Di Sản VNCH: Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử VN và chủ quyền Biển Đông

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
2023.04.25
Di Sản VNCH: Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử VN và chủ quyền Biển Đông Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và 2 con tàu khác trở về cảng Đà Nẵng ngày 20/1/1974 sau cuộc chiến với Trung Quốc ở Hoàng Sa
Ảnh chụp màn hình video Reuters

Di sản của Việt Nam Cộng Hòa có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại của Việt Nam, đặc biệt có thể phục vụ hữu ích trong công cuộc nghiên cứu khoa học liên ngành phục vụ đấu tranh về pháp lý, chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu sử học của Việt Nam nêu quan điểm hôm 24/4/2023 với RFA Tiếng Việt từ Đà Nẵng.

“Đối với những di sản gì từ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi có thể tiếp nhận được, chúng tôi có thể nói rằng đó là những cách viết sử, những cách thể hiện quan điểm và những vấn đề về sử học rất bài bản, rất khách quan và rất khoa học theo đúng tinh thần nhân bản và khai phóng, như chúng tôi đã thừa kế được, trong việc học sử của mình,” Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phát biểu.

“Tôi nghĩ không phải chỉ riêng tôi, mà đối với các sinh viên đồng trang, đồng lứa với tôi hoặc các thế hệ học trò mà sau này tôi dạy, tôi cũng đem tinh thần này để truyền lại cho các bạn. Những học trò này và những đồng nghiệp mà cùng quan điểm với tôi cũng thừa hưởng tinh thần này và họ đã có những công trình rất đáng chú ý. Như vậy, đối với lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, những điều mà chúng tôi ghi nhận là như vậy.

Tôi cũng muốn nói thêm là thầy của tôi là Giáo sư Trần Quốc Vượng từng kể rằng sinh thời Giáo sư Phạm Huy Thông, là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, một trong những người làm sử được đào tạo từ thời Pháp thuộc, từng nói rằng mỗi lần Giáo sư Thông mà đi công tác nước ngoài để dự các hội thảo, quyển sách mà ông chọn để mang theo là cuốn ‘Việt Nam Sử Lược’ của sử gia Trần Trọng Kim. Vì đó là cuốn sách viết công bằng và hay nhất và các sử liệu ở trong đó là khách quan, đầy đủ, cho nên đó là cuốn sách được Giáo sư Thông tham khảo và mang đi các hội thảo.

Câu chuyện của Giáo sư Trần Quốc Vượng kể về người thầy của chính Giáo sư cho thế hệ học trò là chúng tôi nghe, chúng tôi nghĩ rằng đó là cách đánh giá rất cao và rất là xứng đáng đối với tinh thần nghiên cứu sử học, mà những người trí thức trước đó và sau này được tiếp nối dưới giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa, đã để lại cho những người về sau tinh thần nghiên cứu, học thuật khách quan và giữ vững, không để bị ảnh hưởng bởi tính chính trị. Và tôi cho rằng đó là di sản lớn nhất.”

Di sản sống động qua đóng góp của trí thức và ‘những người VNCH’ hôm nay

Các di sản của thời Việt Nam Cộng Hòa còn có thể được cảm nhận không chỉ qua các công trình khoa học mà các học giả, giới nghiên cứu, tầng lớp trí thức dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây để lại, mà ngày nay tiếp tục được thể hiện sống động thông qua những đóng góp của trí thức và các nhà nghiên cứu được đào tạo dưới chế độ đó từ trước, cùng nhiều giới khác thuộc VNCH trước kia, đang hợp tác và đóng góp cho nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền Biển Đông của Việt Nam, bên cạnh các lĩnh vực chuyên môn khác.

Về khía cạnh di sản mà có thể nói là ‘sống động’ này, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên giảng viên một số đại học tại Việt Nam, cựu Trưởng khoa Việt Nam học tại Đại học Phan Châu Trinh, nhận định tiếp:

“Trong vấn đề nghiên cứu chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông và một số vấn đề nghiên cứu lịch sử mang tầm quốc tế khác, tôi thấy đã có tiếng nói chung… Khi chúng tôi tổ chức những hội thảo quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông và tranh chấp chủ quyền, hầu như các học giả Việt Nam là Việt kiều ở nước ngoài, chúng tôi đều mời.

Và phần lớn họ đều về cả, như Giáo sư Ngô Vĩnh Long, như Giáo sư Tạ Văn Tài, và những nhà nghiên cứu khác như ở Đại học George Mason (GS. Nguyễn Mạnh Hùng - PV) cũng đã từng về hợp tác nghiên cứu với chúng tôi và hợp tác rất tốt.

Tương tự như vậy, khi chúng tôi đưa các đoàn làm phim ra nước ngoài, để hỗ trợ vấn đề nghiên cứu Biển Đông và các vấn đề lịch sử khác, thì những người Việt Nam Cộng Hòa, họ có thể là các trí thức, họ có thể là những cựu sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa ở khu vực California, phía Nam California, đều hỗ trợ chúng tôi, cho quay phim, cho tư liệu, cho hình…

Và tôi nghĩ, trong những vấn đề về bảo về chủ quyền, về tinh thần dân tộc, mà nếu không có đụng chạm các quan điểm về ý thức hệ, tôi nghĩ hai bên đã hợp tác trong thời gian vừa qua và rất tốt. Và cái này tôi nghĩ, trong tương lai hai bên sẽ hợp tác để nghiên cứu một số vấn đề về lịch sử, nhất là vấn đề cổ, trung đại, vấn đề liên quan xác lập chủ quyền của Việt Nam cả trên đất liền và cả trên Biển Đông, về vấn đề đánh giá quá trình nam tiến của các Chúa Nguyễn, cho đến thời Nhà Nguyễn, vấn đề Champa, vấn đề đối với Chân Lạp và vấn đề đối với người Khmer…, đó là những vấn đề mà chúng ta có thể hợp tác rất tốt giữa tất cả các bên.”

000_ARP2457490.jpg
Thuyền nhân Việt Nam đang chờ được vớt trên tàu bệnh viện Pháp "L'Ile de Lumière" ngày 8/7/1979 khi đang lênh đênh trên Biển Đông. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi sau ngày 30/4/1975 trong đó có nhiều trí thức của miền nam. Ảnh: FRANCOIS GRANGIE / AFP

Đặt lợi ích quốc gia lên trên ‘khác biệt ý thức hệ’

Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, người từng giành được học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đến Đại học Yale thuộc tiểu bang Connecticut nghiên cứu trong vòng 10 tháng, trên tư cách học giả khách mời tại trường này, để sưu tầm và khảo cứu các tư liệu liên quan tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia ở Biển Đông, cũng như khảo cứu quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XVII đến nay, Việt Nam cần có ưu tiên hợp tác giữa các bên từng ở trong hai chế độ đối nghịch ở hai miền của Việt Nam trước 30/4/1975, để hướng tới ưu tiên cho việc hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia mà vượt qua khác biệt ý thức hệ chính trị.

Ông nói: “Những gì liên quan tới Việt Nam sau 30/4/1975, bây giờ phía Việt Nam ở trong nước vẫn còn đang còn rất thận trọng và cân nhắc, lý do vì sao như thế thì nhiều người nghiên cứu cũng đã biết, nhưng chúng ta phải nên thấy cái gì làm được thì làm, chọn lọc trong những cái đó, để mà làm, và như thế, tôi cho rằng là có tương lai.

“Bản thân rất nhiều người thuộc giới trẻ, giới nghiên cứu trong nước của chúng tôi đều có những hợp tác nghiên cứu với nước ngoài và những người lớn tuổi hơn, như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, như ông Phạm Hoàng Quân, như ông Đinh Kim Phúc…, chúng tôi đều có những chương trình hợp tác với các trí thức, nhân sỹ người Việt ở hải ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn ở những nước khác, mà họ đã hỗ trợ cho chúng tôi.

Thậm chí khi chúng tôi đi làm phim ở bên Hà Lan, trong thời gian vừa qua, có một vị từng là thư ký của một nghị sỹ của Hà Lan ở châu Âu, người từng được phía Việt Nam nghi ngờ và đưa vào trong một danh sách ‘không cho về nước’, nhưng khi chúng tôi qua bên đó, ông đó đã hỗ trợ rất tốt cho chúng tôi, chúng tôi được phỏng vấn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, ông cũng tổ chức những chuyến đi, những sưu tập và sau đó phía Việt Nam đã đánh giá rất cao ông và có ngỏ ý là nếu ông có muốn về nước, thì họ sẵn sàng hỗ trợ.

Vì trong đoàn của chúng tôi đi, bên cạnh những lực lượng chuyên môn, thì cũng có những lực lượng hỗ trợ tất cả những vấn đề kết nối, mà họ có đủ những quyền lực và những mối quan hệ để hỗ trợ giải quyết những vấn đề. Tôi cho rằng đó là những xu hướng hợp tác rất là tốt ở trong tương lai.”

Bày tỏ kỳ vọng của bản thân trong tận dụng, phát huy những di sản của Việt Nam Cộng Hòa cho nghiên cứu sử học nói chung và nghiên cứu phục vụ đấu tranh pháp lý, bảo vệ, gìn giữ và giành lại chủ quyền bị xâm phạm của Việt Nam trên Biển Đông nói riêng, khi được đề nghị đưa ra ý kiến, TS. Trần Đức Anh Sơn, người mà theo trang Wikipedia bách khoa toàn thư mở phiên bản tiếng Việt là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tao Đàn Thư Quán, một công ty chuyên xuất bản các loại sách về lịch sử, văn hóa, tư tưởng đặt trụ sở tại Đà Nẵng, đồng thời là giảng viên kiêm nhiệm của Trường Đại học Đông Á ở Đà Nẵng, nói:

“Trước hết, đối với vấn đề lịch sử Việt Nam nói chung, rồi các vấn đề khác, tôi rất mong muốn tìm những tác phẩm xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây mà hay, mà có giá trị, chúng tôi xin phép và muốn tái bản trở lại với sự hợp tác ở trong nước, về lịch sử.

Trong thời gian qua, vấn đề in lại sách này cũng đã được làm như với tác giả Tạ Chí Đại Trường, sách của ông hầu như đã được tái bản tại Việt Nam. Một số văn sỹ, trí thức trước đây cũng được xếp trong diện ‘theo dõi’, nhưng bây giờ cũng đã có những sách được in ở Việt Nam một cách đàng hoàng.

Tuy nhiên, một số đoạn người ta cũng cắt bỏ một số câu, chữ, nhưng nhìn chung tôi cho rằng việc tái bản này là tốt và đó là điều mà tôi kỳ vọng. Bởi vì những cái này là những kiến thức mang tính khách quan, và những vị này cũng là những bậc khoa cử, học hành rất bài bản, họ cung cấp những cái nhìn toàn diện.

Và nếu được in ấn ở Việt Nam cho giới trẻ tiếp thu, thì đó là di sản rất là tốt. Bởi vì sử học hiện nay mang tính định hướng chính trị nhiều quá, cho nên có những vấn đề mà chúng tôi cũng muốn nói, mà nói không được. Nhưng có những tác phẩm đó mà nếu được in lại và phổ biến, thì rất tốt.”

Ông Trần Đức Anh Sơn, người mà vẫn theo trang bách khoa toàn thư mở, từng được báo Mỹ tờ The New York Times mệnh danh là "Người săn bản đồ chủ quyền" trong một phỏng vấn của báo này với ông vào năm 2017, thừa nhận ông thừa kế được nhiều trong nghiên cứu về Biển Đông của mình từ di sản Việt Nam Cộng Hòa, nhà nghiên cứu nói tiếp:

“Trong vấn đề nghiên cứu Biển Đông, tôi thừa kế rất nhiều công trình nghiên cứu của những người Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt ví dụ như của (Hải quân Đại tá-PV) Vũ Hữu San, của những người trí thức đã ra nước ngoài, ví dụ như Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, rồi Tiến sĩ Vũ Quang Việt v.v… những bài viết của các ông chúng tôi luôn luôn đọc phục vụ cho nghiên cứu của mình.

Rồi những người do Việt Nam Cộng Hòa đào tạo mà bây giờ đang ở lại trong nước, ví dụ như cụ Nguyễn Đình Đầu, trí thức từ thời Pháp thuộc, và cụ tiếp tục là một nhân sỹ dưới thời Việt Nam Cộng Hòa mà đã trước tác rất nhiều, mà chúng tôi tiếp tục theo.

Hoặc như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, hay như ông Đinh Kim Phúc, đó là những trí thức mà đã lớn lên, trưởng thành trong thời Việt Nam Cộng Hòa mà đã có những công trình nghiên cứu rất xuất sắc, mà chúng tôi đã kế thừa để phục vụ những nghiên cứu của bản thân.”

tranducanhson.jpg
TS Trần Đức Anh Sơn phát biểu, khi tham gia tổ chức hội thảo "Conflict in the South China Sea" vào ngày 6 và 7/5/2016, tại Đại học Yale New Haven; Ảnh do CSEAS (Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á), thuộc Yale MacMilan Center cung cấp. TS Trần Đức Anh Sơn đồng ý cho RFA Tiếng Việt sử dụng.

Đến đây, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người sinh ra ở Huế năm 1967 và còn đang là thiếu niên ngày ấy, khi biến cố 30/4/1975 xảy ra, nhân dịp này đưa ra một lưu ý mà theo ông là đáng chú ý trong nghiên cứu về lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, ông nói:

“Đối với vấn đề chung, tôi thấy rằng Việt Nam hiện nay tập trung quá nhiều vào việc nghiên cứu lịch sử chủ quyền, cái này thì tốt, nhưng khi ra trường quốc tế, chúng ta muốn tranh cãi, tranh biện và đặc biệt là sử dụng cứ liệu như những bằng chứng trong các phiên tòa quốc tế, nếu như Việt Nam theo đuổi việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền, thì tôi nghĩ Việt Nam chưa đủ sức mạnh, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều tài liệu mà họ giấu diếm, thậm chí họ ngụy tạo tài liệu cả những bằng chứng khảo cổ học.

Cho nên khía cạnh mà tôi đang theo là nghiên cứu khía cạnh pháp lý quốc tế, các tài liệu mà chúng ta (Việt Nam) đang có, thì chúng ta chọn lọc những gì mang tính pháp lý quốc tế đầy đủ, mà phù hợp trong phiên tòa, thì chúng tôi tập trung vào hướng đó nghiên cứu hơn; thay vì là đi tìm nguồn sử liệu mà mang tính một chiều, để khẳng định từ phía của Việt Nam.

Tôi nghĩ đây là hướng mà chúng ta có thể hợp tác nghiên cứu rất tốt với những trí thức rất giỏi của Việt Nam Cộng Hòa, ví dụ như ông Trương Nhân Tuấn ở bên Pháp, hoặc ví dụ như Luật sư Tạ Văn Tài, hay ví dụ như những người có kiến văn rất là rộng có thể chỉ cho chúng tôi, thí dụ như Tiến sĩ Dương Danh Huy, rồi những nhóm nghiên cứu Biển Đông ở bên London v.v…, thì những người đó có thể bổ trợ cho chúng tôi nghiên cứu."

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Người Sài Gòn
25/04/2023 10:05

Những tài liệu của các nhà sử học VNCH thường có giá trị cao vì nó rất trung thực, nó được viết dưới một chế độ tự do không bị chính trị ràng buộc, người viết sử có thể vận dụng mọi khả năng kiến thức và tìm hiểu sâu xa các nguồn sử liệu mà không bị cấm đoán. Việt Nam bây giờ muốn có đủ tài liệu quý giá cho thế hệ mai sau trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước thì phải cho in lại những tài liệu này và đưa vào giảng dạy tại các trường từ trung học đến đại học.

Người Nói Thật
26/04/2023 03:18

Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam kiện Trung Quốc ra Toà Án Quốc Tế về Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa sẽ Thua Kiện vỉnh viễn. Vì: ( 1 ). 20-07-1954 Hiệp Định Geneva được hiệu lực và áp dụng chia đôi đất Nước Việt Nam do 2 Chính Phủ: Ông Henri Delteil Chánh Phủ Pháp Tổng Ủy Viên Pháp tại Đông Dương và Hồ chí minh Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trong Bảng Tuyên Bố Hiệp Định Geneva 1954 đồng ý ký tên đóng dấu chia đôi đất nước Việt Nam. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nằm trên Vị Tuyến 17 không cai trị Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa. Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền sở hửu Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hoà, Miền Nam, Việt Nam. Bảng Hiệp Định Geneva ngày 20-07-1954 còn lưu giử trong Thư Viện Quốc Tế Pháp. Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/1954_Geneva_Conference https://en.wikipedia.org/wiki/France–Vietnam_relations https://danlambaovn.blogspot.com/2020/05/hiep-inh-geneve-khong-quy-inh-tong.html

( 2 ). 12-04-1953 ông Hoàng Tùng, Chánh Văn Phòng Trung Ương đảng, Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Họp Báo Quốc Tế công khai tuyên bố mặt báo: Thà giao Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam, Nước Việt Nam cho Trung Quốc và Nước cùng phe Xã Hội Chủ Nghĩa anh em làm chủ quyền sở hửu, còn hơn để Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam là tiền thân Việt Nam Cộng Hoà chủ quyền sở hửu. Xem: http://fi.china-embassy.org/eng/xwdt/t1170262.htm

( 3 ). 15-06-1956 ông Ung Văn Khiêm, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Họp Báo Quốc Tế công khai tuyên bố lên mặt báo: Công Nhận Văn Thư trước mặt Ông Lý Chí Dân Toà Đại Sứ Trung Quốc đăng Lịch sử Việt Nam: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam không thuộc chủ quyền sở hửu Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam. Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam về lịch sử thuộc sở hửu Trung Quốc có Lịch Sử trên 1,000 năm. Xem: http://www.bjreview.com/World/201607/t20160713_800062259_1.html

( 4 ). 15-6-1956 ông Lê Lộc, Vụ Trưởng Á Châu Bộ Ngoại Giao, Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Họp Báo Quốc Tế công khai tuyên bố trước Báo Chí Quốc Tế: 100% xác định Nước Việt Nam, Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam, thuộc chủ quyền sở hửu Trung Quốc thời Nhà Tống, gồm Bắc Tống (960 – 1127), Nam Tống (1127 – 1279). Xem: https://www.documentcloud.org/documents/1341822-declaration-of-the-government-of-the-prc-on.html

( 5 ). Bảng Tuyên Bố Thủ Tướng phạm văn đồng có Ba phần chính: ( 1 ) - 14.9.1958 Thủ Tướng phạm văn đồng ký tên đóng dấu Ghi Nhận, Tán Thành Bảng tuyên bố Chánh Phủ Trung Quốc ngày 04.09.1958 Lãnh hải và Đảo Việt Nam ở Biển Đông thuộc chủ quyền sở hửu Trung Quốc. ( 2 ) - Thủ Tướng phạm văn đồng ký tên đóng dấu Ghi Nhận, Tán Thành 12 hải lý đo từ mép đất và lằng mức nước biển trên Đảo ra biển thuộc chủ quyền sở hửu Trung Quốc. ( 3 ) - Thủ Tướng phạm văn đồng ra lệnh cấp dưới thi hành ngay ( phần 1 và phần 2 ). Xem: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:1958_diplomatic_note_from_phamvandong_to_zhouenlai.jpg#:~:text=North%20Vietnam%27s%20prime%20minister%2C%20Pham,)%20on%20September%2022%2C%201958.
http://fi.china-embassy.org/eng/xwdt/t1170262.htm
https://www.documentcloud.org/documents/1341822-declaration-of-the-government-of-the-prc-on.html
http://www.bjreview.com/World/201607/t20160713_800062259_1.html

( 6 ). 09-05-1965 Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Hợp Báo Quốc Tế tuyên bố phản đối: Tổng Thống Mỹ, Ông Nixon lập khu tác chiến tại vùng biển Việt Nam rộng 100 hải lý và 1 bộ phận Lãnh Hải thuộc Quần Đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) thuộc sở hửu chủ quyền Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Đây là: Sự đe dọa trực tiếp an ninh Biển Đông của Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa việt nam và Nước láng giềng là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

( 7 ). Năm 1974 Sách Địa lý lớp 9, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội xuất bản sách Giáo Khoa ngay trong Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam ghi rỏ dạy học sinh toàn Quốc: Vòng cung các Quần Đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ba Bình, các Đảo vn ở Biển Đông là Lãnh Hải thuộc sở hửu chủ quyền Trung Quốc.

( 8 ). hồ chí minh năm 1953 tuyên bố công khai trên báo Quân Đội Nhân Việt Nam: Quần Đảo Hoàng Sa là: Bải chim ỉa, Trung Quốc đánh chiếm Quần Đảo Hoàng Sa là trở về Chủ Sở Hửu củ Trung Quốc.

( 9 ). 20-05-1976 Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin toàn Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam: Trung Quốc vĩ đại là đại ân nhân, anh hùng trong lòng đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí tốt, người thầy tin cẩn, đã cung cấp Tiền, Vũ Khí, Hậu Cần và nhiều Quân Đoàn Lính Trung Quốc sang Việt Nam giúp đánh thắng Điện Biên Phủ và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà. Nhiều Quân Đoàn Lính Trung Quốc hy sinh anh dũng oanh liệt tại Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam. Vì vậy: Vòng cung Quần Đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ba Bình, các đảo Việt Nam ở Biển Đông là: Lãnh Hải, Lãnh thổ thuộc sở hửu chủ quyền Trung Quốc hoàng toàn đúng 100%.

( 10 ). 14-03-1988 Trung Quốc đem Tàu Chiến bắn giết chiếm Quần đảo Trường Sa { Nam Sa } tại Biển Đông gồm có 7 đảo thuộc sở hửu Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam: Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Huy Cơ, Ga Ven, Châu Viên, Cô Lin. Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam im lặng đồng ý, run sợ không dám lên viết thư lên tiếng phản đối gửi Liên Hiệp Quốc. Bộ đội Cu hồ có vũ khí trên tay nhưng 4 lãnh đạo Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam, Quốc hội và Bộ chính trị ra lệnh Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lê đức anh không nổ súng bắn giết Người Trung Quốc ruột thịt. Tất cả Bộ Đội Cu hồ đứng làm Bia cho Lính Trung Quốc tàn sát bắn giết. Xem: http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases https://www.youtube.com/watch?v=bT1faqNmdcs

( 11). Trước 1975 Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam không có Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các Đảo miền nam. Sau 1975 Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam xâm Chiếm: Đất Việt Nam Cộng Hoà và các Đảo Miền Nam. Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng liền: Có hiệu lực, có giá trị tại Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc vì: Trung Quốc có giấy Bằng Chứng do Chu Ân Lai và Thủ Tướng phạm văn đồng ký tên đóng dấu. Vì vậy: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng Ký Tên Đồng Ý ngày 14.9.1958 rất có Hiệu Lực, có Giá Trị, rất Quan Trọng tại Toà Án Quốc Tế và Liên Hiệp Quốc.Xem: http://conghambannuoc.tripod.com/ bảng dịch Bảng Tuyên Bố Chu Ân Lai từ Tiếng Tàu sang Tiếng Việt Nam và Tiếng Anh

( 12 ). Luật Estoppel Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc, Quốc Gia Tư Bản dùng ngăn chận: Nguyên cáo, Bị cáo không được thay đổi lời nói, hành xữ, hành động, đã nói, hứa trong Quá Khứ. Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Estoppel. Liên Hiệp Quốc: http://www.un.org/en/index.html . Toà Án Quốc Tế: http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases/introduction/desc

( 13 ). 1946 - 1954 Chính Phủ hồ chí minh, phạm văn đồng mở Họp Báo Quốc Tế công khai công bố: Không Công Nhận Chính Phủ Pháp Thuộc Địa tại Việt Nam và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà là 1 Nước Việt Nam Độc Lập Hợp Pháp tại Liên Hiệp Quốc và Đại Diện 1 Quốc Gia Việt nam. Vì vậy: Không thể đứng trước Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế lên tiếng: Nước Việt Nam Cộng Hoà, Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa và các đảo Miền Nam Việt Nam thuộc Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà là chủ quyền sở hửu.
Nguyên nhân trên Quân đội cụ hồ và Lính Trung Quốc Xâm Lược Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà bắn giết tàn sát nhân dân Việt Nam vô tội. Nên nhớ: Xâm Lược Nước Độc Lập được Liên Hiệp Quốc và Quốc Tế Cộng Nhận là Tội Xâm Lược Bất Hợp Pháp. Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/First_Indochina_War http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/bw-index-1945.html

( 14). Vụ án 2 Nước. Hủy Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng phải ra Toà Án Quốc Tế. Nhân Chứng tạo ra: Thủ Tướng phạm văn đồng và Chu Ân Lai đồng ý hủy trước mặt Toà Án Quốc Tế, Bội Thẫm Đoàn, Nhân Chứng tại Toà. 22-05-2014 – 09-06-2014 Trung Quốc công khai Nộp đơn Thưa Kiện lên Ông Ban-ki Moon Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Ông Ban-ki Moon mãn nhiệm kỳ 31.12.2016 chưa bao giờ Công Bố Quốc Tế công nhận: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Bảng Tuyên Bố ung văn khiêm Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bảng Tuyên Bố Hội Nghị Thành Đô,..v.v. là: Không có Hiệu Lực, không có Giá Trị tại Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế. Xem Link: https://en.wikipedia.org/wiki/Estoppel. Link Liên Hiệp Quốc: http://www.un.org/en/index.html . Link Toà Án Quốc Tế: http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases/introduction/desc

Ông António Guterres Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2018 vẩn không dám liên tiếng công nhận Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Bảng Tuyên Bố Dung Văn Khiêm Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bảng Tuyên Bố Hội Nghị Thành Đô,..v.v. là: Không có Hiệu Lực, Không có Giá Trị tại Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế .

Chứng Minh: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Bảng Tuyên Bố Dung Văn Khiêm, Hoàng tùng, Lê lộc, Hội Nghị Thành Đô..v.v. Rất Quan Trọng, có Giá Trị và có Hiệu Lực 100% tại Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế.

( 15 ). Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng ký tên, đóng dấu ghi nhận tán thành bảng tuyên bố Trung Quốc hiệu lực ngày 04-09-1958 nhưng không ghi ngày tháng năm hết hiệu lực. Vì vậy: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Công Hàm Trung Quốc có hiệu lực, có giá trị vỉnh viễn suốt đời tại Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế. Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc dùng sự thật trước mắt được viết trên giấy: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng ngày 14-09-1958 và Bảng Tuyên Bố ngày 04-09-1958 của Chu Ân Lai, Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về Lãnh Hải Biển Đông thuộc sở hửu chủ quyền Trung Quốc để xử.

Nhân Dân VN, Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc, Thế Giới tin tưởng Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc vì: Ông đưa ra sự thật: Bằng Chứng, Vật Chứng, Nhân Chứng viết trên giấy ngày tháng năm có chữ ký, đóng dấu Thủ Tướng phạm văn đồng và Chu Ân Lai Trung Quốc ký tên, đóng dấu trước mắt Thế Giớ và Quốc Tế.

( 16 ). Nếu phạm văn đồng và Chu Ân Lai chết. Toà Án Quốc Tế muốn hủy Bảng Tuyên Bố Thủ Tướng phạm văn đồng và Chu Ân Lai phải có giấy: Chuyển Quyền Thừa Kế của 2 Nhân Chứng ký tên đóng dấu đồng ý huỷ và giấy chuyển Quyền Thừa Kế cho con cháu hay lãnh đạo kế tiếp. Dù con cháu phạm văn đồng hay lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam kế tiếp có giấy: Chuyển Quyền Thừa Kế huỷ bỏ. Nhưng con cháu Chu Ân Lai hay lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp không đồng ý huỷ. Toà Án Quốc Tế không thể nào phán: Huỷ Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng và Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng không có giá trị hiệu lực. Vì: Chỉ có 1 bên đồng ý hủy.

và: Bắc Kỳ Di Cư năm 1954, Cha Mẹ và Giáo Sư Ngô vỉnh long được Tổng Thống Ngô Đình Diệm đem Tàu lớn cứu vớt vào Nước Việt Nam Cộng Hoà. Cha Mẹ và Ngô vỉnh long được Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hoà cấp nhà ruộng đất và ăn học. Cha ông Giáo Sư Ngô vỉnh long nhiệm vụ nằm vùng được lê duẩn đưa vào Miền Nam tham gia Quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bắn, giết, dùng búa tạ đập đầu, chôn sống, cắt cổ, ném lựu đạn, gài mìn vào các Trường Học, Chợ, Bến Xe, Rạp Hát và những nơi đông Dân Miền Nam. Ngô vỉnh long cũng trở thành Quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Năm 1972 Đại Tướng Dương Văn Minh gửi ra Mỹ du học sau đó ông cùng những tên Việt Cộng Nằm Vùng du học tại Mỹ cầm Vũ Khí Tấn Công Toà Đại Sứ Việt Nam Cộng Hoà ở Thành Phố San Fransisco, Tiểu Bang California, USA đập đốt phá bằng những chai bia miễng đựng xăng. Ông ở tù tại Mỹ và được Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam bảo lãnh và thả ra Tù sau 4 năm khi Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà mất. Xem: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_V%C4%A9nh_Long
https://scov.gov.vn/dong-bao-vnon/tin-cong-dong/thuong-tiec-giao-su-ngo-vinh-long.html