cũng như những người lãnh đạo. Cái em mong muốn cuối cũng của vấn đề này là như vậy đó.
Trà Mi : Rất cảm ơn bạn về những chia sẻ rất là chân thành và cảm ơn bạn đã cảm thông được những công việc mà chúng tôi đang làm cũng như là cố gắng chia sẻ với người trẻ khắp nơi.
Lê : Mình rất là đồng ý với Vân Anh, nhưng mà Vân Anh vừa mới nói đó, diễn đàn này như một kênh thông tin để đánh động giới trẻ Việt Nam thì việc đánh động này mình khơi gợi dự hiểu biết của người ta rồi nguời ta chia sẻ với người khác thì làm cho nhiều người hiểu biết hơn, và những sự hiểu biết đấy sẽ dẫn chúng ta đến một cái yêu cầu phải thay đối một thể chế chính trị, và chỉ có sự thay đổi thể chế chính trị này chúng tá mới hy vọng có được tự do báo chí thật sự.
Trà Mi : Cảm ơn Vân Anh, anh Lê và anh Minh rất là nhiều đã dành thời gian cho chương trình hôm nay.
Mời qúy vị trở lại với Diễn Đàn trong một chủ đề mới tối Thứ Hai tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.
Mời quý vị thính giả góp tiếng với "Diễn Đàn Bạn Trẻ" qua email vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 7775. Quý vị muốn trực tiếp tham gia chương trình, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc. Ngoài ra, quý vị cũng có thể góp ý kiến thảo luận trên trang blog của Ban Việt Ngữ RFA ở địa chỉ http://www.rfavietnam.com/.