Xáo động chính trị khiến giới đầu tư ngoại quốc bán ra cổ phiếu tại Việt Nam

2024.05.17
Xáo động chính trị khiến giới đầu tư ngoại quốc bán ra cổ phiếu tại Việt Nam Mặc dù thị trường chứng khoán với tổng trị giá 200 tỷ USD của Việt Nam có mức tăng 22% kể từ đầu năm 2023; thế nhưng các nhà đầu tư ngoại quốc đã bán ra cổ phiếu, quỹ đầu tư và trái phiếu với trị giá chừng 2 tỷ USD trong cùng thời gian.
AFP

Tổng giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm gần 2 tỷ USD kể từ đầu năm 2023 đến nay. Lượng bán ra được ghi nhận ở mức kỷ lục vào những tuần lễ xảy ra biến động chính trị tại nước này.

Reuters loan tin ngay 17 tháng 5 dẫn số liệu như vừa nêu. Cụ thể mặc dù thị trường chứng khoán với tổng trị giá 200 tỷ USD của Việt Nam có mức tăng 22% kể từ đầu năm 2023; thế nhưng các nhà đầu tư ngoại quốc đã bán ra cổ phiếu, quỹ đầu tư và trái phiếu với trị giá chừng 2 tỷ USD trong cùng thời gian.

Chừng phân nửa nguồn bán đi cao hơn mua vào này xảy ra trong 17 tuần lễ của 20 tuần tính đến lúc này; trùng với những tin tức xấu về tình hình chính trị thượng tầng của Việt Nam. Thực tế rõ nhất được ghi nhận tại thị trường chứng khoán lớn nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh.

Tuần lễ 25 tháng 3 vừa qua được cho là tuần tệ nhất khi tổng giá trị tịnh cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài bán ra là gần 185 triệu USD. Đó là thời điểm sau khi ông Võ Văn Thưởng phải rời chức chủ tịch nước hôm 20 tháng ba. Còn tuần lễ xảy ra điều này là tuần xấu thứ hai với tổng lượng tịnh cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài bán đi là 3,18 ngàn tỷ đồng. Tuần lễ được ghi nhận xấu thứ ba là sau khi ông Vương Đình Huệ phải từ bỏ chức chủ tịch quốc hội vào ngày 26 tháng tư.

Xáo động chính trị chưa từng có tại quốc gia do đảng cộng sản cai trị diễn ra suốt hai năm qua. Hàng ngàn quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng khiến hai chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội phải từ chức ra đi.

Thực trạng tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo thượng tầng làm trì chậm đáng kể công tác điều hành, gây trễ nãi trong chuẩn thuận các dự án đầu tư, khiến hàng tỷ USD đầu tư công và nguồn quỹ đầu tư nước ngoài không thể giải ngân.

Giới đầu tư nước ngoài lo lắng tác động của cuộc tranh giành quyền lực đối với bế tắc về nguồn cung cấp  năng cho sản xuất.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
17/05/2024 12:45

Ai cũng có thể bị bắt vào bất cứ lúc nào vì đánh nhau ở thượng tầng chính trị VN, nên các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo mạng sống và tài sản của mình. Kinh nghiệm đã từng xảy ra tại TQ đã cho họ các bài học đắt giá. Tô Lâm đã thành công khi làm rối loạn xã hội, giúp cho VN ngả hoàn toàn vào tay TQ.

Duy Hữu, USA
18/05/2024 13:06

Gió đã đổi chiều, sóng đã đối hướng. Con thuyền Việt Nam, nước nhà, nhà nước, phải đổi hướng, phải đổi chiều, vượt sóng gió.

Các nước tự do, dân chủ, đa đảng, đa tài, đa quyền, đa năng, đa hiệu, đa dạng, đa chiều, đa chiêu... đã đổi chiều, đã đổi chiêu...
thọc huyết con bò kinh tế, thặng dư mâu dịch Tàu Cộng, Việt Cộng, độc đảng, độc tài, tài phiệt, cắt lưỡi bò Biển Đông Tàu Cộng.

Chúng cùng chung cộng đồng cộng sản, giặc cờ đỏ, búa liềm, cùng chung vận mệnh, định mệnh, số phận, chết chùm cùng chung.