Sư trụ trì chùa Đại Thọ của người Khmer Krom bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

RFA
2024.03.27
Sư trụ trì chùa Đại Thọ của người Khmer Krom bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” Sư trụ trì chùa Đại Thọ Thạch Chanh Đa Ra (trái) và ông Kim Khiêm
VOV (trái) và congan.vinhlong.gov.vn

Sư trụ trì và một tín đồ của ngôi chùa của người Khmer Krom bị bắt giữ với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” một nhà sư ở chùa này nói cáo buộc trên là quy chụp, không đúng sự thật.

Truyền thông nhà nước đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an tỉnh Vĩnh Long hôm 26/03 bắt giữ ông Thạch Chanh Đa Ra, sinh năm 1990, và ông Kim Khiêm, sinh năm 1978 cùng ngụ ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình về cáo buộc theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.

Ông Thạch Chanh Đa Ra là trụ trì chùa Đại Thọ, ông bị loại ra khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam hồi năm ngoái, trong khi ông Kim Khiêm là Phật tử và cũng là người giúp việc của cơ sở tôn giáo này.

Dẫn nguồn tin từ công an địa phương, truyền thông nhà nước đưa tin từ năm 2020 đến nay, hai ông Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm sử dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Tuy nhiên, sư Dương Khải, người bảo vệ an ninh - di sản của chùa Đại Thọ cho hay đây là cáo buộc nguỵ tạo. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/3:

Cáo buc đó là sai stht, hxuyên tc vu cáo mình đó chmình không có vu cáo h. Hthường xuyên đến quy ri, gây ri mt an ninh trt t. Hlàm xáo trn trong qun chúng cng đồng người bn địa Khmer Krom... mình không có ngày yên n.”

Ông đưa ra quan điểm về việc bắt giữ hai người:

Hmà ghét ai là hbt à. Hghét ai dám lên tiếng nói stht vti li ca hlà hquy chp mình là ‘li dng quyn tdo dân chủ’ như thế.

Chú Kim Khiêm lên tiếng vvn đề đàn áp thành ra là hbt. Còn trtrì Thch Chanh Đa Ra, chính quyn thường xuyên quy ri tkhi cht cây Sao ri bt xe kht thc ca chùa.”

Ông cho biết thêm, ngày 25/3, sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra đi làm lễ ở ngôi giảng đường mà ông cùng các Phật tử xây dựng năm 2020 nhưng bị chính quyền địa phương coi đây là công trình xây dựng trái phép.

Chiều hôm sau, công an địa phương cho người canh giữ nhiều ngả đường, khi ông Thạch Chanh Đa Ra và ông Kim Khiêm quay trở lại chùa thì bị bắt.

Hơn một năm trước, các Phật tử địa phương đã bầu sư Thạch Chanh Đa Ra lên để thay thế sư trụ trì Thạch Xươl, do họ cho rằng vị sư này đã cấu kết chính quyền để cưa cây Sao hơn 700 năm tuổi- biểu tượng di sản của người Khmer Krom, ở khuôn viên chùa.

Sư Thạch Chanh Đa Ra bị cho thường xuyên không hợp tác với chính quyền địa phương. Trước khi bị bắt, ông bị tổ chức Phật giáo của tỉnh Vĩnh Long không công nhận là tu sĩ thành viên.

Báo Công an Nhân dân của Bộ Công an cho biết trong cùng ngày 26/3, Công an Vĩnh Long bắt giữ ông Thạch Ve Sanal về cáo buộc “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 157 của Bộ luật Hình sự.

Cáo buộc này có liên quan đến sự kiện một tổ công tác của Uỷ ban Nhân dân huyện Tam Bình đến chùa Đại Thọ với mục đích “liên hệ công tác” trong ngày 22/11/2023.

Báo Tuổi Trẻ khi đó đưa tin tổ công tác vào trong khuôn viên chùa thì bị khóa cổng. Sau đó, sư Thạch Chanh Đa Ra bị cho là đã trực tiếp chỉ đạo khống chế các thành viên trong tổ công tác, hành hung gây thương tích, đồng thời đưa các thành viên trong tổ công tác vào chánh điện, khóa cửa, canh giữ không cho ra ngoài.

Tuy nhiên, thời điểm đó sư Dương Khải thuật lại cho biết, đoàn cán bộ khoảng năm người tự ý đi vào trong chùa để "làm việc" mà không xin phép hay thông báo trước như nội quy chùa đã quy định.

Khi sư trụ trì lấy điện thoại ra quay thì một cán bộ lấy cùi chỏ đập trúng vào điện thoại, rồi một người khác đá điện thoại gây thương tích ở ngón tay và chân. Vì thế, sư trụ trì đưa những người của chính quyền lên chánh điện để xin lỗi theo phong tục xưa, chứ hoàn toàn không phải là vụ bắt giữ trái pháp luật nào.

Bên cạnh việc bắt giữ ông Thạch Ve Sanal, Công an tỉnh Vĩnh Long và Công an huyện Tam Bình còn “kêu gọi các đối tượng liên quan sớm ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.”

Sư Dương Khải bình luận về lời kêu gọi này:

Có ai có ti đâu mà, viết như vy là mt phn là li ích ca hmt phn na là vu cáo xuyên tc trtrì trng trn, tìm cớ để bt sư Dương Khi đây này. Lut ca hlà lut rng, mun bt ai bt btù ai thì bt btù, mun đánh đập ai thì đánh đập. 

Người nào mà yêu tdo yêu nhân quyn ri hot động nhân quyn giúp ích cho xã hi là thế nào cũng btúm à. Lut pháp ca hnhư vy đó.”

KKF phản đối vụ bắt giữ

Vào ngày 26/3, Liên đoàn Người Khmers Kampuchea Krom (KKF) có trụ sở ở Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí phản đối việc bắt giữ ba ông Thạch Chanh Đa Ra, Kim Khiêm, và Thạch Ve Sanal.

Thông cáo cho biết chùa Đại Thọ (tên tiếng Khmer là Tro Nom Sek), một thánh địa của người Khmer-Krom, đã bị buộc phải liên kết với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (VBS) bất chấp quyết định có chủ ý của cộng đồng là duy trì quyền tự chủ và thực hành Phật giáo nguyên thủy một cách độc lập.

VBS đã tht bi trong vic tước quyn trtrì ca Hòa thượng Thch Chanh Đa Ra do sphn kháng ca cng đồng người Khmer-Krom vì ông không vi phm bt kgii lut nào ca Pht giáo.

Trtrêu thay, chính quyn Vit Nam li bt giữ ông và buc ti ông vi cáo buc mà ông không hphm phi. Ông chỉ đơn thun thc hin quyn tdo vn động cho quyn thc hành Pht giáo Nguyên thy cho cng đồng người Khmer-Krom bn địa ca mình,” thông cáo nói.

Tổ chức đấu tranh cho quyền của người Khmer Krom bản địa yêu cầu Việt Nam trả tự do cho cả ba người và xoá bỏ mọi cáo buộc chống lại họ

Hòa thượng Thch Chanh Đa Ra nên được phép xut gia và tiếp tc li ngôi chùa ca mình vi tư cách là trtrì. Chính quyn Vit Nam phi tôn trng quyn tdo thc hành tôn giáo ca người Khmer-Krom mà không sbị đàn áp.”

KKF cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế lên án việc chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và buộc Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền cũng như tôn trọng quyền tự chủ và thực hành tâm linh của cộng đồng người Khmer Krom bản địa.

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về thông cáo của KKF nhưng chưa nhận được ngay phản hồi. Cơ quan này thường không trả lời email của RFA.

Vụ bắt giữ ông Thạch Chanh Đa Ra và hai Phật tử xảy ra một tuần sau phiên toà xử hai nhà hoạt động nhân quyền Khmer Krom là Tô Hoàng Chương và Thạch Cương. Ông Chương bị kết án bốn năm tù còn ông Cương bị án ba năm sáu tháng tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”

Đầu tháng 2 vừa qua, một người hoạt động khác, ông Danh Minh Quang, bị kết án ba năm sáu tháng tù về cùng tội danh.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Tiêu Cà Mau
27/03/2024 16:16

Đối với một chính quyền độc tài độc tôn thì lấy ở đâu ra tự do dân chủ, vậy mà Sư trụ trì chùa Đại Thọ của người Khmer Krom bị Côn an đồ Tô Lâm bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” rất ư là lố bịch.

Dẫn nguồn tin từ côn an đồ địa phương, truyền thông nhà nước đường phố cuả ta đưa tin từ năm 2020 đến nay, hai ông Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm sử dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Nhưng rất tiếc ngay cả Bộ trưởng Côn an đồ cũng như ông Tô Lâm cũng không chứng minh được cá nhân nào bị xúc phạm, cho thấy miệng lưỡi cuả Côn an đồ Tô Lâm thật đáng sợ, độc hại còn hơn rắng hổ mang, với cáo buộc thật là kinh tởm.

Tiêu Cà Mau
27/03/2024 17:00

Dẫn nguồn tin từ côn an đồ địa phương, truyền thông bất hảo nhà nước đường phố cuả ta đưa tin từ năm 2020 đến nay, hai ông Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm sử dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, mà ngay cả Bộ trưởng Côn an đồ Tô Lâm cũng không có bằng chứng, không đưa ra được bằng chứng cá nhân nào bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm mà Bộ trưởng Côn an đồ cũng như Tô Lâm vẫn không dám lên tiếng phản đối hành động bắt người bừa bãi hèn hạ cuả bộ hạ, trong khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma thì Bộ trưởng Côn an đồ Tô Lâm trốn chui trốn nhủi ở dưới địa đạo Củ Chi.