Đối phó hạn mặn Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có độ mặn được dự báo cao nhất năm xuất hiện vào đợt triều cường tháng 3 và đầu tháng 4 tới ở mức tương đương năm 2016. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 1/3.

Nhằm tránh thiệt hại hạn mặn gây nên cho nông nghiệp, người dân ĐBSCL đã trữ nước ngọt, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Trong đó, sầu riêng được nói là loại cây ăn trái bị ảnh hưởng bởi hạn mặn nhiều nhất.

Phía lực lượng chức năng cũng đưa ra các khuyến cáo cần làm ngay để hạn chế ảnh hưởng do hạn và mặn như tăng cường tích trữ nguồn nước ngọt bằng cách xây dựng các hồ chứa phân tán.

Đối với vùng giữa của đồng bằng, cần nâng cấp hệ thống thủy lợi, chủ động nguồn nước cho từng vùng ngọt, lợ và tăng cường khả năng cấp nước ngọt, trữ nước tại chỗ đối với những vùng ven biển…

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vào hạ tuần tháng 2 cũng cho biết tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL đang cao hơn trung bình nhiều năm từ 6-13km.

Theo dự báo, phạm vi xâm nhập mặn ở mức 4g/l, sâu nhất mùa khô năm 2021 tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75 km, trên các sông Vàm Cỏ từ 85-95 km, sông Cái Lớn từ 45-55 km.

Ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng dự đoán hạn, mặn năm nay tương đương năm 2016, thấp hơn năm 2020.