Công nhân Việt tại Đài Loan biểu tình đòi chính phủ Việt Nam bỏ môi giới bóc lột lao động

RFA
2019.05.05
taiwan Công nhân Việt Nam tại Đài Loan biểu tình trước văn phòng Văn hoá - Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc hôm 5/5/2019
Photo: RFA

Vào trưa ngày 5/5/2019, hàng chục lao động Việt tại Đài Loan đã tổ chức biểu tình trước văn phòng Văn Hoá - Kinh tế của Việt Nam ở Đài Bắc, phản đối môi giới lao động tư nhân ở Việt Nam vì coi đây là một hình thức bóc lột người lao động.

Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Trung với các dòng chữ kêu gọi “huỷ bỏ môi giới”, “chấm dứt bóc lột sức lao động”.

Chị Thanh Hải, một người lao động Việt tại Đài Loan, người có mặt tại cuộc biểu tình, cho Đài Á Châu Tự Do biết: “em qua đây hết hơn 6.000 đô la. Ở làng em mọi người đi cũng đông, em hỏi đi công ty nào thì họ chỉ em đi. Qua rồi là không có liên lạc được với môi giới ở nhà”.

Anh Bạch Thế Du, đại diện Công hội di công Việt Nam - một tổ chức chuyên giúp đỡ cho những công nhân và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan, đã đọc một tuyên bố ngắn. Tuyên bố viết “Chính phủ Việt Nam có phải là một chính phủ phục vụ vì dân, phục vụ cho nhân dân hay không? Nếu đúng như vậy thì tại sao những người lao động đến từ các nước như Indonesia, Thái Lan hay Philippines, họ chỉ phải trả mức phí từ 1.000 đến 3.000 đô la, mà người Việt chúng ta phải trả mức phí cao ngất ngưởng đến như vậy? Hay chính phủ Việt Nam là chính phủ chỉ biết quan tâm đến thuế phí, tham nhũng, o ép người dân, chỉ biết bắt tay với công ty môi giới bóc lột và hút máu của người lao động”.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, trong năm 2018, số lao động Việt ở Đài Loan là hơn 60.000 người. Đài Loan là thị trường thứ hai sau Nhật Bản về thu hút lao động Việt Nam.

Theo quy định của chính phủ Đài Loan, kể từ ngày 1/1/2017, lương cơ bản của người lao động ở Đài Loan là khoảng 21.000 Đài tệ, tương đương khoảng hơn 15 triệu đồng. Đây là mức lương cao gấp 3 thậm chí 4 lần mức lương của công nhân ở Việt Nam.

Thời gian qua có nhiều người Việt đã đến Đài Loan theo visa du lịch để lao động chui với hy vọng kiếm thu nhập khá. Một số đã bị cảnh sát Đài Loan bắt giữ và trục xuất về lại Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
20/11/2020 12:52

các thánh chỉ ở nước ngoài mà phán như đúng rồi , lại còn vui mừng vì giới trẻ nhận ra này nọ ... người trẻ như chúng tôi thấy mắc cười , đang nghĩ không biết các vị có lỗi thời quá rồi hay không ? trong khi đòi hỏi giản thể tinh gọn bộ máy nhà nước thì những công việc đấy nhà nước không tham gia kinh doanh hay quản lý trực tiếp , mà cấp phép qua các công ty môi giới lao động .
2 vai trò của các công ty môi giới : một là khi các nhà tuyển dụng nước ngoài đến việt nam , muốn tìm nhân lực thì sẽ tự đi tìm hoặc thông qua các công ty môi giới (nhưng vì các nhà tuyển dụng không thông thạo tiếng và pháp luật việt nam chẳng hạn _ sẽ thông qua môi giới để làm việc nhanh gọn và hiệu quả hơn ) đó là điều đương nhiên , như các vị ở nước ngoài , các vị trả tiền nhiều hơn thì sẽ được phục vụ tốt hơn_đó là về hướng nhà tuyển dụng .
3 . về phía người dân , có nhu cầu đi xuất khẩu lao động , nếu tiếng giỏi , biết hoàn thiện các hồ sơ thủ tục thì họ có thể làm mà , đến lúc đó số tiền môi giới sẽ rất là thấp , hai bên sẽ thông qua một công ty môi giới trung gian với mục đích là hoàn thiện pháp lý .
vì sao cần có môi giới , vì như trên , thêm vào là các bạn đi làm ở xa , ai là người theo dõi , liên lạc , báo tin khi các vấn đề xảy ra ? nhà nước có chức năng bảo hộ công dân trong và ngoài nước , phục vụ công tại quốc gia nên sẽ không thể tham gia trực tiếp quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài được ( kể cả ở trong nước cũng thế )
mấy cái người biểu tình kia á , có ngon thì đưa ra giải pháp thay thế đi , hủy bỏ cũng được vậy chúng tôi cũng là công nhân lao động ở nước khác thì ai đảm bảo quyền lợi cho chúng tôi ? là mấy ông mấy bà bình luận bên trên hả ?