Trung Quốc cam kết chia sẻ thông tin nguồn nước sông Mekong

RFA
2020.10.22
mekong Ảnh minh hoạ. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar tại Thượng đỉnh Lan Thương - Mekong ở Phnompenh, Campuchia hôm 10/1/18.
Reuters

Trung Quốc, vào ngày 22/10/2020, ký kết thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong (MRC) về chia sẻ sữ liệu quanh năm dòng chảy một phần tuyến đường thủy quan trọng của sông Mekong, trong bối cảnh có những quan ngại các đập thủy điện của Trung Quốc có thể gây ra tình trạng hạn hán ở vùng hạ lưu Đông Nam Á.

Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, ông An Pich Hatda cho biết thông tin vừa nêu trong một thông cáo được công bố cùng ngày 22/10.

Ông An Pich Hatda nhấn mạnh rằng thỏa thuận vừa ký kết là một bước ngoặc lịch sử trong sự hợp tác giữa Trung Quốc với MRC và việc chia sẻ dữ liệu là rất quan trọng đối với việc quản lý sông Mekong, nơi có 60 triệu người sống phụ thuộc vào đánh bắt và nuôi trồng ở các nước hạ nguồn Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Hai năm hạn hán kỷ lục trên dòng sông Mekong dài 4.350 km, đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sinh kế và đặt ra câu hỏi về việc các đập trên dòng chính sông Mekong ở Trung Quốc và hạ lưu ở Lào đã ảnh hưởng đến dòng chảy của nước như thế nào.

Trung Quốc đã chia sẻ nguồn nước trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 10 với MRC suốt 18 năm qua, để đưa ra các cảnh báo lũ lụt sớm. Tuy nhiên, với mối quan tâm ngày càng tăng về hạn hán, MRC đã tìm kiếm dữ liệu quanh năm để giúp phân tích điều gì có thể gây ra dòng chảy thấp của sông.

Một sự thúc đẩy để có thêm dữ liệu từ phần sông Mekong của Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi là sông Lancang, đã tăng lên trong năm 2020 sau khi chính phủ Mỹ chỉ trích rằng 11 đập của Trung Quốc đang "tích trữ" nước và làm tổn hại sinh kế ở hạ nguồn, một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ.

MRC cho rằng theo thỏa thuận mới, Trung Quốc sẽ cung cấp dữ liệu quanh năm từ hai trạm thủy văn ở tỉnh Vân Nam, bao gồm dữ liệu về lượng mưa và mực nước sông Mekong.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
22/10/2020 13:56

Hãy nhìn Trung Quốc làm, đừng nghe nói, đặt bút ký vào Luật biển UNCLOS năm 1982, nhưng lại tự vẽ bản đồ, xua quân chiếm biển đảo các nước quanh khu vực, tin thế nào được.