CPTPP: Cần phê chuẩn nhưng vẫn còn nhiều thách thức

RFA
2018.11.05
000_1267NF Các nhà đàm phán của các nước thành viên TPP tại Chile hôm 8/3/2018.
AFP

Quốc hội Việt Nam ngày 5 tháng 11 tiến hành thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày, cho biết thêm, hầu hết các đại biểu đều tán thành cần phê chuẩn CPTPP, nhưng bày tỏ lo ngại vì nhận thấy sự chênh lệch giữa Việt Nam và các nước tham gia Hiệp định CPTPP còn quá lớn. Điều đó cho thấy Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức, sự cạnh tranh khắc nghiệt.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương Mại- Công nghiệp Việt Nam, thì CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhưng cho rằng Chính phủ cần phải rà soát và xây dựng tất cả phương án để thực hiện cam kết Hiệp định cũng như xem xét được gì và mất gì nếu vi phạm cam kết. Bên cạnh đó, phải tính các phương pháp thực thi theo từng giai đoạn nhưng vẫn phù hợp với nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần hỗ trợ các đối tượng chịu tác động khi phê chuẩn CPTPP.

Cũng trong buổi họp, sau khi các đại biểu Quốc hội đưa ra ý kiến về việc phê duyệt CPTPP, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã giải trình thêm ba vấn đề lớn khi Việt Nam tham gia CPTPP gồm đánh giá tác động của Hiệp định, lao động, và sửa đổi bổ sung luật.

Hiệp định CPTPP nhắm đến mục tiêu tạo thuận lợi trong việc mua bán, giao thương được dễ dàng và cắt giảm thuế quan giữa các nước thành viên tham gia ký kết với cộng đồng xấp xỉ 500 triệu người cùng mức GDP lên đến 13,5 ngàn tỷ đô la Mỹ.

11 nước vừa ký Hiệp định CPTPP vào ngày 19 tháng 3 vừa qua tại Chile gồm Nhật, Úc, Canada, Chile, Brunei, Mexico, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore, và Việt Nam.

Được biết, Hiệp định CPTPP có hiệu lực sau 60 ngày khi hơn 6 nước hoàn thành phê chuẩn tại nước họ. Hiện tại, Úc, Canada, New Zealand, Mexico, Nhật Bản, Singapore và Australia đã thông qua. Do vây, Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 2018.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.