Nắng nóng lên mức kỷ lục trong tháng năm ở khu vực Châu Á
Các nước khu vực Châu Á đang phải trải qua một đợt nắng nóng gay gắt kỷ lục làm dấy lên lo ngại về khả năng các quốc gia ở châu lục này có thể thay để đáp ứng với tình hình biến đổi khí hậu nhanh chóng.
Một phần Châu Á đã phải chịu nắng nóng trong tháng tư và vào tháng năm nhiệt độ lại tiếp tục lên cao vào khi bắt đầu mùa mưa. Các chuyên gia cho rằng nắng nóng sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài vào tháng sáu khiến các giới chức phải có các biện pháp yêu cầu tiết kiệm điện bao gồm việc tắt đèn công cộng vào khi nhu cầu sử dụng điều hoà nhiệt độ tăng cao.
Vào ngày 6/5, Việt Nam ghi nhận nhiệt độ lên cao 44,1 độ C ở Thanh Hoá. Các nơi khác cũng ghi nhận nhiệt độ cao xấp xỉ 43,3 độ C hôm 31/5.
Cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn của Việt Nam hôm 31/5 cảnh báo nguy cơ cháy ở khu dân cư do việc dùng điện quá nhiều. Với tình hình nhiệt độ trung bình từ 35 đến 39 độ C trong hai ngày tới, cơ quan này cảnh báo tình trạng mất nước và kiệt sức ở người do nắng nóng.
Tại Ấn Độ, Pakistan và khu vực Đông Nam Á, nhiệt độ trong tháng 4 lên cao đã gây ra hư hại rộng cho cơ sở hạ tầng và gia tăng các ca say nắng. Bangladesh cũng ghi nhận nắng nóng kỷ lục trong 50 năm qua, trong khi ở Thái Lan nhiệt độ đạt mức kỷ lục là 45 độ C.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bristol trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 4 cảnh báo khu vực Châu Á với ít kinh nghiệm đối phó với nắng nóng sẽ có nhiều rủi ro và chỉ ra khu vực miền đông Nga cũng như thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và các vùng xung quanh.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai tỷ người trên thế giới sẽ phải chịu nắng nóng nguy hiểm nếu nhiệt độ trung bình trên thế giới vẫn tiếp tục đà gia tăng trung bình 2,7 độ C trong thế kỷ này.