Sự đối xử bất bình đẳng của Nhà nước dẫn đến xung đột đất đai

RFA
2022.01.14
Sự đối xử bất bình đẳng của Nhà nước dẫn đến xung đột đất đai Những phụ nữ bị mất đất cầm biểu ngữ kêu cứu tại Hà Nội hôm 31/1/2013
AP

Quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu” và những đối xử bất bình đẳng của Nhà nước với người dân và doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột liên quan đến đất đai ở Việt Nam lâu nay.

Hôm 13 tháng 1, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore tổ chức buổi toạ đàm với tiêu đề “Xung đột đất đai ở khu vực ngoại ô Việt Nam: nguyên nhân và hệ quả”.

Diễn giả chính của buổi tọa đàm là bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chích sách của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) ở Việt Nam.

Theo vị chuyên gia này thì kể từ năm 2004, làn sóng công nghiệp hoá và đô thị hoá đã kéo theo làn sóng thương mại hoá đất đai.

Với sự bùng nổ nhu cầu về đất để xây dựng nhà xưởng và khu đô thị đã dẫn đến xung đột đất đai, khi đất nông nghiệp được thu gom với số lượng lớn. Những cuộc xung đột liên quan đến đất nổi tiếng trong giai đoạn này phải kể đến Tiên Lãng, Văn Giang, Đồng Tâm, hay Thủ Thiêm.

Nghiên cứu của Quỹ Châu Á thực hiện năm 2013 cho thấy có rất nhiều kiểu xung đột liên quan đến đất đai. Chúng tôi ghi nhận rằng các cuộc xung đột thường xoay quanh vấn đề mua bán đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều khiếu nại và tố cáo từ người sử dụng đất.

Và sự xung đột điển hình, đồng thời khó giải quyết nhất là xung đột giữa người sử dụng đất với cơ quan Nhà nước. Bởi vì cơ quan Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất, nhưng lại có sự đối xử rất khác với người sử dụng đất, giữa người sử dụng đất là công dân bình thường và người sử dụng đất là doanh nghiệp.”

Chiếu theo luật, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, tức phải đóng vai trung gian và đảm bảo quyền lợi của các bên, tuy nhiên, thực tế cho thấy Nhà nước đang tỏ ra ưu ái doanh nghiệp dẫn đến việc dân chúng bất bình.

Theo bà Đỗ Thanh Huyền thì nghiên cứu cho thấy các cuộc biểu tình hay đụng độ bạo lực giữa người dân với Nhà nước chỉ là phần nổi của tảng băng chìm xung quanh vấn đề đất đai.

Còn những vấn đề khác lớn hơn phải kể đến như thái độ ưu tiên phát triển kinh tế và ưu ái doanh nghiệp của Nhà nước dẫn đến sự mất lòng tin và bất mãn trong nhân dân. Hoặc nạn tham nhũng, quy định quản lý bất cập, thông tin không cân xứng dẫn đến tình trạng khiếu kiện trên diện rộng.

Tham nhũng và bất cập về quy định quản lý thì đã rõ, nhưng vấn đề thông tin không cân xứng, đặc biệt là thông tin về giá đất, là một trong những vấn đề nhức nhối dẫn đến xung đột về đất đai ở Việt Nam trong thời gian gần đây, mà Thủ Thiêm là sự vụ điển hình.

Thực trạng này dẫn đến việc nông dân đang là nhóm người được thụ hưởng ít nhất, theo bà Đỗ Thanh Huyền. Bà cũng cho biết nếu xung đột đất đai không được giải quyết sẽ gây ra hậu quả về mặt chính trị, thể chế, kinh tế và văn hoá về mặt lâu dài.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
14/01/2022 09:31

Đất đai Việt Nam là của toàn dân Việt Nam,
nhưng nhà nước Việt Cộng độc quyền quản lý,
và đảng Búa Liềm độc quyền ăn cắp, ăn cướp đất đai của từng người dân của toàn dân Việt Nam,

vì đảng là nhà nước, nhà nước là đảng, của đảng, do đảng, vì đảng,
vì đặc quyền, đặc lợi, vì độc quyền, độc trị của đảng độc, độc đảng, đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm,

của các Tổng đảng trưởng, đảng trưởng, đảng viên, cán bộ, tướng tá, công an, quân đội cờ đỏ Búa Liềm,
của các tập đoàn con buôn, tài phiệt, tư bản đỏ, tư lợi đỏ Búa Liềm, " sân sau " của đảng, do đảng, vì đảng Búa Liềm Việt Cộng.̣

Duy Hữu, USA
14/01/2022 10:44

Đối xử bất công, bất chính... bất lương, bất nhân... bất tài, bất lực...
bất bình đẳng của nhà nước Việt Cộng về đất đai dẫn đến xung đột đất đai ... cũng chỉ vì...

Đất đai Việt Nam là của toàn dân Việt Nam, nhưng nhà nước Việt Cộng độc quyền quản lý,
và đảng Búa Liềm độc quyền ăn cắp, ăn cướp đất đai của từng người dân của toàn dân Việt Nam,

vì đảng là nhà nước, nhà nước là đảng, của đảng, do đảng, vì đảng,
vì đặc quyền, đặc lợi, vì độc quyền, độc trị của đảng độc, độc đảng, đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm,

của các Tổng đảng trưởng, đảng trưởng, đảng viên, cán bộ, tướng tá, công an, quân đội cờ đỏ Búa Liềm,
của các tập đoàn con buôn, tài phiệt, tư bản đỏ, tư lợi đỏ Búa Liềm, " sân sau " của đảng, do đảng, vì đảng Búa Liềm Việt Cộng.̣

Người Quan Sát
14/01/2022 13:20

Từ khi cộng sản du nhập VN, nông dân sướng mê tơi với bánh vẽ :" đất đai thuộc về sở hữu toàn dân ".
Bọn địa chủ không còn đất sống, tha hồ " nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày ..." . Ai học chữ ngờ ? Vừa được làm chủ đất đai , chưa nhận diện xẻo đất hình gì : vuông , méo , tròn ... ra sao ... thì lệnh trên bắt Tất Cả gom vào Hợp Tác Xã, không ai làm chủ , mà tập thể làm chủ và nhà nước quản lý .

Tập thể là ai ? Là nhân dân chứ ai vào đấy , rõ dở người !
Tất cả thuộc về nhân dân , từ quân đội cho đến công an ... đến đất đai đều thuộc về nhân dân , trụ sở , ủy ban , trường học , bệnh viện ... nhà thương , nhà ghét , tất tần tật là của nhân dân ; chỉ trừ Ngân Hàng Nhà Nước !!!
Vì đất đai là của chung , của to...àn dân ; nên cá nhân đi chỗ khác chơi .... một khi nhà nước khoanh vùng , qui hoạch .... bồi thường rẻ mạt, nhưng bán lại với giá cắt cổ cho các nhà đầu tư , cứ nhìn vào Tiên Lãng, Văn Giang, Đồng Tâm, hay Thủ Thiêm.... thì rõ như ban ngày; không tin hỏi ông Dũng béo í nhá .

Đất đai là cái vốn của đảng của nhà nước , nhân dân chỉ hưởng sái , bằng cách thuê mướn quyền xử dụng đất mà thôi. Giao đất cho dân thì đất đâu ... mà cạp . Chả có nhà nước cộng sản nào mà thương dân , cho dân đất đai đâu nhé. Nghèo mà ham !!!!!

HỒ KHÙNG HÀNỘI VIỆTNAM
15/01/2022 08:31

Gặm nỗi buồn muôn năm!

Bán nước nó còn dám
Rước giặc nó đã làm
Tổ Tiên nó phỉ báng
Chiến tranh nó không màng!

Thì sá gì ngoáy mũi?

Lịch sử bốn ngàn năm
Chúng sẵn sàng chối bỏ
Ta cúi đầu ngậm câm
Họa hoằn ta xin xỏ!

Chuyện thập niên năm mươi
Chúng phát động đấu tố
Chúng giết bao nhiêu người
Dân ta vẫn còn nhớ?

Ngay ngày Tết Mậu Thân
Bao nhiêu ngàn người dân
Tại Huế chúng chôn sống
Ta tự tại an nhiên!

Lịch sử đã sang trang!

Thì sá gì ngoáy mũi
Chỉ càng thêm hờn căm
Cúi đầu ta lầm lủi
Hờn tủi ta ngậm câm
( ĂN CẮP KHÔNG BIẾT TG)
Gặm nỗi buồn muôn năm!