Hai người bị khởi tố vì đăng tải thông tin về vụ án Hồ Duy Hải

RFA
2024.03.28
Hai người bị khởi tố vì đăng tải thông tin về vụ án Hồ Duy Hải Ông Nguyễn Đức Dự (trái) và ông Hoàng Quốc Việt
Báo Công an Nhân dân/RFA edited

Hai người đăng tải nhiều bài viết về vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội bị cho là đã xúc phạm các cơ quan tư pháp.

Cơ quan An ninh Điều tra của Công an tỉnh Bình Dương ngày 28/3 khởi tố bị can đối với hai ông Nguyễn Đức Dự và Hoàng Quốc Việt về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.

Ông Dự, sinh năm 1976, bị bắt tạm giam, trong khi ông Việt, sinh năm 1978, bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Dẫn nguồn tin từ công an địa phương, báo Công an Nhân dân của Bộ Công an cho biết hai ông đã đăng tải trên mạng xã hội nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan tư pháp của tỉnh Long An và Tòa án Nhân dân Tối cao trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án Cầu Voi xảy ra năm 2008 mà Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về cáo buộc giết người và cướp tài sản.

Tuy nhiên, báo không nói cụ thể nội dung các bài viết của họ như thế nào.

Trong vụ án này, Hồ Duy Hải bị kết án tử hình sau hai lần sơ thẩm, hai lần phúc thẩm cho dù có nhiều tình tiết chưa rõ ràng và liên tục kêu oan. Đặc biệt, cơ quan điều tra đã mua dao và thớt ở ngoài chợ làm chứng cứ của vụ án.

Trong phiên giám đốc thẩm năm 2020, 17/17 thành viên của Hội đồng thẩm phán Toà án Tối cao đã bác đơn kiến nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nói rằng có sai sót của các cơ quan tham gia tố tụng trong vụ án nhưng “không thay đổi bản chất của vụ án.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người từng nhiều năm hành nghề luật sư ở Hà Nội, cho rằng trên các diễn đàn xã hội từ năm 2008 cho đến nay tràn ngập những thông tin kêu oan cho người thanh niên này. Trên Facebook còn có các fanpage và nhóm có mục đích tương tự.

Ngay cả người trong bộ máy chính quyền cũng nhận thấy sự bất thường trong vụ án Hồ Duy Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 28/3:

Cho đến giphút này ttù HDuy Hi chưa bthi hành án, tôi cho rng trong thâm tâm ca nhng người nm quyn lc Vin kim sát cũng như ở Toà án hvn cho rng vic xlý trong vụ án HDuy Hi chưa thoả đáng và có nhng yếu tcha đựng oan sai ở đây.”

Ông cho rằng việc khởi tố hai người dân ở Bình Dương là sự đàn áp tự do ngôn luận và phục vụ mục tiêu chính trị của một số quan chức ngành toà án.

Vic hbt gihai người đưa tin lên trên mng xã hi vcác ni dung liên quan đến vụ án HDuy Hi là mt sự đàn áp thôi bi vì các thông tin này có tlâu ri.

Có thể đến thi đim này nhng nhân vt đang nm quyn lc có thể đang chun bchuyn giao hay là chun bnm quyn lc mi, cho nên hmi tìm mi cách để bt ming dư lun để chng minh rng họ đã làm đúng chkhông phi làm sai.”

Việt Nam thường sử dụng Điều luật 331 và Điều 117- “tuyên truyền chống nhà nước” để kết tội những người lên tiếng về những vấn đề của đất nước và chỉ trích chế độ độc đảng. Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 5 người bị khởi tố theo Điều 331.

Nhiều quốc gia dân chủ và nhiều tổ chức nhân quyền kêu gọi Hà Nội bãi bỏ hoặc sửa đổi hai điều luật trên để tương thích với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.