Canada xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm quy định về lao động của CPTPP

2023.03.23
Canada xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm quy định về lao động của CPTPP Hình ảnh tổng hợp các vụ công nhân đình công dịp Tết Nguyên đán 2022
RFA edit

Chính phủ Canada đồng ý xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc và Chương 19 (Lao động) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trên trang web của mình, Chính phủ Canada cho biết Ottawa đưa ra quyết định trên sau khi nhận được một bản đệ trình dưới dạng "Thông tin Công cộng" theo Chương 19 (Lao động) của Hiệp định CPTPP vào ngày 15/3 vừa qua.

Bản đệ trình này là của Liên hội Người Việt Canada (VCF) với sự trợ giúp của các hiệp hội thành viên VCF tại Canada, Cộng đồng Người Việt tại Nam Úc, và Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Chính trị tại Âu Châu có trụ sở tại Pháp.

Theo đó, bản đệ trình cáo buộc rằng Bộ luật Lao động của Việt Nam không tuân thủ các nghĩa vụ trong Chương 19 (Lao động) của CPTPP liên quan đến "quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể" theo Tuyên bố năm 1998 của ILO về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.

Trong đệ trình, VCF đề nghị Văn phòng Hành chánh Quốc gia Canada (NAO) thuộc Bộ Lao động và Phát triển Xã hội Canada thực hiện một số hành động, bao gồm cả việc xem xét việc Việt Nam tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của Chương 19 của CPTPP.

Chính phủ Canada cho biết NAO sẽ kiểm tra nội dung bản đệ trình và báo cáo về các vấn đề được nêu ra trong vòng 180 ngày kể từ ngày nội dung "Thông tin Công cộng" được chấp nhận để xem xét hoặc ngày gửi bất kỳ nội dung bổ sung nào.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã gọi điện cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về quyết định trên của Chính phủ Canada, nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho cơ quan này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Trong thông cáo báo chí công bố cùng ngày 21/3, VCF cho rằng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận bất kỳ quyền tự do nào, kể cả quyền tự do lập hội, và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn duy nhất được phép hoạt động hợp pháp lại do nhà nước điều hành và kiểm soát. Điều này vi phạm trắng trợn quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể theo Tuyên bố của ILO, hạn chế khả năng của người lao động trong việc thành lập các công đoàn độc lập và đàm phán với người sử dụng lao động theo các điều khoản của riêng họ.

VCF cho rằng việc cải thiện quyền tự do lập hội của người lao động Việt Nam chắc chắn sẽ nâng cao mức sống của họ, tuy nhiên, những người lao động có ý định thành lập tổ chức công đoàn độc lập có thể bị trả thù, bao gồm sa thải hoặc quấy rối.

VCF cũng cho rằng khi một quốc gia trong CPTPP không tôn trọng quyền lao động có thể tác động tiêu cực đến sân chơi bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên của hiệp định.

Lấy minh chứng về việc Việt Nam tăng xuất khẩu sang Canada và giảm nhập khẩu từ quốc gia này sau khi tham dự CPTPP năm 2019, VCF cho rằng Việt Nam hưởng lợi nhiều từ hiệp định trên, tuy nhiên, Việt Nam lại không không đưa Luật Lao động và thông lệ của mình tuân thủ các nghĩa vụ của Chương Lao động của hiệp định.

CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 quốc gia, trong đó Canada tham gia từ năm 2018 và Việt Nam tham gia một năm sau đó. Đây là hiệp định thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi hiệp định này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nói Không Được
23/03/2023 14:13

VC có bao giờ tôn trọng hiệp ước nào đâu ?

Duy Hữu, USA
24/03/2023 09:57

Nhà nước Việt Cộng hứa thi hay, làm thì láo. Nhà nước Việt Cộng làm rất láo, hứa láo rất hay.
Toàn dân Việt Nam bắt nhà nước Việt Cộng làm hay nhưng gì nhà nước Việt Cộng đã hứa láo.

Đồng bào Việt Nam ta, khắp nơi, khắp nước, khắp thế giới tự do, liên kết, đoàn kết với Hiệp hội Người Việt Canada, Cộng đồng Người Việt tại Nam Úc, Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Chính tri tại Âu Chau, nhân dân Canada đồng tâm, đồng hành, đồng thanh

Đứng Lên, Lên Tiếng... đòi hỏi các quyền chính đáng, chính danh, chính nghĩa của giai cấp công nhân lao động Việt Nam, các quyền tự do lập hội đoàn, tự do lập các công đoàn lao động Việt Nam tự do, của công nhân lao động Việt Nam tự do, do công nhân lao động Việt Nam tự do... tự do cử, tự do bầu, tự do chọn lãnh đạo công đoàn... trong công nhân lao động, của công nhân lao động, vì công nhân lao động, vì các quyền lợi chính đáng, chính danh, chính nghĩa của công nhân lao động Việt Nam trong các công ty, xí nghiệp quốc tế tại Việt Nam.

Ý nhân dân là ý Trời, ý Trời là ý nhân dân. Tiếng nhân dân là tiếng Trời, tiếng Trời là tiếng nhân dân.

Toàn dân... Đứng Lên, Lên Tiếng... thay đổi, đổi mới, đổi thay... đất nước, nhà nước... phải của toàn dân, do toàn dân, vì toàn dân.