Hơn 17 ngàn trường hợp bị phạt do vi phạm nồng độ cồn

RFA
2020.02.04
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
5c0147c1-67a4-4a2a-a1a3-f0c5a18ad209.jpeg Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông tại thành phố Nha Trang.
Courtesy: mt.gov.vn

Cảnh sát giao thông đã xử lý gần 17.400 trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau 1 tháng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực.

Truyền thông trong nước vào ngày 4/2 dẫn nguồn từ Cục Cảnh sát Giao thông, thuộc Bộ Công an cho biết thông tin vừa nêu.

Cụ thể, cảnh sát giao thông trong một tháng qua đã tạm giữ 17.386 phương tiện các loại, tước giấy phép lái xe 10.695 trường hợp và phạt tiền trên 53 tỷ đồng.

Các địa phương được ghi nhận có nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn vượt quá mức 0,4 miligram/lít khí thở bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang và Thanh Hóa.

Cục Cảnh sát Giao thông còn cho biết thêm rằng việc thử nồng độ cồn được thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong dịch bệnh virus corona là ống thổi được vệ sinh tiệt trùng và chỉ được sử dụng một lần.

Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ kể từ khi được áp dụng đã vấp phải nhiều chỉ trích từ người dân vì cho rằng mức độ cồn đưa ra trong quy định quá thấp, thậm chí người ăn một số loại hoa quả nhất định cũng có thể đo được nồng độ cồn trong hơi thở và bị phạt oan.

Nghị định 100/NĐ-CP quy định người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phạt khi có nồng độ cồn vượt mức số 0 và mức phạt thấp nhất là 400 ngàn đồng cho đến cao nhất là 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe trong thời gian 22-24 tháng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.