Yên Bái: Người dân nhịn đói trong khu cách ly vì không có tiền sau khi vượt ngàn cây số về quê

RFA
2021.10.08
Yên Bái: Người dân nhịn đói trong khu cách ly vì không có tiền sau khi vượt ngàn cây số về quê Hình minh hoạ: Người lao động rời bỏ TPHCM tại một điểm kiểm soát hôm 1/10/2021
Reuters

Hàng trăm người dân ở khu cách ly y tế thuộc khu vực quân sự 121 tỉnh Yên Bái đang phải nhịn ăn vì sợ không thể chi trả chi phí sinh hoạt trong khu cách ly.

Hôm 8 tháng 10, RFA nhận được tin người dân ở trong khu cách ly y tế ở tỉnh Yên Bái dù được cung cấp đồ ăn nhưng chọn nhịn đói vì không có tiền để trả.

Chúng tôi đã liên hệ với một số người hiện đang ở trong khu cách ly và được xác nhận rằng, hiện có rất nhiều người dân gốc Yên Bái vừa trở về sau cuộc hành trình hàng ngàn cây số từ Nam ra Bắc, đang ở trong khu cách ly tập trung.

Người dân cho biết sáng ngày 8/10 Ban quản lý khu cách ly y tế thông báo rằng mỗi người sẽ phải trả 120 ngàn đồng cho mỗi ngày ở khu cách ly, khiến cho người dân lo lắng vì hầu như mọi người đều đã hết tiền.

Qua nói chuyện với người dân, lý do chính khiến người dân không thể chi trả cho chi phí cách ly là vì sau nhiều tháng phong toả ở các tỉnh phía Nam, người dân mất việc và đã cạn kiệt tài chính. Nhiều người trong số họ phải bán đi tài sản cá nhân để làm lộ phí về quê, do vậy khi nghe tin phải trả 120 ngàn đồng cho mỗi ngày ở khu cách ly, thì người dân đã rất hoang mang.

Để tránh phải trả tiền, người dân sau đó đã quyết định nhịn ăn, mặc dù đồ ăn được khu cách ly cung cấp đến tận phòng ở.

Người dân cũng cho biết là đã thông báo về tình trạng khó khăn cho Ban quản lý khu cách ly, nhưng được nói lại rằng nếu không có tiền ở đây thì bảo người nhà gửi tiền cho.

Tuy nhiên, theo những người ở trong khu cách ly thì gia đình họ cũng rất khó khăn, bản thân họ là lao động chính, trước nay đi làm kiếm tiền để gửi về cho người thân ở quê, nay họ bị mất việc dẫn đến mất thu nhập nên gia đình cũng lâm vào cảnh thiểu thốn nên không thể giúp gì. Có người thậm chí còn nhắc tới chuyện bán ruộng, bán đồi để trả chi phí cách ly.

Được biết, sau khi người dân đăng thông tin lên mạng xã hội để giãi bày hoàn cảnh, một lãnh đạo khu cách ly đã thông báo rằng đã xin ý kiến chỉ đạo từ tỉnh, và cho người dân biết là cứ ăn uống bình thường, sẽ không mất phí. Tuy nhiên, người này cũng yêu cầu người dân phải xoá các bài đăng trên Facebook và doạ là nếu còn đăng thì sẽ vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm.

Về phía người dân, hiện vì chỉ có tuyên bố miệng của lãnh đạo cơ sở cách ly chứ chưa được nhận văn bản nào khẳng định sẽ được miễn phí chi phí cách ly, nên vẫn chưa dám nhận đồ ăn.

Phóng viên của RFA đã gọi vào số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ COVID của tỉnh Yên Bái để hỏi về sự việc, và được trả lời là chưa nhận được sự phản ánh của người dân, và từ chối nói thêm với lý do không có chức năng trả lời báo chí.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

zẻro covid
08/10/2021 13:06

Nhìn thằng tàu và hồng công thì biết Việt Nam phải làm gì? chỉ có O covid là tốt nhất, chưa biết vắc xin hay bị covid nó còn ảnh hưởng gì đến cơ thể

vietcong Hanoi Vietnam
08/10/2021 13:27

NGƯỜI MIỀN Nam :" Chối lòng vòng" ! NGƯỜI MIỀN Bắc :" Bảo dối quanh" Đó là nghề của đảng cộng sản VN nói chung & nói riêng là nghề của các đảng viên đảng cộng sản VN ! Biết đến bao giờ sự gian khổ của người Việt khi đất nước bị xích xiềng bởi bốn chữ Xã Hội Chủ Nghĩa mới thôi được chép lại cho thế hệ sau?

Anonymous
10/10/2021 04:56

- "Mọi việc đã có Đảng lo"???
Trong "khu cách ly tập trung" người dân "không dám ăn" - là biểu hiện rõ ràng là họ không có niềm tin vào tương lai, vào đảng, vào cái chính quyền "do dân, của dân, vì dân"!
Chúng nó đã cướp đi của họ tất cả!

Đau đớn cho nhân dân, đã là con tin trong tay chúng, bị bần cùng hóa, có còn gì để mất mà "không dám ăn"?