16 triệu người cao niên Việt Nam sẽ không có lương hưu năm 2030

RFA
2021.07.07
16 triệu người cao niên Việt Nam sẽ không có lương hưu năm 2030 Một phụ nữ bán trái thơm trên xe đạp tại Hà Nội hôm 21/6/2021.
AFP

Khoảng 16 triệu người cao niên ở Việt Nam sẽ không có lương hưu vào năm 2030 trừ khi Chính phủ có những chính sách hỗ trợ phù hợp.

Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 6/7, trích số liệu từ báo cáo 2019 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Báo cáo mới Triển vọng Dân số Thế giới 2019 của Liên Hợp Quốc tiên đoán trong năm 2030, khu vực Đông Nam Á sẽ có hơn 109 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 15% tổng dân số. Đến năm 2050, số người cao niên ở ASEAN sẽ đạt 176 triệu người, chiếm 22% tổng dân số.

Liên Hợp Quốc cảnh báo về tình trạng hưu trí vô cùng thấp và không phải người cao niên nào cũng được nhận hỗ trợ từ chính phủ các nước Đông Nam Á.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính khẳng định với báo trong nước rằng tình trạng già hóa dân số đang đặt ra những khó khăn cho Chính phủ Việt Nam.

Hiện nay, rất nhiều người cao niên ở Việt Nam bị nói không có lương hưu, trợ cấp và vẫn phải sống dựa vào con cháu, người thân, hoặc vẫn phải lao động mưu sinh.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri lý giải nguyên nhân cảnh báo của Liên Hợp Quốc là vì hiện nay 3/4 người lao động  ở Việt Nam là phi chính thức. Những người lao động này thuộc nhóm không được hưởng lương hưu và các quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Những người lao động như nông dân, buôn bán nhỏ lẻ, xe ôm... bị nói không đủ điều kiện để đóng bảo hiểm xã hội.

Ông Nguyễn Hữu Tri cho rằng số người không được lương hưu năm 2030 có lẽ sẽ cao hơn con số 16 triệu người do Liên Hợp Quốc đưa ra, vì theo ông này, hiện nay có rất nhiều người trẻ đang thất nghiệp và không đóng bảo hiểm xã hội.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.