RSF lên tiếng về trường hợp các nữ tù chính trị

RRF 03-07-2019
tt-nga Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động xã hội bị bắt bỏ tù. Ảnh chụp phiên tòa xử bà Nga ngày 21/12/2017.
Photo: RFA

RSF vào ngày 7 tháng 3 năm 2019 ra thông cáo báo chí về tình trạng của những nữ tù nhân nữ trên khắp thế giới đang bị giam giữ trong những điều kiện được mô tả là khủng khiếp.

Trường hợp của tù nhân Trần Thị Nga của Việt Nam được xếp vào nhóm những nữ tù trên thế giới bị giam giữ trong những điều kiện ‘vô nhân đạo’.

Theo RSF thì bà Trần Thị Nga, một blogger hoạt động bảo vệ cho những công nhân nhập cư, bị biệt giam hơn 6 tháng sau khi bị bắt ngay trước tết âm lịch vào ngày 21 tháng 1 năm 2017. Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017 bà bị tòa kết án 9 năm tù giam.

Ngay trước phiên xử, luật sư được gặp bà một lần và nhận thấy sức khỏe của bà sa sút trầm trọng nên phải lên tiếng đánh động với mọi người.

Bà bị trại giam từ chối không cho gọi điện thoại về nhà cũng như thân nhân không được thăm nuôi gần một năm trời chỉ vì bà ‘không nhận tội’.

Bà Trần Thị Nga, sinh năm 1977, là mẹ của hai con nhỏ. Bà từng là một lao động xuất khẩu làm việc ở Đài Loan, bị tai nạn. Sau đó bà về nước và giúp cho những công nhân xuất khẩu lao động bị lừa đảo khi ở nước ngoài.

Bà cũng tham gia các phong trào xã hội dân sự trong việc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, bất công…

Thống kê của RSF cho thấy hiện có 27 nữ phóng viên đang bị giam tù trên khắp thế giới. Trong số này có những người bị biệt giam, có người là nạn nhân của tra tấn và xâm hại tình dục.

RSF kêu gọi các nước phải trả tự do ngay và vô điều kiện cho những nữ tù nhân này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.