Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Vũng Tàu

2021.02.22
Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Vũng Tàu Hình minh hoạ. Mỏ Lan Tây của liên doanh Rosneft Vietnam ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018
Reuters

Tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào gần lô dầu khí của Việt Nam thuộc dự án Biển Đông 1 của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), ngoài khơi Vũng Tàu, vào các ngày 21/2 và 22/2 vừa qua, theo dữ liệu mà RFA thu thập được qua trang theo dõi tàu biển.

Cụ thể, vào ngày 20/2, tàu hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 đã đi từ Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, và vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 170 hải lý, vào ngày hôm sau.

Tàu CCG 5340 chỉ cách lô dầu khí thuộc dự án Biển Đông 1 của PTSC khoảng 1 hải lý. Đây là khu vực có lô dầu khí là Hải Thạch- Mộc Tinh. Động thái này có thể cho thấy Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền.

Ông Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á- ISEA, nhận định về động thái mới nhất như vừa nêu của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam:

Họ khiêu khích Việt Nam theo lối dọa nạt vì vùng đấy là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải cảnh của Trung Quốc có quyền đi ở chỗ này nhưng không được phép làm điều gì để gây ra hiểu lầm rằng có chủ quyền ở đó để làm trái với luật pháp quốc tế và các quy tắc các bên đã thỏa thuận.

Khi tàu hải cảnh của Trung Quốc chạy sát vào dàn khoan của Việt Nam, chỗ trữ dầu, thì Trung Quốc đã vi phạm tất cả những thỏa thuận đã ký với Việt Nam và các nước khác. Nhất là những dàn khoan lớn thì anh không thể đi vào cách 12 hải lý chứ đừng nói mấy trăm mét, nhưng họ đã đi vào sát để khiêu khích và dọa nạt.

Theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), vùng 200 hải lý tính đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển được xác định là vùng đặc quyền kinh tế của nước đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn ở Biển Đông, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. Đường đứt khúc này vào sâu trong các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng, bao gồm Việt Nam. Toà Trọng tài quốc tế (PCA) trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này, nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà.

Theo dữ liệu từ trang theo dõi tàu biển, vào ngày thứ hai, 22/2, một tàu mang cờ Việt Nam đã đối đầu hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi giữa tỉnh Quảng Ngãi và quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng nhưng Việt Nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền.

Tàu Việt Nam có tên Benhai 08629, theo trang theo dõi tàu biển, đã rời cảng Đà Nẵng hôm 15/2, và đi cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 110 hải lý. Dữ liệu theo dõi tàu biển cho thấy các tàu hải cảnh của Trung Quốc là CCG 4203 và CCG 4201 đã tiếp cận tàu Benhai 08629 vào ngày 22/2, và chỉ cách tàu này vài hải lý.

RFA hiện không xác định được tàu Benhai 08629 thuộc cơ quan nào quản lý.

Trung Quốc từ năm 2019 đến nay liên tục điều các tàu hải cảnh, dân quân biển và tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của các iiên doanh dầu khí giữa Việt Nam và công ty nước ngoài. Đỉnh điểm là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí của liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft (Nga) vào năm 2019 ở khu vực Bãi Tư Chính.

Hồi giữa năm ngoái, Rosneft Việt Nam cũng phải huỷ hợp đồng thuê giàn khoan Noble Clyde Boudre do sức ép từ phía Trung Quốc. Theo dự kiến trước đó, giàn khoan này sẽ đến khoan thăm dò tại lô 06-01 ở Bãi Tư Chính, nơi tàu hải cảnh của Trung Quốc đã liên tục quấy nhiễu vào năm 2019.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nga Mi
22/02/2021 21:29

Năm 1974 Mỹ không giúp VNCH để đánh bại quân Trung cộng xâm lược Hoàng Sạ.
Năm 2021 Mỹ tuyên bố Trung cộng xâm phạm các nguyên tắc quốc tế về biển đảo ,uy hiếp biển Đông nên Mỹ tiến hành cho các tàu ,chiến hạm đi vào biển Đông như đi chợ để khẳng định Mỹ đứng bên cạnh VN và các nước bị Trung cộng lấn át.
Phải chăng việc bổ nhiệm mới đây cho Hải Quân Trung Tá Tín Trần chức hạm trưởng khu trục hạm trang bị hỏa tiễn dẫn dường USS John McCain Đệ Thất Hạm Đội (Hạm Đội 7)mới đây tại một buổi lễ tại căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản, hôm 19 Tháng Hai, 2021 là ngầm ý cho con cháu hậu duệ hải quân VNCH nay cần phải sử dụng chiến hạm Mỹ để lấy lại Hoàng Sa cho Việt Nam?
Chúc mừng tân hạm trưởng và xin chúc mừng cho Việt Nam ,đặc biệt là Việt Nam Cộng Hòa

Nyn
23/02/2021 02:17

Trời ơi?nó vào như chỗ không người,tại sao lại như vậy?CS biển của vn đâu hết rồi?

Dân miền Nam
23/02/2021 04:21

Đảng lãnh đạo, lấy biết bao nhiêu tỉ đô la tiền thuế của dân mua tàu ngầm, tàu chiến, máy bay hiện đại là giàu cho Putin mà không bảo vệ được chủ quyền của đất nước.

Thacson
23/02/2021 05:19

Trung quốc thời Tập Cận Bình quyết tâm thâu tóm cho bằng được toàn bộ biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan. Khi đã chiếm được một trong ba hoặc chiếm được cả ba khu vực này, Trung quốc sẽ mạnh mẽ tuyến chiến với Mỹ ngay lập tức vì Trung quốc trước đây đã tự làm phép so sánh quy mô nước lớn với Mỹ. Cụ thể hiện tại, Trung quốc và Mỹ diện tích gần như nhau nhưng dân số Trung quốc to lớn gấp nhiều lần Mỹ trong khi nền kinh tế Trung quốc tỏ ra không hề thua kém Mỹ, vũ khí, máy bay, tàu chiến đang hơn thua lẫn nhau tùy theo chủng loại. Nhìn chung, Trung quốc tự hào sẽ trở thành siêu cường duy nhất hành tinh để Mỹ chỉ là cường quốc thế giới còn Nga, Anh, Pháp, Đức là cường quốc khu vực. Tập Cận Bình rất hy vọng điều này là thực tế. Ông ta hớn hảo muốn được gặp Biden để vừa dổ ngọt vừa đối tác "nước lớn kiểu mới" theo tư tưởng Tập Cận Bình và tìm cách lật đổ cho bằng được siêu cường để Mỹ trở thành cường quốc trở xuống.

Anonymous
23/02/2021 19:56

Tham vọng thôn tính VN. của Tàu , nay là T+ đã được
Nuôi Dưỡng , Thực Hiện từ Hàng Ngàn Năm trước.
VN. còn tồn tại được đến ngày hôm nay là nhờ
Tiền Nhân Việt , Lãnh Đạo Tài Giỏi , Thực Tâm Yêu Nước
đoàn kết được Toàn Dân đánh đuổi Giặc Ngoại Xâm.
Tất Cả các giai đoạn trong lịch sử mà VN. Bị Tàu cai trị
là những giai đoạn Lãnh Đạo VN. yếu hèn , bất tài , ích kỷ
xem đặc quyền, đặc lợi lớn hơn Độc Lập , Chủ Quyền của
Đất Nước. Từ đó phát sinh Tâm Trạng Hãi Sợ giặc.
" Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách ,
Người Người Đứng Dậy sẽ Bảo Vệ Được Tổ Quốc.
......

Chân Lý- Trung Hoa
24/02/2021 20:26

Trung Quốc từng kêu gọi Mỹ giải quyết mọi vấn đề theo hướng đa phương, vì vậy Việt Nam phải nhờ quốc tế can thiệp, kiến nghị Liên hiệp quốc đưa tàu tuần tra đến Biển Đong để thượng tôn pháp luật.

Anonymous
26/02/2021 10:30

XU-NA-MI sap tràn vào VN trong thoi gian sap toi.TRONG LUC DO CSVN LO XIN VAC XE THÊ GIOI DÊ TIÊM CHO CHO DÔ`NG DANG