Ông Trọng đi Bắc Kinh, cư dân mạng lo lắng Việt Nam ngả về Trung Quốc quá nhiều

RFA
2022.10.31
Ông Trọng đi Bắc Kinh, cư dân mạng lo lắng Việt Nam ngả về Trung Quốc quá nhiều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2015
Reuters

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình từ ngày 30/10 đã gây ra những chú ý và bình luận bày tỏ lo lắng về việc Hà Nội dường như đang ngả quá nhiều về phía Bắc Kinh.

Người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Tập Cận Bình chiến thắng thêm nhiệm kỳ thứ ba chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo nhận định của một số chuyên gia quốc tế, khả năng ông Tập sẽ ở lại cương vị này đến hết đời.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 30/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều quan chức cao cấp đã ra sân bay quốc tế Nội Bài để tiễn đoàn- một sự kiện chưa từng có trong quá khứ khi hai trong số bốn tứ trụ ra tiễn một lãnh đạo Đảng đi công tác nước ngoài.

Facebooker Thanh Mai với hơn 52.000 người dõi theo, nhận định từ việc Chủ tịch nước và Thủ tướng cùng ra sân bay tiễn ông Trọng cho thấy chuyến đi “là minh chứng cho sự thống nhất cao của giới lãnh đạo của Việt Nam cũng như vị thế số một của ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.”

Việc tổ chức buổi đưa tiễn trọng thị và chưa có tiền lệ “truyền đi thông điệp rõ ràng rằng ngài Nguyễn Phú Trọng đang đại diện cho giới lãnh đạo Việt Nam, vì vậy mọi thoả thuận và cam kết của ngài Nguyễn Phú Trọng với Trung Quốc đương nhiên cũng sẽ là thoả thuận của tất cả các cơ quan quyền lực khác của Việt Nam.

Theo Facebooker này thì ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay đặt kỳ vọng rất cao về chuyến đi của ông Trọng.

Trung Quốc là một trong bốn nước hiện có quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam, tức là mức cao nhất trong quan hệ ngoại giao giữa các nước. Ba nước còn lại là Nga, Ấn Độ, và Nam Hàn.

Trung Quốc hiện cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu từ chính phủ Trung Quốc, kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2021 đạt 230,2 tỷ đô la, tăng 19,7% so với năm trước đó.

Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc cũng có những tương đồng về mặt chính trị khi cả hai nước đều do đảng cộng sản lãnh đạo độc quyền.

Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam viết rằng chuyến thăm Trung Quốc lần thứ tư trên cương vị Tổng bí thư Đảng của ông Trọng diễn ra ngay sau khi kết thúc Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là “sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc.”

“Chuyến thăm nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa hai đảng làm định hướng cho quan hệ giữa hai nước; tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc; tạo chuyển biến mới tích cực trong hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác; nâng cao hợp tác quốc phòng, an ninh, tăng cường sự hợp tác tại các diễn đàn quốc tế; phát triển quan hệ giữa các tổ chức quần chúng, giao lưu nhân dân và thúc đẩy xu thế tích cực trong thông tin, tuyên truyền,” báo Nhân Dân viết.

Ông Trọng đã từng sang thăm Trung Quốc với cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vào các năm 2011, 2015 và 2017.

Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra (Úc) bình luận qua tin nhắn gửi đến Đài Á Châu Tự Do rằng chuyến đi của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với tình hình quốc tế đang thay đổi nhanh chóng với nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng.

Từ vị trí thuận lợi của Hà Nội, những bất ổn về tương lai của Nga dưới thời Vladimir Putin và Hoa Kỳ dưới thời Joe Biden sau cuộc bầu cử giữa kỳ chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định và liên tục ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, người vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.”

Giáo sư Carl Thayer nhận định mục tiêu chính của chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là cùng người đồng cấp đưa ra phương thức hợp lý để giữ cho quan hệ song phương có thể dự đoán được và đi vào chiều hướng đồng đều. 

Cuộc gặp giữa tổng bí thư của hai đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam là rất quan trọng đối với cả hai bên về đối nội vì nó nhấn mạnh tính hợp pháp của chế độ độc đảng, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường phát triển của họ.” - Giáo sư Carl Thayer viết.

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở Paris so sánh chuyến đi của ông Trọng ngay sau khi ông Tập tái cử với tập quán vua một triều đại của Việt Nam sai sứ sang Trung Quốc, thể hiện sự thần phục đối với thiên triều của một phiên bang thời xa xưa.

Ông viết trong trang Facebook cá nhân: “Trọng vương tự đày đọa tấm thân (trong chuyến đi xa) chỉ để chứng minh rằng mình là một trong những người trung thành nhứt với Tập đại đế.”

Ông còn nói Việt Nam đã, đang và sẽ rập khuôn mô hình của Trung Quốc và “thay vì nhân dân là mục tiêu trung tâm để Đảng phục vụ thì Đảng trở thành mục tiêu trung tâm để nhân dân phụng sự.”

Cách so sánh này cũng đã được nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn viết trong một nghiên cứu trước đó vào năm 2016.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, triều đình An Nam, sau này là Việt Nam (từ 1804 đến 1838), rồi Đại Nam (từ 1838 đến 1945) phải gửi đồ tế cống cho Trung Hoa hai năm một lần và cứ bốn năm phải có một sứ bộ sang chầu.

Ngoài ra, phải có sứ bộ đến Bắc Kinh, mỗi khi có hoàng đế Trung Hoa băng hà (để phúng điếu) và mỗi khi có hoàng đế mới đăng quang (để chúc mừng).

Nhà văn Lưu Trọng Văn, với hơn 106.000 người dõi theo, thì cho rằng ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay nên cân bằng ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trên trang Facebook của mình, nhà văn Lưu Trọng Văn cũng nhắc lại trong tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Donald Trump cũng mời ông Trọng sang Mỹ. Lúc đó ông Trọng cũng vui vẻ nhận lời nhưng rồi cũng vì lý do sức khoẻ nên ông Trọng không thực hiện được.

Bây giờ ông Trọng rất khoẻ rồi, rất tiếc ông Trump lại về vườn, ông Trọng không thể đáp lễ như đáp lễ ông Tập được.

Hy vọng Bộ Ngoại giao sớm ra thông báo, Tổng thống Biden tiếp tục giữ lời mời của ông Trump mời ông Trọng qua Mỹ để cán cân đối ngoại của Việt Nam không bị lệch như đường lối lâu nay mà lãnh đạo Hà Nội vẫn tuyên bố.”

Theo nhà văn này thì ông Trọng nên mở lời trước muốn được gặp ông Biden với nội dung như ông mở lời trước muốn gặp ông Tập.

Dân Việt hình như không được công bằng lắm, đa số chắc sẽ hớn hở hơn nếu lãnh đạo tối cao của mình có lời với Tổng thống Mỹ như đã có lời với lãnh tụ Trung Hoa,” nhà văn Lưu Trọng Văn bổ sung.

Hoa Kỳ và Việt Nam có mối quan hệ “Đối tác toàn diện.” Washington thời gian qua đã nhiều lần đề nghị đưa mối quan hệ này lên thành “Đối tác chiến lược” nhưng Hà Nội chưa đồng ý. Một số nhận định của các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam còn ngần ngại vì sợ làm Bắc Kinh tức giận.

Theo Giáo sư Carl Thayer: “Việt Nam không thể quay sang Hoa Kỳ vì hai lý do: sợ bị cuốn vào một liên minh chống Trung Quốc và sợ bị bỏ rơi nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc thoả thuận ngầm với nhau."

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Đảng viên bảng đỏ
31/10/2022 12:46

Lo lắng làm chi cho mệt. Đừng "bỏ phiếu" cho ông Trọng làm bất cứ chức vụ nào nữa là xong thưa toàn thể nhân dân và Đảng viên miền nam hay miền bắc.
Ông Trọng đã già vượt tuổi quy định theo quy chế rồi.Chân đi cà nhắc rồi. Hãy để ông ta về vườn nghĩ hưu là khỏi lo lắng gì nữa cả.

Nguyễn Văn
31/10/2022 15:31

Việt Nam lệ thuộc kinh tế vào Tàu? Tại sao lại như thế khi Tàu không có đầu tư gì quan trọng tới sự sống còn của nền kinh tế VN mà là Mỹ và các đồng minh của Mỹ như EU, Nhật và Nam Hàn?

Đúng ra VN phải biết thời cơ và lợi dụng thời cơ khi Mỹ và các nước tư bản vào VN đầu tư làm ăn như Tàu Cộng 30 năm qua để trỗi dậy. Tại sao cứ bị thâm hụt khi buôn bán trao đổi với Tàu hàng năm? Tại sao VN không đòi công bằng trong trao đổi mậu dịch, đòi Tàu phải mua thêm hàng của VN? Mặc dù trao đổi thương mại Tàu/Việt là cao nhưng giúp kinh tế VN lại chính là Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nay vì vẫn giữ ý thức hệ hai đảng, đặt lợi ích dân tộc sau lợi ích của đảng, mà Trọng lại hối hả qua diện kiến với Tập để tiếp tục gây thiệt hại cho VN.

Đe dọa chiến tranh nguyên tử trở lại sau 60 năm hóa giải khủng hoảng tại Cuba. Nay ai đang đe dọa ai? Ai đã khởi động trước?

Tập vừa lên cầm quyền nhiệm lỳ 3 thì vài ngày sau Mỹ liền có tuyên bố nóng làm không chỉ Nga, Tàu, mà cả Bắc Hàn – ba nước cộng sản độc tài có vũ khí nguyên tử – đều run sợ. Cụ thể Mỹ tuyên bố sẽ dùng vũ khí nguyên tử để bảo vệ lợi ích sống còn và đồng minh.

Mỹ bắt đầu kế hoạch triển khai vũ khí nguyên tử ở Ba Lan và đồng thời sẽ điều 6 máy bay chiến lược B-52, với khả năng mang bom nguyên tử, tới nước Úc để dằn mặt anh Tập trong tham vọng muốn thôn tính Đài Loan trong nhiệm kỳ thứ 3 này. B-52 đã một lần dội vào đầu quân cộng sản Bắc Việt, nay có triển vọng sẽ dội vào đầu quân Tàu Cộng. Lần này là bom nguyên tử. Tuyên bố và hành động của Mỹ cho thấy quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình không chỉ ở Đài Loan mà toàn vùng Đông Á.

Dùng tới nguyên tử để bảo vệ lợi ích là Mỹ gửi thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước tới nay tới Tập. Quân số đông của Tập và vũ khí nhiều áp đảo liệu có chống lại được vũ khí của Mỹ?

Cả thế giới giờ thì đã biết sự quyết tâm và chiến lược của Mỹ trong cương vị là siêu cường và là siêu cường số một.

Hòa bình cùng làm ăn là điều Mỹ mong muốn nhưng nếu Tập cứ hung hăng đòi thôn tính Đài Loan, xâm chiếm lợi ích của Mỹ, thì sẽ phải tiếp nhận đối đầu với chiến tranh.

Đây cũng là một thông điệp gián tiếp với Hà Nội mà Nguyễn Phú Trọng ngả về phe Tàu đang có chuyến thăm Tập ở Bắc Kinh. Trọng và đảng cộng sản của Trọng muốn chạy theo cộng sản Tàu, nhưng toàn dân VN thì không. Trọng có thể chống dân tộc VN như Hồ và đảng cộng sản đã chống. "Đốt cháy Trường Sơn đánh tới người VN cuối cùng" cho Tàu cho Liên Xô, nhưng lần này theo Tập chống Mỹ, đe dọa trực tiếp tới lợi ích sống còn của nước Mỹ là sẽ chết.
nv

HỒ TẬP CHƯƠNG
31/10/2022 17:04

Nếu Việt cộng thắng thì toàn thể Quốc gia Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung hoa cộng sản . Hơn nữa toàn dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài vong bản , vô gia đình , vô tổ quốc ,vô tôn giáo của cộng sản Việt Nam .
( Cố Tống thống Đệ nhất Viêt Nam Cộng Hòa , Ngô Đình Diệm )

HỒ TẬP CHƯƠNG
31/10/2022 17:12

Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng của sự thất bại , là tiếng kêu của sự ngu dốt , là lời truyền giáo của sự ganh tị , ưu điểm của nó là chia xẻ đồng đều sự nghèo khổ .
( Cố Thủ tướng Anh , Sir Winston Leonard Spencer Churchill)

Đảng viên chưa bị lộ
01/11/2022 16:44

Hoan nghênh sự ngã về Trung quốc anh em của Tổng Trọng.Làm thế thì dễ dàng tính cho chính quyền Mỹ. Đặc phái viên John Kerry lobby cho cuộc gặp với Tổng Trọng hoặc các quan chức cao cấp trong chính quyền cộng sản VN sẽ "thất nghiệp" chứ không thất bại như lần vừa qua.
Và hãy đợi đấy ! "ngoại giao cây tre" cây nứa gì cũng sẽ gãy trước ngọn gió "thao túng tiền tệ" và việc đem hàng Trung quốc dán nhãn Made in Viet Nam để xuất sang Mỹ sẽ xuất ra biển Đông thôi.

Khan Ylam
01/11/2022 20:44

Một người chưa què chỉ mới cà nhắc nói chuyện với một người sắp điên vì covid 19 lây truyền trở lại thì có gì mà lo lắng hè? Cùng nhau thảo luận làm hàng thật nhiều,đem sang VN để dán nhãn "Made in Việt nam"rồi xuất sang Mỹ tưởng là sẽ che mắt được Mỹ đấy à !? Mỹ mà "mù" như 2 bác Tập và Trọng cùng "tâm đắc "thì trái đất này đã không còn nước Mỹ.

HỒ TẬP CHƯƠNG
03/11/2022 19:59

Bất cứ nơi nào chủ nghĩa xã hội hay cộng sản được thực sự áp dụng , thì chỉ mang đến đau thương , tàn phá , và thất bại.
(Tổng thống Mỹ Donald Trump )