Bản lên tiếng về quyền được nói và nghe sự thật

RFA
2018.02.09
AP_690401094_960.jpg Hình minh họa. Một người phụ nữ khóc than trên xác người chồng được tìm thấy cùng với xác của 47 người khác trong một mộ tập thể ở gần Huế hôm 11/4/1969.
AP

Một văn bản có tên Bản Lên Tiếng Về Quyền Được Nói và Nghe Sự Thật được công khai trên mạng Internet vào ngày 9 tháng 2 kêu gọi các tổ chức cùng cá nhân trong và ngoài nước ký tên.

Văn bản này đưa nhận định về hàng loạt những diễn biến gần đây liên quan đến các bản án xét xử người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Cụ thể đề cập đến các phiên toà xử các nhà hoạt động là blogger bác sĩ Hồ Văn Hải, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. 6 nhà hoạt động này lần lượt bị truy tố theo Điều 88 và 257, 258 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Bản Lên Tiếng phản đối 3 phiên toà của 6 bị cáo trên đã diễn ra không công bằng, có ý đồ lấp liếm sự thật khi ngăn cản không cho luật sư biện hộ thực hiện công tác bào chữa.

Bản Lên Tiếng cũng chỉ trích hoạt động ăn mừng cuộc tấn công miền Nam và thảm sát đồng bào năm Mậu Thân 1968.

Ngoài việc đưa ra nhận định, Bản Lên Tiếng tuyên bố đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền được nói và được nghe sự thật của nhân dân; yêu cầu huỷ bỏ Điều 79, 88 và 258 của BLHS Việt Nam, trả tự do cho những tù nhân lương tâm đã bị kết án; kêu gọi trả lại toàn bộ sự thật liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân 1968.

Nhóm ký tên đầu tiên gồm 30 tổ chức độc lập trong và ngoài nước cùng hơn một chục nhân sĩ, trí thức tham gia.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.